Vũ khí ASAT, sẽ gồm hệ thống đẩy của tên lửa Agni-5 cùng với "cỗ máy giết chóc" là hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hai tầng, yêu cầu độ cao khoảng 800 km so với mặt nước biển.
Tờ Thời báo Ấn Độ ngày 21/4 đưa tin sau khi thử nghiệm thành công tên lửa Agni-5 có tầm bắn 5.000km và đạt độ cao 600 km, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cho biết có thể chế tạo tên lửa chống vệ tinh (ASAT).
Người đứng đầu DRDO V K Saraswat nói: "Vụ phóng Agni-5 đã mở ra một thời đại mới. Ngoài phương diện về chiến lược quốc phòng thì việc phóng thành công tên lửa này cho thấy những cơ hội tuyệt vời, đó là chế tạo các vũ khí ASAT cũng như phóng các vệ tinh nhỏ và cực nhỏ."
Tuy nhiên, ông Saraswat cho biết Chính phủ Ấn Độ chưa "gật đầu" để triển khai chương trình này.
Ông nói: "Ấn Độ không kỳ vọng vào việc vũ trang ở vũ trụ. Chúng tôi chỉ nói về khả năng của mình. Không có kế hoạch cho khả năng tấn công vũ trụ."
Bối cảnh thực tế có thể buộc New Delhi phải nghĩ lại, bởi Trung Quốc từng gây "sốc" cho thế giới khi sử dụng một vũ khí ASAT để phá hủy một vệ tinh cũ hồi năm 2007.
Hôm 19/4, Ấn Độ đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo Agni-5 có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 5.000 km.
Tên lửa được phóng từ đảo Wheeler gần bờ biển phía Đông bang Orissa và rơi xuống địa điểm đã định ở vùng Ấn Độ Dương.
Tờ Thời báo Ấn Độ ngày 21/4 đưa tin sau khi thử nghiệm thành công tên lửa Agni-5 có tầm bắn 5.000km và đạt độ cao 600 km, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cho biết có thể chế tạo tên lửa chống vệ tinh (ASAT).
Vụ thử tên lửa đạn đạo Agni-5 của Ấn Độ |
Người đứng đầu DRDO V K Saraswat nói: "Vụ phóng Agni-5 đã mở ra một thời đại mới. Ngoài phương diện về chiến lược quốc phòng thì việc phóng thành công tên lửa này cho thấy những cơ hội tuyệt vời, đó là chế tạo các vũ khí ASAT cũng như phóng các vệ tinh nhỏ và cực nhỏ."
Tuy nhiên, ông Saraswat cho biết Chính phủ Ấn Độ chưa "gật đầu" để triển khai chương trình này.
Ông nói: "Ấn Độ không kỳ vọng vào việc vũ trang ở vũ trụ. Chúng tôi chỉ nói về khả năng của mình. Không có kế hoạch cho khả năng tấn công vũ trụ."
Bối cảnh thực tế có thể buộc New Delhi phải nghĩ lại, bởi Trung Quốc từng gây "sốc" cho thế giới khi sử dụng một vũ khí ASAT để phá hủy một vệ tinh cũ hồi năm 2007.
Hôm 19/4, Ấn Độ đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo Agni-5 có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 5.000 km.
Tên lửa được phóng từ đảo Wheeler gần bờ biển phía Đông bang Orissa và rơi xuống địa điểm đã định ở vùng Ấn Độ Dương.
Theo TTXVN
Bình luận