• Zalo

Ấn Độ thử nghiệm máy bay không người lái Rustom-II

Khoa học - Công nghệThứ Hai, 09/04/2018 10:24:00 +07:00Google News

Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã tiến hành bay thử mẫu chế thử máy bay không người lái độ cao trung bình, thời gian bay dài Rustom-II tại trường thử Challakere.

Theo tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ, chuyến bay thử là nhằm kiểm tra khả năng của UAV ở cấu hình với động cơ mạnh hơn và đã thành công tốt đẹp.

Rustom-II là biến thể cải tiến của Rustom-I vốn bay thử lần đầu vào tháng 10/2010. UAV này được phát triển trước hết như một hệ thống gỡ lỗi cho các UAV tiên tiến hơn.

Tuy nhiên, có tin Rustom-I cũng có thể được Hải quân Ấn Độ nhận vào trang bị để thực hiện một số nhiệm vụ hạn chế. Rustom-II do Viện Phát triển hàng không (Aeronautical Development Establishment - ADE) thuộc DRDO phát triển cùng với các công ty nhà nước Hindustan Aeronautics Limited và Bharat Electronics Limited.

Tien_Phong_Quan_su_An_Do_May_bay_khong_nguoi_lai_CJRO

Ảnh:  Jane's 

Công ty tư nhân Ấn Độ Zephyr Aerospace chế tạo khung thân cho Rustom-II, còn Phòng thí nghiệm Điện tử quân sự của DRDO phát triển hệ thống truyền dữ liệu.

Loại động cơ mới không được tiết lộ. Trước đó, Rustom-II được trang bị 2 động cơ turbine quạt 36Т công suất 100 mã lực do Liên hiệp NPO Saturn sản xuất.

Theo Jane’s Defence Weekly, mẫu chế thử Rustom-II có trọng lượng cất cánh tối đa 1.800 kg, sải cánh 20,6 m, chiều dài 9,5 m, tải trọng hữu ích 350 kg, thời gian bay liên tục hơn 24 giờ, trần bay 10.600 m, tốc độ bay tối đa 225 km/h.

Video: Sức mạnh máy bay phản lực không người lái do Việt Nam sản xuất

Để trinh sát suốt ngày đêm, Rustom-II có thể được trang bị các sensor quang học tầm trung và xa, radar khẩu độ tổng hợp, các khí tài trinh sát vô tuyến điện và điện tử. Trước đó, Ấn Độ từng tính toán phát triển biến thể vũ trang của Rustom-II có tính năng tương đương MQ-1 Predator của Mỹ.

Quân đội Ấn Độ dự kiến tích hợp các UAV của mình vào hệ thống tác chiến lấy mạng làm trung tâm và hệ thống chỉ huy chiến đấu hiện đang ở giai đoạn phát triển. Điều đó sẽ cho phép sử dụng các UAV theo các kịch bản khác nhau, từ khắc phục hậu quả thiên tai, chống nổi dậy cho đến xung đột các cấp độ và các chiến dịch bảo đảm an ninh quốc gia.

(Nguồn: Tiền Phong)
Bình luận
vtcnews.vn