(VTC News) - Nguồn cung bất động sản hiện còn khá lớn, vì vậy việc thổi giá bất động sản sẽ khiến thị trường phát triển thiếu bền vững và hậu quả khôn lường.
Thực trạng giá tại nhiều dự án đã tăng lên rõ rệt từ cuối năm 2014, đầu năm 2015. Điều này không chỉ thể hiện tại thị trường Hà Nội, mà tại TP.HCM, theo ghi nhận của CBRE, năm 2015 phân khúc căn hộ tại TPHCM khởi đầu mạnh mẽ với 5.150 căn hộ được chào bán trong tất cả các phân khúc, tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước.
Giá chào bán đã tăng 3% – 5% so với quý trước tại một số dự án cao cấp có vị trí tốt với hệ thống cơ sở hạ tầng cải thiện và có khả năng cho thuê cao. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra trên diện rộng, ngay cả các chủ đầu tư uy tín cũng thận trọng trong việc tăng giá, họ chỉ dám tăng chậm từng đợt.
Giá chào bán trung bình của phân khúc cao cấp tăng nhẹ lên1.717 USD/m2, tăng 1,6% so với quý trước và 3,6% so với cùng kỳ năm trước.
Điều này chứng tỏ tâm lý thị trường đã được cải thiện đáng kể vì thông thường thị trường có xu hướng trầm lắng trong quý đầu tiên của năm do kỳ nghỉ Tết kéo dài.
Ông Marc Townsend, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam nhận xét về xu hướng này: “Sau nhiều năm trầm lắng của thị trường, chúng ta đã bắt đầu chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của các dự án, không những lớn hơn về quy mô, tầm vóc mà còn định vị phân khúc cao hơn và quy hoạch phức tạp hơn”.
Trong giai đoạn 2007 – 2008, khi giá bán đạt mức kỷ lục, quy mô chào bán trung bình của các dự án dao động trong khoảng 364 - 572 căn hộ cho mỗi đợt chào bán. Con số này có xu hướng giảm cùng với giá, khi giá xuống mức thấp nhất vào năm 2012, quy mô chào bán trung bình chỉ đạt 165 căn hộcho mỗi đợt chào bán.
Tuy nhiên, ngay sau khi giá bắt đầu tăng trở lại vào năm 2013, quy mô chào bán trung bình cũng rục rịch tăng theo. Kể từ cuối năm 2014, một lần nữa quy mô chào bán trung bình đạt ngưỡng gần 500 căn hộ cho mỗi đợt chào bán.
Đó là thực trạng tại thị trường bất động sản TP.HCM, còn tại thị trường Hà Nội, mức giá tăng tại những dự án "hot" được các chủ đầu tư điều chỉnh sau các đợt bán trung bình từ 7 - 9%.
Theo các chuyên gia, hiện mức giá tăng này vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Ông Marc Townsend cho biết, với mức thay đổi khiêm tốn này thì chưa cần quá lo lắng. Tuy nhiên, có một điều đáng chú ý là tại các dự án có doanh số bán chậm, hoa hồng cho môi giới lại bị điều chỉnh giảm, từ đó làm giảm sự nhiệt tình và mức độ cam kết của họ.
“Khi thị trường gặp khó khăn, môi giới địa ốc sẵn sàng gắn bó với cùng một chủ đầu tư, nhưng khi tình hình sáng sủa trở lại, họ sẽ trở nên kén chọn và chuyển sang những dự án có mức hoa hồng, ưu đãi hấp dẫn nhất từ các chủ đầu tư khác. Vì vậy, trong năm 2015, khi thị trường nhà ở dần hồi phục thì những môi giới giỏi sẽ được các đơn vị săn đầu người tiếp cận ráo riết nhất” – ông Marc Townsend cho biết.
Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội cũng chia sẻ với phóng viên VTC News, việc tăng giá bán theo đợt của chủ đầu tư bất động sản là một chiến lược bán hàng bình thường.
Thực tế, những người mua đợt đầu được mua với mức giá rẻ hơn là điều bình thường. Vị này phân tích: "Mua đợt đầu khách hàng sẽ phải đóng tiền sớm hơn những người khác và tất nhiên mức độ rủi ro của đầu tư cho dự án cũng cao hơn những người mua sau".
Ông Lê Minh Dũng, Giám đốc đầu tư của CBRE cũng cho rằng, trong quý vừa rồi, có hiện tượng đẩy giá và đầu cơ, thường xảy ra ở những dự án đã hoàn thiện, đi vào sử dụng. Việc đẩy giá là hoàn toàn bình thường. Cuối năm trước khi thị trường có dấu hiệu phục hồi, nhà đầu tư không nghĩ thị trường sẽ tiếp tục “rơi” nên họ mua vào là tất yếu.
Ở một góc độ khác, GS Đặng Hùng Võ bày tỏ quan điểm, việc tăng giá bán nhà theo đợt là chiến lược của các chủ đầu tư. Tuy nhiên, điều quan trọng là họ phải công khai, minh bạch giá bán.
Thực tế, điều này đang được các chủ đầu tư biến hoá khá nhiều, dẫn đến việc chênh "khủng" tại nhiều dự án.
Cụ thể, thay vì mở bán đợt 1 công khai về giá và số lượng căn hộ, thì hầu hết khách hàng mua nhà đợt 1 đều không thể tiếp cận nguồn hàng và đợt 1 dường như chủ đầu tư đã quyết định sẵn khách hàng của mình với những "suất ngoại giao".
Sự không minh bạch này đã khiến cho thị trường bị làm giá, người mua ngán ngẩm vì dù hàng nhiều, nhưng muốn mua rẻ phải mua chênh.
Còn theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành thì việc tăng giá bán thời điểm này như con dao hai lưỡi, bởi nguồn cung căn hộ trên thị trường còn rất nhiều, nếu tăng giá chỉ tạo cơ hội cho các nhà đầu tư thứ cấp “đẩy” hàng chứ không hẳn là cơ hội bán hàng của mình.
Thực tế, tại nhiều dự án hiện nay, dù mức giá được đẩy lên cao nhưng lại không có giao dịch. Chủ yếu là việc mua đi bán lại giữa giới đầu cơ khác nhau.
Còn theo lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản, việc "thổi giá" bất động sản trong thời gian vừa qua là một chiêu của giới tạo lập bất động sản.
Cụ thể, với đội ngũ môi giới hùng hậu cùng chiến dịch quảng bá truyền thông, họ đã tự đẩy giá và xác lập một mức giá cao hơn so với thực tế, tạo "sốt ảo" và dùng những chiêu bài như "hết hàng" hoặc giá sẽ tăng cao vào đợt mở bán sau, thậm chí không ngần ngại tung tin "nhiều người đã lãi hàng trăm triệu đồng nhờ đầu tư sớm",...
"Tôi cho rằng trên bình diện thị trường hiện nay, với nguồn cung dồi dào, khó có thể xảy ra sốt giá căn hộ. Vì vậy, người mua nhà nên cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền, tránh mắc bẫy của giới "cò đất" cũng như chiêu trò của chủ đầu tư", vị lãnh đạo này đưa ra lời khuyên.
Thực tế, dù mức đẩy giá tại thời điểm hiện tại vẫn được đánh giá là "trong ngưỡng an toàn", nhưng theo giới đầu tư địa ốc, nếu thị trường tiếp tục bị đẩy giá, hiện tượng "vỡ bong bóng" như giai đoạn 2011 - 2012 sẽ lại xảy ra và niềm tin của người mua nhà sẽ khó lấy lại.
Châu Anh
Thực trạng giá tại nhiều dự án đã tăng lên rõ rệt từ cuối năm 2014, đầu năm 2015. Điều này không chỉ thể hiện tại thị trường Hà Nội, mà tại TP.HCM, theo ghi nhận của CBRE, năm 2015 phân khúc căn hộ tại TPHCM khởi đầu mạnh mẽ với 5.150 căn hộ được chào bán trong tất cả các phân khúc, tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước.
Giá chào bán đã tăng 3% – 5% so với quý trước tại một số dự án cao cấp có vị trí tốt với hệ thống cơ sở hạ tầng cải thiện và có khả năng cho thuê cao. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra trên diện rộng, ngay cả các chủ đầu tư uy tín cũng thận trọng trong việc tăng giá, họ chỉ dám tăng chậm từng đợt.
Mức giá tăng tại những dự án "hot" được các chủ đầu tư điều chỉnh sau các đợt bán trung bình từ 7 - 9%. |
Điều này chứng tỏ tâm lý thị trường đã được cải thiện đáng kể vì thông thường thị trường có xu hướng trầm lắng trong quý đầu tiên của năm do kỳ nghỉ Tết kéo dài.
Ông Marc Townsend, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam nhận xét về xu hướng này: “Sau nhiều năm trầm lắng của thị trường, chúng ta đã bắt đầu chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của các dự án, không những lớn hơn về quy mô, tầm vóc mà còn định vị phân khúc cao hơn và quy hoạch phức tạp hơn”.
Trong giai đoạn 2007 – 2008, khi giá bán đạt mức kỷ lục, quy mô chào bán trung bình của các dự án dao động trong khoảng 364 - 572 căn hộ cho mỗi đợt chào bán. Con số này có xu hướng giảm cùng với giá, khi giá xuống mức thấp nhất vào năm 2012, quy mô chào bán trung bình chỉ đạt 165 căn hộcho mỗi đợt chào bán.
Tuy nhiên, ngay sau khi giá bắt đầu tăng trở lại vào năm 2013, quy mô chào bán trung bình cũng rục rịch tăng theo. Kể từ cuối năm 2014, một lần nữa quy mô chào bán trung bình đạt ngưỡng gần 500 căn hộ cho mỗi đợt chào bán.
Đó là thực trạng tại thị trường bất động sản TP.HCM, còn tại thị trường Hà Nội, mức giá tăng tại những dự án "hot" được các chủ đầu tư điều chỉnh sau các đợt bán trung bình từ 7 - 9%.
Theo các chuyên gia, hiện mức giá tăng này vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Ông Marc Townsend cho biết, với mức thay đổi khiêm tốn này thì chưa cần quá lo lắng. Tuy nhiên, có một điều đáng chú ý là tại các dự án có doanh số bán chậm, hoa hồng cho môi giới lại bị điều chỉnh giảm, từ đó làm giảm sự nhiệt tình và mức độ cam kết của họ.
“Khi thị trường gặp khó khăn, môi giới địa ốc sẵn sàng gắn bó với cùng một chủ đầu tư, nhưng khi tình hình sáng sủa trở lại, họ sẽ trở nên kén chọn và chuyển sang những dự án có mức hoa hồng, ưu đãi hấp dẫn nhất từ các chủ đầu tư khác. Vì vậy, trong năm 2015, khi thị trường nhà ở dần hồi phục thì những môi giới giỏi sẽ được các đơn vị săn đầu người tiếp cận ráo riết nhất” – ông Marc Townsend cho biết.
Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội cũng chia sẻ với phóng viên VTC News, việc tăng giá bán theo đợt của chủ đầu tư bất động sản là một chiến lược bán hàng bình thường.
Thực tế, những người mua đợt đầu được mua với mức giá rẻ hơn là điều bình thường. Vị này phân tích: "Mua đợt đầu khách hàng sẽ phải đóng tiền sớm hơn những người khác và tất nhiên mức độ rủi ro của đầu tư cho dự án cũng cao hơn những người mua sau".
Ông Lê Minh Dũng, Giám đốc đầu tư của CBRE cũng cho rằng, trong quý vừa rồi, có hiện tượng đẩy giá và đầu cơ, thường xảy ra ở những dự án đã hoàn thiện, đi vào sử dụng. Việc đẩy giá là hoàn toàn bình thường. Cuối năm trước khi thị trường có dấu hiệu phục hồi, nhà đầu tư không nghĩ thị trường sẽ tiếp tục “rơi” nên họ mua vào là tất yếu.
Ở một góc độ khác, GS Đặng Hùng Võ bày tỏ quan điểm, việc tăng giá bán nhà theo đợt là chiến lược của các chủ đầu tư. Tuy nhiên, điều quan trọng là họ phải công khai, minh bạch giá bán.
Thực tế, điều này đang được các chủ đầu tư biến hoá khá nhiều, dẫn đến việc chênh "khủng" tại nhiều dự án.
Cụ thể, thay vì mở bán đợt 1 công khai về giá và số lượng căn hộ, thì hầu hết khách hàng mua nhà đợt 1 đều không thể tiếp cận nguồn hàng và đợt 1 dường như chủ đầu tư đã quyết định sẵn khách hàng của mình với những "suất ngoại giao".
Sự không minh bạch này đã khiến cho thị trường bị làm giá, người mua ngán ngẩm vì dù hàng nhiều, nhưng muốn mua rẻ phải mua chênh.
Còn theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành thì việc tăng giá bán thời điểm này như con dao hai lưỡi, bởi nguồn cung căn hộ trên thị trường còn rất nhiều, nếu tăng giá chỉ tạo cơ hội cho các nhà đầu tư thứ cấp “đẩy” hàng chứ không hẳn là cơ hội bán hàng của mình.
Thực tế, tại nhiều dự án hiện nay, dù mức giá được đẩy lên cao nhưng lại không có giao dịch. Chủ yếu là việc mua đi bán lại giữa giới đầu cơ khác nhau.
Còn theo lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản, việc "thổi giá" bất động sản trong thời gian vừa qua là một chiêu của giới tạo lập bất động sản.
Cụ thể, với đội ngũ môi giới hùng hậu cùng chiến dịch quảng bá truyền thông, họ đã tự đẩy giá và xác lập một mức giá cao hơn so với thực tế, tạo "sốt ảo" và dùng những chiêu bài như "hết hàng" hoặc giá sẽ tăng cao vào đợt mở bán sau, thậm chí không ngần ngại tung tin "nhiều người đã lãi hàng trăm triệu đồng nhờ đầu tư sớm",...
"Tôi cho rằng trên bình diện thị trường hiện nay, với nguồn cung dồi dào, khó có thể xảy ra sốt giá căn hộ. Vì vậy, người mua nhà nên cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền, tránh mắc bẫy của giới "cò đất" cũng như chiêu trò của chủ đầu tư", vị lãnh đạo này đưa ra lời khuyên.
Thực tế, dù mức đẩy giá tại thời điểm hiện tại vẫn được đánh giá là "trong ngưỡng an toàn", nhưng theo giới đầu tư địa ốc, nếu thị trường tiếp tục bị đẩy giá, hiện tượng "vỡ bong bóng" như giai đoạn 2011 - 2012 sẽ lại xảy ra và niềm tin của người mua nhà sẽ khó lấy lại.
Châu Anh
Bình luận