(VTC News) – Chuyên gia cho rằng, phải bêu danh trên truyền hình việc ăn cắp giờ công cho thấy thói làm giả ăn thật của một bộ phận công chức, viên chức.
- Trước tình trạng nhiều cán bộ, công chức đi trễ về sớm…, tỉnh Quảng Trị thực hiện chủ trương ghi hình những cán bộ vi phạm để phát lên sóng Đài phát thanh truyền hình tỉnh. Ông thấy chủ trương này thế nào?
Tôi cho rằng đó là giải pháp cuối cùng người ta phải sử dụng đến khi lòng tự trọng, tinh thần kỉ luật của một bộ phận công chức, viên chức đã xuống thấp tới mức mà nếu không có một chế độ theo dõi, kiểm soát chặt chẽ thì dở.
Nó biến họ thành những học trò “hư” bị xử lý, kỉ luật, bị bêu gương và chỉ có làm như vậy mới hi vọng lập lại được trật tự. Đó là việc không ai muốn làm, nhưng vẫn phải làm. Điều đó cho thấy đạo đức công vụ xuống cấp trầm trọng đến mức không thể thương được.
Đó là một trong những biện pháp có tính chất kiên quyết để lấy lại trật tự, đạo đức công vụ của cơ quan công quyền. Những hoạt động tương tự như vậy nếu được nhân rộng, phổ quát ở nhiều khu vực hơn, trong một cộng đồng rộng lớn hơn đặc biệt với những người làm công ăn lương có thể sẽ làm lành mạnh hóa hơn bầu không khí lao động của cả tập thể.
- Vì sao lại xảy ra tình trạng “ăn cắp giờ công”, thưa ông?
Chỉ ở “khu vực” Nhà nước mới thế chứ tư nhân không có chuyện đó đâu bởi vì họ kiểm soát con người bằng tiền lương, bằng sự ghi nhận, chấm công, sát phạt chứ không có chuyện “vui vẻ cả” như ở khu vực Nhà nước.
Từ trước đến nay, chuyện công bằng trong việc đánh giá, chuyện nước chảy bèo trôi, làm việc không tính đến kết quả…là một hệ lụy kéo dài. Ở bình diện khác, nó cho thấy cơ chế của khu vực này là một vấn đề nhạy cảm.
Nhiều cơ quan cứ kêu thiếu nhân lực, nhưng kì thực công việc vẫn chưa tạo được áp lực để người ta phải làm đêm, làm ngày cho xong.
Thậm chí, họ có thời gian hoàn thành hẳn hoi, nhưng luôn tìm cách biến nó thành việc ngoài giờ để nhận thêm thù lao, tiền công còn giờ chính thức hoặc làm việc riêng, hoặc lồng ghép để làm việc của mình tại cơ quan công quyền Nhà nước.
Trên thực tế, điều đó cho thấy làm ở khu vực Nhà nước vẫn béo bở nên người ta mới bám lấy thế. Chuyện đánh giá hiệu suất công việc mang tính “vui vẻ”, huề cả làng nên người ta mới bám vào đó đông như vậy.
- Sự khác biệt lớn nhất trong việc quản lý nhân sự giữa các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài với các cơ quan Nhà nước là gì?
Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân quản lý con người theo kết quả công việc, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng nên tính chính xác hóa trong việc thực hành nhiệm vụ cao và kỉ luật hình thức từ giờ giấc cho tới lề thói nghiêm hơn.
Họ không chỉ tính đến kết quả cuối cùng mà bỏ qua kỉ luật thường ngày. Sở dĩ họ làm được “căng” như vậy là vì chế độ đãi ngộ, thù lao họ đưa ra khá tương xứng.
Như báo chí từng ví von rất đau xót, tiền lương tối thiểu của công chức giờ như một chiếc dây lưng vừa chật, vừa nhỏ siết chặt lấy một anh bụng phệ. Đây là câu chuyện có thật và nó tác động tới thói làm giả ăn thật của một bộ phận công chức, viên chức.
- Có ý kiến cho rằng bêu danh trên truyền hình như thế chẳng khác nào “làm nhục” người khác?
Đây là việc làm cực chẳng đã. Lâu nay chúng ta vẫn cho rằng ở các nhà trẻ nên đặt camera để phụ huynh dễ theo dõi các hành vi của cô giáo.
Ai cũng biết điều đó xâm phạm tới tự do cá nhân. Nhưng một khi kỉ luật không được tôn trọng, đạo đức công vụ xuống cấp thì người ta buộc phải làm cái việc cực chẳng đã đó. Biện pháp này có tính chất như thực thi chế độ “mật thám” và chẳng ai muốn làm cả.
Tôi dám chắc không có khu vực nào triển khai chủ trương này liên tục cả. Người ta chỉ làm bước đầu để có tính răn đe, nêu gương. Còn khi người ta đã nghiêm túc rồi thì chẳng ai còn muốn làm thế nữa.
- Nhiều người cho rằng tương tự như việc xử lý mũ bảo hiểm dỏm, sau một thời gian ngừng giám sát, mọi việc đâu sẽ hoàn đó?
Khi những vấn đề căn cơ chưa giải quyết được như đội ngũ nhân viên công quyền đông hơn số lượng công việc, chế độ đãi ngộ chưa tương xứng hay có quá nhiều người bám vào Nhà nước…thì cũng khó nói trước lắm.
Nếu như mô hình quản lý của các công ty tư nhân, tổ chức nước ngoài mà được ứng dụng vào khu vực Nhà nước thì chúng ta hoàn toàn có quyền hi vọng chất lượng công vụ của nước ta cao lên.
- Liệu có xảy ra trường hợp công chức đứng ra “xin xỏ” khi bị ghi hình lúc ăn cắp giờ công?
Nếu vì cả nể hoặc vì chuyện nọ, chuyện kia mà “tha” cho họ thì phải nói rằng chính các bậc cầm cân nảy mực cũng không xứng đáng cầm cân nảy mực.
Như vậy, căn bệnh “ăn cắp giờ công” này không chỉ loang ở những người bị quản lý mà còn ở cả các nhà quản lý. Câu chuyện này càng cho thấy lề thói trên đã ăn sâu vào tiềm thức, “lục phủ, ngũ tạng” của người ta rồi.
- Vậy thì gốc rễ của thói “ăn cắp giờ công” là ở đâu?
Gốc rễ là ở chỗ người ta chưa đánh giá con người theo chất lượng, hiệu quả công việc thực sự. Sự công bằng, ở đâu đó vẫn chưa có. Đó là cái bệnh của cơ chế.
Muốn ngăn chặn triệt để tình trạng này, phải triển khai các biện pháp như trên ở mọi nơi, mọi lúc, duy trì trong một thời gian dài và xây dựng lại tinh thần, kỉ luật, tự ái, tự trọng, ý thức trách nhiệm và xem đó như là phẩm chất đạo đức của công chức.
- Mới đây, thư của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cũng bị ngâm tới 30 ngày. Ông đánh giá thế nào về tác phong làm việc của công chức Hà Nội? Ở Hà Nội có nên áp dụng chủ trương trên?
Đó chỉ là một ví dụ nhỏ trong hàng loạt ví dụ lớn khác. Lề thói đó Bí thư thành ủy Hà Nội đã nói ra được thì ông Phạm Quang Nghị hoàn toàn có thể chỉ đạo trực tiếp cách khắc phục, xử lý. Vấn đề ở đây chỉ là người ta có muốn làm triệt để hay không thôi.
Còn nhớ lần ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cho hay chạy biên chế ở Hà Nội không dưới 100 triệu đồng rồi Sở Nội vụ vào cuộc điều tra, kết luận đó chỉ là phát biểu dựa trên tin đồn…
Người ta cũng chẳng kỉ luật ai hay làm rõ ông Dực có nói bậy hay không. Xung quanh câu chuyện này, tôi cho rằng người ta mới chỉ xới lên thôi chứ chưa tìm đến con đường cần thiết phải làm đó là: Đổi mới tinh thần kỉ luật hay đổi mới toàn bộ hệ thống.
Lương công chức không đủ ăn mà người ta vẫn tranh nhau vào, nói trắng ra phải có mối lợi và người ta phải tìm lại thu nhập ở đâu đó để bù cho chỗ không đủ ăn. Thậm chí để tốt hơn đủ ăn người ta phải tranh giành nhau như thế.
Ăn cắp giờ công chỉ là một chuyện cho thấy chúng ta đang thừa lao động mà không thể thải loại được ai. Thậm chí người ta vẫn xông vào đó và vẫn nhặt nhạnh được quyền lợi, tiền bạc.
Ở Hà Nội nên thanh kiểm tra chéo giữa các ban, ngành và không được công khai đơn vị thanh tra vì nếu biết, có thể họ sẽ mua. Nên bỏ qua chuyện “thí điểm”, chỉ làm ở một vài nơi còn những nơi khác không đếm xỉa gì tới.
Xin cảm ơn ông!
PGS-TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận Xã hội (Viện Xã hội học) vừa nêu quan điểm về việc bêu danh trên truyền hình công chức ăn cắp giờ công.
- Trước tình trạng nhiều cán bộ, công chức đi trễ về sớm…, tỉnh Quảng Trị thực hiện chủ trương ghi hình những cán bộ vi phạm để phát lên sóng Đài phát thanh truyền hình tỉnh. Ông thấy chủ trương này thế nào?
Tôi cho rằng đó là giải pháp cuối cùng người ta phải sử dụng đến khi lòng tự trọng, tinh thần kỉ luật của một bộ phận công chức, viên chức đã xuống thấp tới mức mà nếu không có một chế độ theo dõi, kiểm soát chặt chẽ thì dở.
Nó biến họ thành những học trò “hư” bị xử lý, kỉ luật, bị bêu gương và chỉ có làm như vậy mới hi vọng lập lại được trật tự. Đó là việc không ai muốn làm, nhưng vẫn phải làm. Điều đó cho thấy đạo đức công vụ xuống cấp trầm trọng đến mức không thể thương được.
PGS-TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận Xã hội (Viện Xã hội học) - Ảnh: Internet |
- Vì sao lại xảy ra tình trạng “ăn cắp giờ công”, thưa ông?
Chỉ ở “khu vực” Nhà nước mới thế chứ tư nhân không có chuyện đó đâu bởi vì họ kiểm soát con người bằng tiền lương, bằng sự ghi nhận, chấm công, sát phạt chứ không có chuyện “vui vẻ cả” như ở khu vực Nhà nước.
Từ trước đến nay, chuyện công bằng trong việc đánh giá, chuyện nước chảy bèo trôi, làm việc không tính đến kết quả…là một hệ lụy kéo dài. Ở bình diện khác, nó cho thấy cơ chế của khu vực này là một vấn đề nhạy cảm.
Nhiều cơ quan cứ kêu thiếu nhân lực, nhưng kì thực công việc vẫn chưa tạo được áp lực để người ta phải làm đêm, làm ngày cho xong.
Thậm chí, họ có thời gian hoàn thành hẳn hoi, nhưng luôn tìm cách biến nó thành việc ngoài giờ để nhận thêm thù lao, tiền công còn giờ chính thức hoặc làm việc riêng, hoặc lồng ghép để làm việc của mình tại cơ quan công quyền Nhà nước.
Trên thực tế, điều đó cho thấy làm ở khu vực Nhà nước vẫn béo bở nên người ta mới bám lấy thế. Chuyện đánh giá hiệu suất công việc mang tính “vui vẻ”, huề cả làng nên người ta mới bám vào đó đông như vậy.
- Sự khác biệt lớn nhất trong việc quản lý nhân sự giữa các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài với các cơ quan Nhà nước là gì?
Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân quản lý con người theo kết quả công việc, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng nên tính chính xác hóa trong việc thực hành nhiệm vụ cao và kỉ luật hình thức từ giờ giấc cho tới lề thói nghiêm hơn.
Họ không chỉ tính đến kết quả cuối cùng mà bỏ qua kỉ luật thường ngày. Sở dĩ họ làm được “căng” như vậy là vì chế độ đãi ngộ, thù lao họ đưa ra khá tương xứng.
Như báo chí từng ví von rất đau xót, tiền lương tối thiểu của công chức giờ như một chiếc dây lưng vừa chật, vừa nhỏ siết chặt lấy một anh bụng phệ. Đây là câu chuyện có thật và nó tác động tới thói làm giả ăn thật của một bộ phận công chức, viên chức.
|
Đây là việc làm cực chẳng đã. Lâu nay chúng ta vẫn cho rằng ở các nhà trẻ nên đặt camera để phụ huynh dễ theo dõi các hành vi của cô giáo.
Ai cũng biết điều đó xâm phạm tới tự do cá nhân. Nhưng một khi kỉ luật không được tôn trọng, đạo đức công vụ xuống cấp thì người ta buộc phải làm cái việc cực chẳng đã đó. Biện pháp này có tính chất như thực thi chế độ “mật thám” và chẳng ai muốn làm cả.
Tôi dám chắc không có khu vực nào triển khai chủ trương này liên tục cả. Người ta chỉ làm bước đầu để có tính răn đe, nêu gương. Còn khi người ta đã nghiêm túc rồi thì chẳng ai còn muốn làm thế nữa.
- Nhiều người cho rằng tương tự như việc xử lý mũ bảo hiểm dỏm, sau một thời gian ngừng giám sát, mọi việc đâu sẽ hoàn đó?
Khi những vấn đề căn cơ chưa giải quyết được như đội ngũ nhân viên công quyền đông hơn số lượng công việc, chế độ đãi ngộ chưa tương xứng hay có quá nhiều người bám vào Nhà nước…thì cũng khó nói trước lắm.
Nếu như mô hình quản lý của các công ty tư nhân, tổ chức nước ngoài mà được ứng dụng vào khu vực Nhà nước thì chúng ta hoàn toàn có quyền hi vọng chất lượng công vụ của nước ta cao lên.
- Liệu có xảy ra trường hợp công chức đứng ra “xin xỏ” khi bị ghi hình lúc ăn cắp giờ công?
Nếu vì cả nể hoặc vì chuyện nọ, chuyện kia mà “tha” cho họ thì phải nói rằng chính các bậc cầm cân nảy mực cũng không xứng đáng cầm cân nảy mực.
Như vậy, căn bệnh “ăn cắp giờ công” này không chỉ loang ở những người bị quản lý mà còn ở cả các nhà quản lý. Câu chuyện này càng cho thấy lề thói trên đã ăn sâu vào tiềm thức, “lục phủ, ngũ tạng” của người ta rồi.
Trước tình trạng nhiều cán bộ, công chức đi trễ về sớm…, tỉnh Quảng Trị thực hiện chủ trương ghi hình những cán bộ vi phạm để phát lên sóng Đài phát thanh truyền hình tỉnh (Ảnh: Internet) |
- Vậy thì gốc rễ của thói “ăn cắp giờ công” là ở đâu?
Gốc rễ là ở chỗ người ta chưa đánh giá con người theo chất lượng, hiệu quả công việc thực sự. Sự công bằng, ở đâu đó vẫn chưa có. Đó là cái bệnh của cơ chế.
Muốn ngăn chặn triệt để tình trạng này, phải triển khai các biện pháp như trên ở mọi nơi, mọi lúc, duy trì trong một thời gian dài và xây dựng lại tinh thần, kỉ luật, tự ái, tự trọng, ý thức trách nhiệm và xem đó như là phẩm chất đạo đức của công chức.
- Mới đây, thư của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cũng bị ngâm tới 30 ngày. Ông đánh giá thế nào về tác phong làm việc của công chức Hà Nội? Ở Hà Nội có nên áp dụng chủ trương trên?
|
Còn nhớ lần ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cho hay chạy biên chế ở Hà Nội không dưới 100 triệu đồng rồi Sở Nội vụ vào cuộc điều tra, kết luận đó chỉ là phát biểu dựa trên tin đồn…
Người ta cũng chẳng kỉ luật ai hay làm rõ ông Dực có nói bậy hay không. Xung quanh câu chuyện này, tôi cho rằng người ta mới chỉ xới lên thôi chứ chưa tìm đến con đường cần thiết phải làm đó là: Đổi mới tinh thần kỉ luật hay đổi mới toàn bộ hệ thống.
Lương công chức không đủ ăn mà người ta vẫn tranh nhau vào, nói trắng ra phải có mối lợi và người ta phải tìm lại thu nhập ở đâu đó để bù cho chỗ không đủ ăn. Thậm chí để tốt hơn đủ ăn người ta phải tranh giành nhau như thế.
Ăn cắp giờ công chỉ là một chuyện cho thấy chúng ta đang thừa lao động mà không thể thải loại được ai. Thậm chí người ta vẫn xông vào đó và vẫn nhặt nhạnh được quyền lợi, tiền bạc.
Ở Hà Nội nên thanh kiểm tra chéo giữa các ban, ngành và không được công khai đơn vị thanh tra vì nếu biết, có thể họ sẽ mua. Nên bỏ qua chuyện “thí điểm”, chỉ làm ở một vài nơi còn những nơi khác không đếm xỉa gì tới.
Xin cảm ơn ông!
Minh Quân
Bình luận