Theo TS Nguyễn Thị Thanh Minh, phương pháp tiêm tế bào gốc chưa được cho phép áp dụng trên người trong giới y khoa.
Gần đây, nhiều cơ sở thẩm mỹ quảng cáo rầm rộ và khẳng định về hiệu quả thần kỳ của việc tiêm tế bào gốc vào người để làm trắng, trẻ hóa, thanh lọc cơ thể.
Không chỉ vậy, những quảng cáo này còn đi kèm với một loạt các từ ngữ khoa học như EGF (epidermal growth factor), glutathione, collagen và hàng loại giải thích rất hàn lâm nhằm khẳng định: "Tiêm tế bào gốc vào người không có tác dụng phụ, không gây nguy hiểm về sau và đảm bảo đạt được mọi hiệu quả như mong muốn".
"Ảo vì quá hoàn hảo"
Không có bất kỳ một loại thuốc hay quy trình chữa trị nào trên cơ thể mà không có tác dụng phụ. Có điều chúng vẫn được sử dụng vì tác dụng chính có lợi hơn ngay cả khi tác dụng phụ kia xảy ra.
Không ai có thể đảm bảo bất kỳ điều gì một cách chắc chắn như thế ngay cả đối với những phương pháp chữa trị y khoa lâu đời. Đặc biệt, phương pháp tiêm tế bào gốc còn chưa được cho phép trên người trong giới y khoa.
Chuột thí nghiệm còn phải trả tiền khủng
Thông thường, các nhà khoa học sẽ thí nghiệm các phương pháp y học mới trên chuột rồi mới đến người. Đó là do chuột có đến 70% gen mã hoá protein giống với người. Hơn nữa, chúng có thể chết hàng loạt mà không ai thương tiếc nếu thí nghiệm không thành công.
Mỹ là nước đi đầu về nghiên cứu tế bào gốc. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, biện pháp chữa trị dùng tế bào gốc duy nhất được Cơ Quan Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm (FDA) của Mỹ cho phép đó là ghép tuỷ sống (bone marrow transplant), và chủ yếu được sử dụng để chữa bệnh ung thư máu.
Như vậy, tất cả các quy trình tiêm tế bào gốc vào người ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, cho dù tế bào gốc đó lấy từ đâu và có nguồn gốc nào, thậm chí lấy từ chính cơ thể của bạn, thì bạn vẫn chỉ là một con chuột thí nghiệm cho quy trình chưa hề được kiểm chứng đó.
Không những thế, các nhà khoa học nếu muốn thử tiêm tế bào gốc trên người cần tuyển chọn rất kỹ và phải trả tiền để đền bù bất kỳ tổn thất về thời gian và sức khoẻ nào cho người tham gia, kèm theo bản ký kết ghi rõ khả năng tử vong của người tham gia.
Một số cuộc thử nghiệm tiêm tế bào gốc để chữa bệnh được FDA cho phép trong 1-2 năm gần đây nhưng chỉ dừng ở giai đoạn tiêm tế bào gốc vào một người khoẻ mạnh bình thường và theo dõi xem họ có chết hay không.
Không dễ thế đâu!
Hiện tại, một quy trình làm đẹp sử dụng tế bào duy nhất được FDA công nhận vào tháng 6/2011 sau 10 năm. Phương pháp này có mục đích làm dịu bớt nếp nhăn quanh miệng khi cười, tên là LaViv. Các bác sĩ sẽ lấy tế bào da có khả năng tạo collagen của chính chủ nhân từ vùng sau tai, gửi về phòng thí nghiệm để nuôi cấy từ 11-22 tuần. Sau đó, tế bào đã qua nuôi cấy được tiêm vào các đường nụ cười quanh miệng.
Việc lấy tế bào gốc từ mỡ là có thật nhưng cũng không hề đơn giản như cách các mỹ viện quảng cáo. Và khi lấy được tế bào gốc rồi thì chúng cần phải được bảo quản và xử lý rất phức tạp và nghiêm ngặt trước khi có thể tiêm vào cơ thể trở lại. Trong khi đa phần các mỹ viện đều tiêm trực tiếp tế bào mà không qua xử lý.
Không chỉ thế, khi tiêm tế bào gốc vào các vị trí khác nhau, cơ quan khác nhau trên cơ thể thì tế bào gốc còn cần phải được xử lý khác nhau nên không phải cứ mua một loại tế bào gốc nào đó là muốn tiêm vào đâu cũng được cả. Thậm chí, mỗi cơ thể khác nhau sẽ phản ứng với cùng một loại tế bào gốc khác nhau nữa nên rất khó tin khi một loại tế bào gốc nào đó có thể được sử dụng đại trà.
Không chỉ có làm đẹp, và không chỉ ở Việt Nam
Không chỉ ở Việt Nam, mà thậm chí ở Mỹ trong những năm gần đây cũng nở rộ khoảng hơn 200 viện khác nhau quảng cáo cho việc sử dụng tế bào gốc không chỉ để làm đẹp, từ việc xoá nếp nhăn, nâng ngực đến trẻ hoá âm đạo, mà còn để chữa bệnh nan y, từ chứng rối loạn phát triển não (autism) đến chứng bất lực hay bệnh Parkinson nữa.
Sau nhiều năm chịu sự phản đối và sức ép của các nhà khoa học tại Mỹ, cuối cùng thì FDA cũng đã tuyên bố tế bào gốc phải được xem là thuốc và từ bây giờ sẽ phải chịu sự quản lý nghiêm ngặt.
Do đó, FDA đã đưa ra bản luật tạm thời vào tháng 10/2015 vừa qua về việc sử dụng tế bào từ người và các sản phẩm liên quan. Đồng thời, FDA cũng mở một cuộc chưng cầu ý dân vào ngày 13/4/2016 sắp tới tại trụ sở ở thành phố Silver Spring, bang Maryland, Mỹ để mọi người quan tâm đều có thể tham gia hỏi đáp và đóng góp ý kiến về những chỉ dẫn mới này.
Treo đầu dê bán thịt chó
Theo thông tin đăng tải trên một số trang quảng cáo trên mạng của Việt Nam, thành phần của "tế bào gốc" đa phần được quảng cáo là có nguồn gốc Thuỵ Sỹ, bao gồm glutathione, EGF, collagen, hay MFIII và đi kèm một loạt danh sách các axit. Tất cả các chất này đều không phải tế bào gốc.
Ngoài ra, các loại kem bôi được quảng cáo là có tế bào gốc thì lại càng vô lý hơn nữa vì tế bào gốc cần được nuôi dưỡng trong điều kiện nghiêm ngặt mới có khả năng phát huy tác dụng.
Ngay cả khi bạn bôi hẳn tế bào gốc xịn lên da cũng đừng mong có tác dụng gì cả chứ nói chi là một tuýp kem có chứa thành phần tế bào gốc không có nguồn gốc xác đáng.
Thậm chí ngay cả những nơi quảng cáo "tế bào gốc tự thân" cũng không phải là đáng tin cậy. Bạn có dám chắc thứ mà họ lấy ra được từ người bạn là tế bào gốc không? Và thứ mà họ tiêm ngược vào người bạn có phải cùng một thứ khi họ lấy ra không? Và sau cùng, thứ đó có chắc là sẽ tốt cho cơ thể bạn ở vị trí được tiêm không?
Nguồn: Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Minh - MClub/ Zing
Gần đây, nhiều cơ sở thẩm mỹ quảng cáo rầm rộ và khẳng định về hiệu quả thần kỳ của việc tiêm tế bào gốc vào người để làm trắng, trẻ hóa, thanh lọc cơ thể.
Không chỉ vậy, những quảng cáo này còn đi kèm với một loạt các từ ngữ khoa học như EGF (epidermal growth factor), glutathione, collagen và hàng loại giải thích rất hàn lâm nhằm khẳng định: "Tiêm tế bào gốc vào người không có tác dụng phụ, không gây nguy hiểm về sau và đảm bảo đạt được mọi hiệu quả như mong muốn".
"Ảo vì quá hoàn hảo"
Không có bất kỳ một loại thuốc hay quy trình chữa trị nào trên cơ thể mà không có tác dụng phụ. Có điều chúng vẫn được sử dụng vì tác dụng chính có lợi hơn ngay cả khi tác dụng phụ kia xảy ra.
Không ai có thể đảm bảo bất kỳ điều gì một cách chắc chắn như thế ngay cả đối với những phương pháp chữa trị y khoa lâu đời. Đặc biệt, phương pháp tiêm tế bào gốc còn chưa được cho phép trên người trong giới y khoa.
Ảnh minh hoạ: Hollywoodlife. |
Chuột thí nghiệm còn phải trả tiền khủng
Thông thường, các nhà khoa học sẽ thí nghiệm các phương pháp y học mới trên chuột rồi mới đến người. Đó là do chuột có đến 70% gen mã hoá protein giống với người. Hơn nữa, chúng có thể chết hàng loạt mà không ai thương tiếc nếu thí nghiệm không thành công.
Mỹ là nước đi đầu về nghiên cứu tế bào gốc. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, biện pháp chữa trị dùng tế bào gốc duy nhất được Cơ Quan Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm (FDA) của Mỹ cho phép đó là ghép tuỷ sống (bone marrow transplant), và chủ yếu được sử dụng để chữa bệnh ung thư máu.
Như vậy, tất cả các quy trình tiêm tế bào gốc vào người ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, cho dù tế bào gốc đó lấy từ đâu và có nguồn gốc nào, thậm chí lấy từ chính cơ thể của bạn, thì bạn vẫn chỉ là một con chuột thí nghiệm cho quy trình chưa hề được kiểm chứng đó.
Không những thế, các nhà khoa học nếu muốn thử tiêm tế bào gốc trên người cần tuyển chọn rất kỹ và phải trả tiền để đền bù bất kỳ tổn thất về thời gian và sức khoẻ nào cho người tham gia, kèm theo bản ký kết ghi rõ khả năng tử vong của người tham gia.
Một số cuộc thử nghiệm tiêm tế bào gốc để chữa bệnh được FDA cho phép trong 1-2 năm gần đây nhưng chỉ dừng ở giai đoạn tiêm tế bào gốc vào một người khoẻ mạnh bình thường và theo dõi xem họ có chết hay không.
Không dễ thế đâu!
Hiện tại, một quy trình làm đẹp sử dụng tế bào duy nhất được FDA công nhận vào tháng 6/2011 sau 10 năm. Phương pháp này có mục đích làm dịu bớt nếp nhăn quanh miệng khi cười, tên là LaViv. Các bác sĩ sẽ lấy tế bào da có khả năng tạo collagen của chính chủ nhân từ vùng sau tai, gửi về phòng thí nghiệm để nuôi cấy từ 11-22 tuần. Sau đó, tế bào đã qua nuôi cấy được tiêm vào các đường nụ cười quanh miệng.
Việc lấy tế bào gốc từ mỡ là có thật nhưng cũng không hề đơn giản như cách các mỹ viện quảng cáo. Và khi lấy được tế bào gốc rồi thì chúng cần phải được bảo quản và xử lý rất phức tạp và nghiêm ngặt trước khi có thể tiêm vào cơ thể trở lại. Trong khi đa phần các mỹ viện đều tiêm trực tiếp tế bào mà không qua xử lý.
Không chỉ thế, khi tiêm tế bào gốc vào các vị trí khác nhau, cơ quan khác nhau trên cơ thể thì tế bào gốc còn cần phải được xử lý khác nhau nên không phải cứ mua một loại tế bào gốc nào đó là muốn tiêm vào đâu cũng được cả. Thậm chí, mỗi cơ thể khác nhau sẽ phản ứng với cùng một loại tế bào gốc khác nhau nữa nên rất khó tin khi một loại tế bào gốc nào đó có thể được sử dụng đại trà.
Không chỉ có làm đẹp, và không chỉ ở Việt Nam
Không chỉ ở Việt Nam, mà thậm chí ở Mỹ trong những năm gần đây cũng nở rộ khoảng hơn 200 viện khác nhau quảng cáo cho việc sử dụng tế bào gốc không chỉ để làm đẹp, từ việc xoá nếp nhăn, nâng ngực đến trẻ hoá âm đạo, mà còn để chữa bệnh nan y, từ chứng rối loạn phát triển não (autism) đến chứng bất lực hay bệnh Parkinson nữa.
Sau nhiều năm chịu sự phản đối và sức ép của các nhà khoa học tại Mỹ, cuối cùng thì FDA cũng đã tuyên bố tế bào gốc phải được xem là thuốc và từ bây giờ sẽ phải chịu sự quản lý nghiêm ngặt.
Do đó, FDA đã đưa ra bản luật tạm thời vào tháng 10/2015 vừa qua về việc sử dụng tế bào từ người và các sản phẩm liên quan. Đồng thời, FDA cũng mở một cuộc chưng cầu ý dân vào ngày 13/4/2016 sắp tới tại trụ sở ở thành phố Silver Spring, bang Maryland, Mỹ để mọi người quan tâm đều có thể tham gia hỏi đáp và đóng góp ý kiến về những chỉ dẫn mới này.
Treo đầu dê bán thịt chó
Theo thông tin đăng tải trên một số trang quảng cáo trên mạng của Việt Nam, thành phần của "tế bào gốc" đa phần được quảng cáo là có nguồn gốc Thuỵ Sỹ, bao gồm glutathione, EGF, collagen, hay MFIII và đi kèm một loạt danh sách các axit. Tất cả các chất này đều không phải tế bào gốc.
Ngoài ra, các loại kem bôi được quảng cáo là có tế bào gốc thì lại càng vô lý hơn nữa vì tế bào gốc cần được nuôi dưỡng trong điều kiện nghiêm ngặt mới có khả năng phát huy tác dụng.
Ngay cả khi bạn bôi hẳn tế bào gốc xịn lên da cũng đừng mong có tác dụng gì cả chứ nói chi là một tuýp kem có chứa thành phần tế bào gốc không có nguồn gốc xác đáng.
Thậm chí ngay cả những nơi quảng cáo "tế bào gốc tự thân" cũng không phải là đáng tin cậy. Bạn có dám chắc thứ mà họ lấy ra được từ người bạn là tế bào gốc không? Và thứ mà họ tiêm ngược vào người bạn có phải cùng một thứ khi họ lấy ra không? Và sau cùng, thứ đó có chắc là sẽ tốt cho cơ thể bạn ở vị trí được tiêm không?
Nguồn: Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Minh - MClub/ Zing
Bình luận