• Zalo

AN 26 VN đã bay tìm, 16 máy bay, tàu khác sẵn sàng

Thời sựThứ Bảy, 08/03/2014 12:59:00 +07:00Google News

(VTC News) - Theo thng tin mới nhất, AN 26 VN đ bay tm, 16 my bay, tu khc sẵn sng cất cnh khi pht hiện được vị tr my bay của Malaysia rơi.

Văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN cho biết, sau khi nhận lệnh của Bộ Quốc phòng lúc 13h, 14h27 trưa 8/3, một máy bay AN 26 của Quân chủng Phòng không Không quân đã được lệnh cất cánh từ Tân Sơn Nhất đi tìm kiếm chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines bị mất tích.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang bố trí 7 máy bay khác gồm: 1 AN 26, 2 trực thăng Mi 171 (tại Tân Sơn Nhất), 2 Mi 171 (tại Đà Nẵng), 2 trực thăng SUPER của Tổng công ty bay trực thăng Việt Nam sẵn sàng làm nhiệm vụ.

Ngoài ra có 9 tàu gồm 5 chiếc của Hải quân ở Phú Quốc, 2 tàu Cảnh sát biển (ở Phú Quốc và Hòn Khoai) cùng 2 tàu cứu hộ, cứu nạn SAR 272 và 413 của Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam cũng sẵn sàng đợi lệnh đi tìm kiếm.

Theo kế hoạch TKCN của Cục Hàng không Việt Nam, máy bay AN 26 bay tìm kiếm và các trực thăng sẵn sàng cất cánh khi phát hiện được vị trí máy bay của Malaysia rơi.

Trước đó, vào lúc 11h, Chuẩn đô đốc Ngô Văn Phát, chính ủy Hải Quân vùng 5, cho Tuổi trẻ biết, Hải quân vùng 5 xác định có thể vị trí máy bay của Hãng hàng không Malaysia bị rơi tại vùng biển tiếp giáp giữa VN và Malaysia, cách đảo Thổ Chu, Phú Quốc (Kiên Giang) khoảng 153 hải lý (khoảng 300km).
>> Danh sách công dân các nước trên chuyến bay bị mất tích 

Ngay sau khi nhận thông tin trên, Bộ chỉ huy Hải Quân vùng 5 đã chuẩn bị lực lượng, các phương tiện cứu hộ, sẵn sàng chờ lệnh rời căn cứ Hải quân vùng tại đảo Phú Quốc để cứu hộ.

“Do tại đảo Thổ Chu có lực lượng Hải Quân đóng nhưng hiện không có tàu nào của lực lượng Hải Quân vùng 5 đang làm nhiệm vụ ở vùng biển này nên phải điều tàu từ căn cứ Phú Quốc”, ông Phát nói.
Cũng theo ông Phát khoảng cách dự đoán máy báy Malaysia rơi cách lực lượng Hải Quân vùng 5 khoảng 400km, với tốc độ hiện tại của tầu hiện đại nhất cũng mất vài chục tiếng để ra đến nơi.
Ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - thông tin, theo yêu cầu từ Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Quân chủng Phòng không không quân đã sẵn sàng điều máy bay lên đường tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích. Vùng tìm kiếm ưu tiên sẽ là nơi cuối cùng máy bay mất tín hiệu.

Người thân nạn nhân ở Trung Quốc khóc khi biết máy bay đã mất tích - Ảnh: The Star 
Cũng trong sáng nay, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cà Mau đã phát đi thông báo khẩn, đề nghị tất cả ngư dân đang đánh bắt cá trên vùng biển Cà Mau, khi phát hiện máy bay rơi hoặc dấu hiệu bất thường, khả nghi, báo cáo ngay về các đồn biên phòng địa phương hoặc ngành chức năng Cà Mau.
12h trưa 8/3, trả lời phỏng vấn của phóng viên VTC News, ông Phạm Hoài Giang, Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết: “Tôi xin khẳng định máy bay của Malaysia bị rơi chứ không phải mất tích. Nó bị rơi ở vị trí không thuộc lãnh hải hay không phận của Việt Nam”.
“Chúng tôi đã chỉ đạo, huy động các lực lượng của Bộ Quốc phòng: Phòng không không quân, hải quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng tăng cường dùng radar theo dõi, nắm tình hình và sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng cứu khi phía bạn có yêu cầu.  Hiện phía Malaysia đang sử dụng máy bay tầm thấp và tàu để tìm kiếm cứu nạn và họ chưa có yêu cầu gì, nhờ tới sự trợ giúp của các lực lượng ở Việt Nam”, ông Giang nói.


11h, trả lời phóng viên VTC News, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phạm Quý Tiêu cũng khẳng định, mặc dù máy bay đó chưa tới vùng trách nhiệm của Việt Nam nhưng ngay khi nhận được thông tin, Việt Nam đã lập tức phối hợp với Malaysia để tổ chức tìm kiếm. 
"Hiện giờ chưa thể biết vì sao máy bay MH370 lại bị mất tín hiệu và phải chờ kết quả điều tra. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là giờ đã quá giờ máy bay hạ cánh, máy bay chắc đã hết nhiên liệu nên hẳn đã xảy ra sự cố gì đó. Chúng tôi cho rằng đã xảy ra sự cố còn mức độ thiệt hại tới đâu thì chưa thể bình luận”, ông Tiêu nói.
>>Người thân quằn quại tuyệt vọng chờ tin tai nạn máy bay
Liên quan đến các hành khách trên chuyến bay định mệnh này, tờ Caixin của Trung Quốc đưa tin, trên máy bay được cho là có nhiều Phật tử trở về Trung Quốc sau khi tham dự một Đại lễ cầu nguyện được tổ chức tại Kuala Lumpur hôm 2/3.
Đại lễ này có sự tham dự của 30.000 Phật tử trên khắp thế giới. Một người dùng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc cho biết, đã gặp khoảng 100 Phật tử đến từ Bắc Kinh khi tham gia Đại lễ.

Theo đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, Trung Quốc đã triển khai 2 tàu cứu hộ vào Biển Đông, bắt đầu cuộc tìm kiếm, sau khi mọi nỗ lực liên lạc đều vô vọng.

Việt Nam và Malaysia cũng đang phối hợp cùng tìm kiếm trên biên giới vùng trời giữa hai nước. Phía Việt Nam đã cho phép tàu bay của Singapore vào không phận Việt Nam để tìm kiếm máy bay mất tích; lập kế hoạch cho Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn quốc gia phối hợp với Malaysia. 
Một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển nhận định, máy bay rơi xuống biển, cách xa đất liền thì công tác cứu hộ cứu nạn rất khó khăn, tốn nhiều thời gian và phải huy động cả phương tiện kỹ thuật hiện đại. Khả năng sống sót của hành khách cũng rất thấp. 

Một chiếc máy bay Boeing 777-200, loại tương tự chiếc bị mất tích hôm nay.

Trước đó, chuyến bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia dự kiến tới Bắc Kinh nhưng đã mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu vào khoảng 2h40 sáng nay, sau khi rời thủ đô Kuala Lumpur. Thông cáo của Malaysia Airlines (MAS) phát đi cho thấy, chiếc máy bay Boeing 777-200 cất cánh rời Kuala Lumpur vào 0h41 và dự kiến tới Bắc Kinh vào 6h30 cùng ngày.

Theo thông báo của MAS, chiếc phi cơ chở theo 227 hành khách, mang 13 quốc tịch, cùng 12 thành viên phi hành đoàn. Phần lớn hành khách, 153 người và một trẻ sơ sinh, mang quốc tịch Trung Quốc. Một hành khách là phụ nữ có thai.
>>Người thân quằn quại tuyệt vọng chờ tin tai nạn máy bay 

Trên chuyến bay còn có 38 người Malaysia, 12 người Indonesia, 6 người Australia, 4 người, trong đó có một trẻ sơ sinh, mang quốc tịch Mỹ, 3 người Pháp, hai người New Zealand, hai người Ukraine và hai người Canada, một người Italy, một người Hà Lan, một người Nga và một người Áo.

Cơ trưởng trong chuyến bay được xác định là Zaharie Ahmad Shah, 53 tuổi, người Malaysia. Ông đã có kinh nghiệm 18.365 giờ bay và làm việc tại MAS từ năm 1981. Phó cơ trưởng Fariq Ab. Hamid, 27 tuổi, người Malaysia, có kinh nghiệm 2.763 giờ bay và làm việc tại MAS từ năm 2007.

* Tiếp tục cập nhật...
Bình luận
vtcnews.vn