Ông Nguyễn Bá Thanh đứng đầu đã tạo điều kiện và cơ hội tốt nhất cho các chuyên gia, các nhà khoa học đóng góp vào sự phát triển của miền Trung.
TS Trần Du Lịch - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM đồng thời là trưởng nhóm tư vấn hợp tác phát triển vùng duyên hải miền Trung cho biết.
Nêu quan điểm về việc nhiều người cho rằng sự phát triển của một số tỉnh miền trung, đặc biệt là Đà Nẵng mang đậm dấu ấn cá nhân của người lãnh đạo.
Trong khi trưởng ban điều phối vùng là ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, TS Trần Du Lịch cho biết, trong mỗi giai đoạn phát triển của sự nghiệp chung đều có vai trò nhất định của cá nhân người lãnh đạo.
Vào thời điểm thành lập ban điều phối vùng và ký biên bản hợp tác vào tháng 7/2011 tại Đà Nẵng, tất cả lãnh đạo trong vùng đều thống nhất cử Bí thư Đà Nẵng khi ấy là ông Nguyễn Bá Thanh làm trưởng ban. Bí thư Bình định và Phú Yên làm phó ban, bí thư các tỉnh còn lại là ủy viên.
"Một năm sau mở rộng thêm hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và khi đó ban điều phối gồm 9 vị ủy viên Trung ương Đảng, nên có “sức nặng” đáng kể, tạo chỗ dựa cho sự liên kết được thuận lợi", TS Trần Du Lịch nói.
TS Trần Du Lịch cũng cho biết, hiện nay ban điều phối vẫn chưa có gì thay đổi và trung tâm nghiên cứu phát triển vùng, đặt tại Đà Nẵng, và quỹ phát triển miền Trung chính là công cụ để thực hiện ý tưởng của ban điều phối. Ngay từ đầu ban điều phối đã thành lập nhóm chuyên gia tư vấn để tham mưu về chuyên môn, với tinh thần rất cầu thị.
"Có thể nói, ban điều phối vùng do ông Nguyễn Bá Thanh đứng đầu, đã tạo điều kiện và cơ hội tốt nhất cho các chuyên gia, các nhà khoa học đóng góp vào sự phát triển của miền Trung. Tuy nhiên, dù sao cũng mới là giai đoạn khởi đầu, mọi kỳ vọng miền Trung “cất cánh” vẫn còn ở phía trước", TS Trần Du Lịch nói.
Vùng duyên hải miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và 4 tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ là Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Diện tích tự nhiên 49.409,7 km2 với 1.430 km bờ biển, dân số trên 10 triệu người là một vài con số khái quát của vùng. Hầu hết các tỉnh đều có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 10%/năm giai đoạn 2009 – 2013 (theo cách tính GDP của địa phương).
Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn chỉ chiếm 13,47% và tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn chiếm 3,89% so với cả nước.
Hiện, sức hấp dẫn của miền Trung theo đánh giá của TS Trần Du Lịch, miền Trung là “mặt tiền” của Việt Nam nhìn ra biển Đông, các tỉnh duyên hải miền Trung có ưu thế rất quan trọng về kinh tế biển.
Nhìn chung, các địa phương này có nguồn tài nguyên khá đa dạng và phong phú với nhiều tiềm năng nổi trội về biển, đảo, vịnh nước sâu, đất, rừng, di sản văn hóa lịch sử… cho phép phát triển 5 lĩnh vực chủ yếu của kinh tế biển là: đánh bắt xa bờ; khai thác tài nguyên khoáng sản; cảng biển và dịch vụ hàng hải; khu kinh tế, khu công nghiệp gắn liền với lợi thế cảng biển và du lịch biển đảo, gắn với văn hóa, lịch sử.
Hiện nay trong toàn vùng đã có 6 khu kinh tế, 54 khu công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực có quy mô lớn như lọc hóa dầu, năng lượng, lắp ráp ôtô, sửa chữa và đóng mới tàu biển, chế biến nông lâm thủy sản, hóa chất, vật liệu xây dựng, khai khoáng, cơ khí, điện, điện tử, điện lạnh, công nghiệp thông tin, dệt may, da giày… với các sản phẩm chủ lực là hóa dầu, thủy điện, ôtô, hải sản, dệt may, da giày, cao su…
» Ông Nguyễn Bá Thanh: 'Còn tức nhau, đánh nhau thì bên nào cũng thương vong'
» Ông Nguyễn Bá Thanh xuất ngoại tìm hiểu chống tham nhũng
» Ông Nguyễn Bá Thanh bất ngờ dự toà xử bầu Kiên
Theo Vneconomy
TS Trần Du Lịch - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM đồng thời là trưởng nhóm tư vấn hợp tác phát triển vùng duyên hải miền Trung cho biết.
Nêu quan điểm về việc nhiều người cho rằng sự phát triển của một số tỉnh miền trung, đặc biệt là Đà Nẵng mang đậm dấu ấn cá nhân của người lãnh đạo.
Trong khi trưởng ban điều phối vùng là ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, TS Trần Du Lịch cho biết, trong mỗi giai đoạn phát triển của sự nghiệp chung đều có vai trò nhất định của cá nhân người lãnh đạo.
Miền Trung là 'mặt tiền' của Việt Nam nhìn ra biển Đông, các tỉnh duyên hải miền Trung có ưu thế rất quan trọng về kinh tế biển. |
Vào thời điểm thành lập ban điều phối vùng và ký biên bản hợp tác vào tháng 7/2011 tại Đà Nẵng, tất cả lãnh đạo trong vùng đều thống nhất cử Bí thư Đà Nẵng khi ấy là ông Nguyễn Bá Thanh làm trưởng ban. Bí thư Bình định và Phú Yên làm phó ban, bí thư các tỉnh còn lại là ủy viên.
"Một năm sau mở rộng thêm hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và khi đó ban điều phối gồm 9 vị ủy viên Trung ương Đảng, nên có “sức nặng” đáng kể, tạo chỗ dựa cho sự liên kết được thuận lợi", TS Trần Du Lịch nói.
TS Trần Du Lịch cũng cho biết, hiện nay ban điều phối vẫn chưa có gì thay đổi và trung tâm nghiên cứu phát triển vùng, đặt tại Đà Nẵng, và quỹ phát triển miền Trung chính là công cụ để thực hiện ý tưởng của ban điều phối. Ngay từ đầu ban điều phối đã thành lập nhóm chuyên gia tư vấn để tham mưu về chuyên môn, với tinh thần rất cầu thị.
"Có thể nói, ban điều phối vùng do ông Nguyễn Bá Thanh đứng đầu, đã tạo điều kiện và cơ hội tốt nhất cho các chuyên gia, các nhà khoa học đóng góp vào sự phát triển của miền Trung. Tuy nhiên, dù sao cũng mới là giai đoạn khởi đầu, mọi kỳ vọng miền Trung “cất cánh” vẫn còn ở phía trước", TS Trần Du Lịch nói.
Vùng duyên hải miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và 4 tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ là Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Diện tích tự nhiên 49.409,7 km2 với 1.430 km bờ biển, dân số trên 10 triệu người là một vài con số khái quát của vùng. Hầu hết các tỉnh đều có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 10%/năm giai đoạn 2009 – 2013 (theo cách tính GDP của địa phương).
Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn chỉ chiếm 13,47% và tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn chiếm 3,89% so với cả nước.
Hiện, sức hấp dẫn của miền Trung theo đánh giá của TS Trần Du Lịch, miền Trung là “mặt tiền” của Việt Nam nhìn ra biển Đông, các tỉnh duyên hải miền Trung có ưu thế rất quan trọng về kinh tế biển.
Nhìn chung, các địa phương này có nguồn tài nguyên khá đa dạng và phong phú với nhiều tiềm năng nổi trội về biển, đảo, vịnh nước sâu, đất, rừng, di sản văn hóa lịch sử… cho phép phát triển 5 lĩnh vực chủ yếu của kinh tế biển là: đánh bắt xa bờ; khai thác tài nguyên khoáng sản; cảng biển và dịch vụ hàng hải; khu kinh tế, khu công nghiệp gắn liền với lợi thế cảng biển và du lịch biển đảo, gắn với văn hóa, lịch sử.
Hiện nay trong toàn vùng đã có 6 khu kinh tế, 54 khu công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực có quy mô lớn như lọc hóa dầu, năng lượng, lắp ráp ôtô, sửa chữa và đóng mới tàu biển, chế biến nông lâm thủy sản, hóa chất, vật liệu xây dựng, khai khoáng, cơ khí, điện, điện tử, điện lạnh, công nghiệp thông tin, dệt may, da giày… với các sản phẩm chủ lực là hóa dầu, thủy điện, ôtô, hải sản, dệt may, da giày, cao su…
» Ông Nguyễn Bá Thanh: 'Còn tức nhau, đánh nhau thì bên nào cũng thương vong'
» Ông Nguyễn Bá Thanh xuất ngoại tìm hiểu chống tham nhũng
» Ông Nguyễn Bá Thanh bất ngờ dự toà xử bầu Kiên
Theo Vneconomy
Bình luận