(VTC News) – Đại biểu Quốc hội đã đặt thẳng vấn đề khi xử lý các vụ án dân kiện chính quyền thì trách nhiệm và sự công tâm của thẩm phán phải đặt lên hàng đầu.
Sáng 23/6, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi).
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, đây là vấn đề “dân kiện quan” ra tòa hành chính. Ở đây hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp huyện là quan cấp huyện, còn người kiện là dân.
Ông Thuyền cho rằng vấn đề cần được đặt ra là việc xét xử ở cấp huyện phải đảm bảo khách quan chứ không cần phải chuyển nên cấp tỉnh xét xử.
“Chúng ta đã tăng thẩm quyền cho tòa án cấp huyện, được xét xử đến 15 năm tù nên không thể nói là năng lực yếu. Theo tôi vấn đề là ở chỗ thẩm phán có dám đối đầu với chính quyền địa phương không chứ không phải vấn đề là đi lên huyện, lên tỉnh rất xa.
Ở Lâm Đồng có huyện lên đến tỉnh là khoảng 300 km, khoảng cách như vậy nếu giao việc xét xử khiếu kiện hành chính ở cấp huyện cho tòa án cấp tỉnh xét xử là gây khó khăn cho dân, cho nên theo tôi nên giao cho cấp huyện xét xử là đúng” – ông Thuyền nói.
Ông Thuyền cho hay, dự Luật tố tụng hành chính sửa đổi quy định về người ủy quyền đây là vấn đề rất quan trọng.
Lãnh đạo nhiều việc có thể ủy quyền nhưng phải ủy quyền cho người có trách nhiệm chứ không phải ủy quyền cho xong.
Việc lãnh đạo ủy quyền là giao cho cấp phó là người thay mặt cho trưởng để giải quyết chứ không phải đến tòa cho có mặt, đến khi có vấn đề gì cũng phải xin phép lãnh đạo thì không được.
Chia sẻ về vấn đề này, đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cho rằng, theo quy định hiện nay các khiếu kiện hành vi hành chính của UBND, chủ tịch UBND cấp huyện do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết.
“Dự luật sửa đổi theo hướng giao quyền cho tòa án cấp tỉnh giải quyết (khoản 4 điều 34), vấn đề này tôi đề nghị ban soạn thảo cân nhắc lại điều này vì Quốc hội khóa 12 đã thông qua Luật tố tụng hành chính năm 2010 là bước tiến quan trọng cải cách tư pháp mở cửa hội nhập quốc tế”, ông Nghĩa nêu quan điểm.
Tuy nhiên, việc cho rằng năng lực của các cán bộ thẩm phán cấp huyện còn hạn chế, án bị hủy cao hơn nên sửa luật điều 29,30, luật hiện hành là không thuyết phục đi ngược lại quá trình cải cách tư pháp đã được định hướng.
Trong khi đó, Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 về mở rộng thẩm quyền của tòa án cấp huyện.
Ông Nghĩa cho rằng sửa luật như trên là xây dựng luật theo hướng thụt lùi không dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn.
Hầu hết các thẩm phán cấp huyện đều có bản lĩnh lập trường rõ ràng và nên không ngại xét xử các vụ việc án hành chính của UBND, chủ tịch UBND cùng cấp khi có vi phạm.
Ông Nghĩa cho rằng việc án hành chính bị hủy cao so với các loại án khác là do một số cán bộ thiếu năng lực chứ không phải do lo sợ né tránh, điều này là năng lực thẩm phán cần đánh giá lại của một bộ phận..
“Căn cứ Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị và tình hình thực hiện vừa qua, tôi đề nghị giữ nguyên quyền xét xử án hành chính của cấp huyện như hiện nay, có như thế mới tạo điều kiện thuận lợi giảm thời gian đi lại cho nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án” – ông Nghĩa nói.
Thực tế cho thấy việc thi hành án hành chính chưa có luật quy định, chưa xác định trách nhiệm của cơ quan thi hành án nên trường hợp bản án có hiệu lực mà người đứng đầu cơ quan hành chính không tự nguyện thi hành thì cơ quan thi hành án cũng không đủ can đảm để cưỡng chế thi hành.
Hiện nay địa phương, chủ tịch UBND là trưởng ban chỉ đạo thi hành án dân sự, nếu UBND cùng cấp thi hành bản án thì tất yếu dẫn đến “vừa đá bóng vừa thổi còi”.
Do đó người dân dù có thắng kiện cũng khó được bảo đảm quyền lợi theo đúng bản án của tòa án đã tuyên nên lại gửi đơn khắp nơi gây mất lòng tin vào cán cân công lý.
Ông Nghĩa đề xuất cần sớm ban hành luật thi hành án hành chính để bản án hành chính được thi hành nghiêm minh.
Trước mắt cần tiếp tục quy định vào luật biện pháp cụ thể việc mang tính bắt buộc, buộc thi hành bản án hành chính của tòa án, trách nhiệm của người đứng đầu kể cả cách chức, thôi việc hoặc xử lý hình sự nếu cố tình không thi hành án.
Phạm Thịnh
Sáng 23/6, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi).
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, đây là vấn đề “dân kiện quan” ra tòa hành chính. Ở đây hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp huyện là quan cấp huyện, còn người kiện là dân.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền |
|
Ở Lâm Đồng có huyện lên đến tỉnh là khoảng 300 km, khoảng cách như vậy nếu giao việc xét xử khiếu kiện hành chính ở cấp huyện cho tòa án cấp tỉnh xét xử là gây khó khăn cho dân, cho nên theo tôi nên giao cho cấp huyện xét xử là đúng” – ông Thuyền nói.
Ông Thuyền cho hay, dự Luật tố tụng hành chính sửa đổi quy định về người ủy quyền đây là vấn đề rất quan trọng.
Lãnh đạo nhiều việc có thể ủy quyền nhưng phải ủy quyền cho người có trách nhiệm chứ không phải ủy quyền cho xong.
Việc lãnh đạo ủy quyền là giao cho cấp phó là người thay mặt cho trưởng để giải quyết chứ không phải đến tòa cho có mặt, đến khi có vấn đề gì cũng phải xin phép lãnh đạo thì không được.
Chia sẻ về vấn đề này, đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cho rằng, theo quy định hiện nay các khiếu kiện hành vi hành chính của UBND, chủ tịch UBND cấp huyện do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết.
“Dự luật sửa đổi theo hướng giao quyền cho tòa án cấp tỉnh giải quyết (khoản 4 điều 34), vấn đề này tôi đề nghị ban soạn thảo cân nhắc lại điều này vì Quốc hội khóa 12 đã thông qua Luật tố tụng hành chính năm 2010 là bước tiến quan trọng cải cách tư pháp mở cửa hội nhập quốc tế”, ông Nghĩa nêu quan điểm.
Tuy nhiên, việc cho rằng năng lực của các cán bộ thẩm phán cấp huyện còn hạn chế, án bị hủy cao hơn nên sửa luật điều 29,30, luật hiện hành là không thuyết phục đi ngược lại quá trình cải cách tư pháp đã được định hướng.
Trong khi đó, Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 về mở rộng thẩm quyền của tòa án cấp huyện.
Đại biểu Huỳnh Nghĩa |
Hầu hết các thẩm phán cấp huyện đều có bản lĩnh lập trường rõ ràng và nên không ngại xét xử các vụ việc án hành chính của UBND, chủ tịch UBND cùng cấp khi có vi phạm.
Ông Nghĩa cho rằng việc án hành chính bị hủy cao so với các loại án khác là do một số cán bộ thiếu năng lực chứ không phải do lo sợ né tránh, điều này là năng lực thẩm phán cần đánh giá lại của một bộ phận..
“Căn cứ Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị và tình hình thực hiện vừa qua, tôi đề nghị giữ nguyên quyền xét xử án hành chính của cấp huyện như hiện nay, có như thế mới tạo điều kiện thuận lợi giảm thời gian đi lại cho nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án” – ông Nghĩa nói.
Thực tế cho thấy việc thi hành án hành chính chưa có luật quy định, chưa xác định trách nhiệm của cơ quan thi hành án nên trường hợp bản án có hiệu lực mà người đứng đầu cơ quan hành chính không tự nguyện thi hành thì cơ quan thi hành án cũng không đủ can đảm để cưỡng chế thi hành.
Hiện nay địa phương, chủ tịch UBND là trưởng ban chỉ đạo thi hành án dân sự, nếu UBND cùng cấp thi hành bản án thì tất yếu dẫn đến “vừa đá bóng vừa thổi còi”.
Do đó người dân dù có thắng kiện cũng khó được bảo đảm quyền lợi theo đúng bản án của tòa án đã tuyên nên lại gửi đơn khắp nơi gây mất lòng tin vào cán cân công lý.
Ông Nghĩa đề xuất cần sớm ban hành luật thi hành án hành chính để bản án hành chính được thi hành nghiêm minh.
Trước mắt cần tiếp tục quy định vào luật biện pháp cụ thể việc mang tính bắt buộc, buộc thi hành bản án hành chính của tòa án, trách nhiệm của người đứng đầu kể cả cách chức, thôi việc hoặc xử lý hình sự nếu cố tình không thi hành án.
Phạm Thịnh
Bình luận