Dự kiến tháng 9/2015, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu lại nhân sự cấp cao.
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 của Eximbank tổ chức ngày 21/7 đã không có nội dung bầu nhân sự cấp cao trong chương trình nghị sự. Lý do, Ngân hàng Nhà nước chưa chấp thuận danh sách ứng viên ứng cử vào ban lãnh đạo của Eximbank.
Ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Eximbank đã thông tin trong Đại hội đồng cổ đông về thời gian tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu lại nhân sự cấp cao là sau 1-2 tháng.
Bầu lại nhân sự của Eximbank cũng là hợp lý khi nhiệm kỳ 2010-2015 của ngân hàng này đã kết thúc, cần đưa ra chiến lược hoạt động và nhân sự cho nhiệm kỳ mới 2015-2020.
Điều quan trọng từ cuối năm 2014 thị trường có thông tin nhóm cổ đông liên quan đến ngân hàng Nam Á (NamABank) đã thâu tóm trên 30% cổ phần của Eximbank.
Điều trùng hợp khi xuất hiện trong đại hội đồng cổ đông của Eximbank là ông Trần Ngô Phúc Vũ, nguyên Tổng giám đốc NamABank và ông Trần Ngọc Tâm, nguyên Phó tổng giám đốc NamABank.
Nhiều thông tin về việc thay thế vị trí Chủ tịch của Eximbank khi ông Lê Hùng Dũng không còn là đại diện của công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và SJC thoái vốn khỏi Eximbank, ông Dũng không tham gia ứng cử Chủ tịch Eximbank nhiệm kỳ tới.
Nguồn tin của BizLIVE cho biết, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ cử đại diện của mình vào vị trí Chủ tịch HĐQT Eximbank, nhân sự sẽ được lấy từ Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).
Vị trí Tổng giám đốc Eximbank dự kiến sẽ là người cũ của NamABank.
Thông tin trên thị trường cho thấy nguồn vốn bỏ ra thâu tóm Eximbank là từ một nhân vật có tiếng trong ngành ngân hàng, nhân vật này đang muốn quay trở lại hoạt động trong ngành tiền tệ.
Thông tin chính thức về nhân sự cấp cao của Eximbank phải chờ Đại hội đồng cổ đông bất thường thông qua.
Thanh tra ngân hàng Nhà nước cũng đang làm rõ những sai sót liên quan đến Chủ tịch HĐQT Eximbank trong thời gian tại nhiệm.
Từ cuối năm 2014 đến nay, hoạt động của Eximbank dưới sự điều hành của ông Phạm Hữu Phú, Tổng giám đốc đã có nhiều thay đổi về chất. Eximbank đã chấn chỉnh lại hoạt động theo hướng an toàn, trích lập dự phòng rủi ro khá đầy đủ, phương án xử lý nợ xấu khá tốt nhằm thu hồi tiền tươi thóc thật cho ngân hàng, khiến nợ xấu của Eximbank trong 6 tháng đầu năm 2015 giảm còn 2,08% so với mức 2,45% cuối năm 2014.
Mặc dù cho vay ra 6 tháng đầu năm của Eximbank âm tới 4,2%, ngân hàng vẫn thu về lợi nhuận trước thuế hơn 736 tỷ đồng. Eximbank cũng trích lập dự phòng rủi ro tới 166 tỷ đồng, lợi nhuận sau dự phòng rủi ro còn 570 tỷ đồng.
Tính đến 30/6/2015, vốn điều lệ của Eximbank hơn 12.355 tỷ đồng. Tổng tài sản giảm 19%, còn 130.000 tỷ đồng từ mức 161.000 tỷ đồng.
Nguồn: Bizlive
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 của Eximbank tổ chức ngày 21/7 đã không có nội dung bầu nhân sự cấp cao trong chương trình nghị sự. Lý do, Ngân hàng Nhà nước chưa chấp thuận danh sách ứng viên ứng cử vào ban lãnh đạo của Eximbank.
Ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Eximbank đã thông tin trong Đại hội đồng cổ đông về thời gian tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu lại nhân sự cấp cao là sau 1-2 tháng.
Ông Dũng không tham gia ứng cử Chủ tịch Eximbank nhiệm kỳ tới |
Bầu lại nhân sự của Eximbank cũng là hợp lý khi nhiệm kỳ 2010-2015 của ngân hàng này đã kết thúc, cần đưa ra chiến lược hoạt động và nhân sự cho nhiệm kỳ mới 2015-2020.
Điều quan trọng từ cuối năm 2014 thị trường có thông tin nhóm cổ đông liên quan đến ngân hàng Nam Á (NamABank) đã thâu tóm trên 30% cổ phần của Eximbank.
Điều trùng hợp khi xuất hiện trong đại hội đồng cổ đông của Eximbank là ông Trần Ngô Phúc Vũ, nguyên Tổng giám đốc NamABank và ông Trần Ngọc Tâm, nguyên Phó tổng giám đốc NamABank.
Nhiều thông tin về việc thay thế vị trí Chủ tịch của Eximbank khi ông Lê Hùng Dũng không còn là đại diện của công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và SJC thoái vốn khỏi Eximbank, ông Dũng không tham gia ứng cử Chủ tịch Eximbank nhiệm kỳ tới.
Nguồn tin của BizLIVE cho biết, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ cử đại diện của mình vào vị trí Chủ tịch HĐQT Eximbank, nhân sự sẽ được lấy từ Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).
Vị trí Tổng giám đốc Eximbank dự kiến sẽ là người cũ của NamABank.
Thông tin trên thị trường cho thấy nguồn vốn bỏ ra thâu tóm Eximbank là từ một nhân vật có tiếng trong ngành ngân hàng, nhân vật này đang muốn quay trở lại hoạt động trong ngành tiền tệ.
Thông tin chính thức về nhân sự cấp cao của Eximbank phải chờ Đại hội đồng cổ đông bất thường thông qua.
Thanh tra ngân hàng Nhà nước cũng đang làm rõ những sai sót liên quan đến Chủ tịch HĐQT Eximbank trong thời gian tại nhiệm.
Từ cuối năm 2014 đến nay, hoạt động của Eximbank dưới sự điều hành của ông Phạm Hữu Phú, Tổng giám đốc đã có nhiều thay đổi về chất. Eximbank đã chấn chỉnh lại hoạt động theo hướng an toàn, trích lập dự phòng rủi ro khá đầy đủ, phương án xử lý nợ xấu khá tốt nhằm thu hồi tiền tươi thóc thật cho ngân hàng, khiến nợ xấu của Eximbank trong 6 tháng đầu năm 2015 giảm còn 2,08% so với mức 2,45% cuối năm 2014.
Mặc dù cho vay ra 6 tháng đầu năm của Eximbank âm tới 4,2%, ngân hàng vẫn thu về lợi nhuận trước thuế hơn 736 tỷ đồng. Eximbank cũng trích lập dự phòng rủi ro tới 166 tỷ đồng, lợi nhuận sau dự phòng rủi ro còn 570 tỷ đồng.
Tính đến 30/6/2015, vốn điều lệ của Eximbank hơn 12.355 tỷ đồng. Tổng tài sản giảm 19%, còn 130.000 tỷ đồng từ mức 161.000 tỷ đồng.
Nguồn: Bizlive
Bình luận