Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT) khẳng định không “bật đèn xanh” cho Vinalines mua ụ nổi No83M bởi đã phát hiện ụ nổi quá “đát” từ khi còn ở Nga.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, việc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) mua ụ nổi No83M đã gây lãng phí vốn đầu tư phát sinh đến ngày 30-4-2010 là 489,613 tỉ đồng; các khoản chi phí, lãi vay từ ngày 30-4-2010 đến 30-9-2011 là 24,206 tỉ đồng và các khoản chi phí tiếp theo trên 1,6 tỉ đồng/tháng trong thời gian chưa đưa ụ nổi vào khai thác. Dư luận đặt câu hỏi là cơ quan nào đã phê duyệt mua ụ nổi No83M gây thất thoát khoản tiền lớn kể trên.
Trả lời một cơ quan báo chí trước khi bị bắt, ông Mai Văn Phúc, nguyên tổng giám đốc Vinalines, Phó vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT), cho biết Bộ GTVT đã căn cứ vào kết quả thẩm định, kiểm tra của cơ quan đăng kiểm. Đăng kiểm Việt Nam báo cáo, trình Bộ GTVT, trên cơ sở đó, Bộ GTVT xem xét và quyết định cho Vinalines nhập ụ nổi.
Ngày 23-5, ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, đã ký văn bản báo cáo Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, khẳng định cơ quan này không “bật đèn xanh” cho Vinalines mua ụ nổi.
Theo đó, ngày 17-7-2007, Vinalines có văn bản đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam cử một đăng kiểm viên tham gia đoàn công tác đánh giá trạng thái kỹ thuật ụ nổi tại Nakhodka (Nga). Biên bản kiểm tra tại thời điểm đó cho thấy ụ nổi cơ bản vẫn đáp ứng các quy định về an toàn và bảo vệ môi trường để hoạt động với sức nâng 16.500 tấn. Tuy nhiên, do không thực hiện đầy đủ các yêu cầu về kiểm tra hằng năm nên ụ nổi đã bị cơ quan đăng kiểm Nga dừng cấp phép kiểm định.
Đồng thời, do không thực hiện đầy đủ chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, đặc biệt là chưa thực hiện sửa chữa trên đà từ khi xuất xưởng nên tại thời điểm kiểm tra giám định, ụ có nhiều khiếm khuyết… Ông Giao cho rằng đánh giá của Cục Đăng kiểm Việt Nam về ụ nổi là khách quan và cụ thể, phản ánh đúng trạng thái kỹ thuật thực tế của ụ nổi thời điểm kiểm tra giám định.
Theo ông Giao, đến ngày 14-11-2011, Cục Đăng kiểm Việt Nam nhận được văn bản của Cục Cảnh sát Phòng chống tham nhũng (C48) - Bộ Công an đề nghị cấp hồ sơ liên quan đến chứng nhận đăng kiểm ụ nổi No83M.
“Khi đó, qua trao đổi với đại diện Vinalines, Cục Đăng kiểm Việt Nam mới biết năm 2008 ụ nổi đã được Vinalines mua, chuyển về Việt Nam và đưa tới Công ty TNHH Nhà máy Tàu biển Hyundai Vinashin (tỉnh Khánh Hòa) sửa chữa dưới sự giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm tàu biển Nga (RMRS)” - văn bản nhìn nhận.
Sau đó ụ nổi đã được cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực Sài Gòn cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm thời ngày 25-3-2011. Ngoài ra, Cục Đăng kiểm Việt Nam không có bất kỳ tài liệu nào về việc đăng kiểm ụ nổi từ cuối năm 2007 cho đến nay.
Theo NLĐ
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, việc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) mua ụ nổi No83M đã gây lãng phí vốn đầu tư phát sinh đến ngày 30-4-2010 là 489,613 tỉ đồng; các khoản chi phí, lãi vay từ ngày 30-4-2010 đến 30-9-2011 là 24,206 tỉ đồng và các khoản chi phí tiếp theo trên 1,6 tỉ đồng/tháng trong thời gian chưa đưa ụ nổi vào khai thác. Dư luận đặt câu hỏi là cơ quan nào đã phê duyệt mua ụ nổi No83M gây thất thoát khoản tiền lớn kể trên.
Trả lời một cơ quan báo chí trước khi bị bắt, ông Mai Văn Phúc, nguyên tổng giám đốc Vinalines, Phó vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT), cho biết Bộ GTVT đã căn cứ vào kết quả thẩm định, kiểm tra của cơ quan đăng kiểm. Đăng kiểm Việt Nam báo cáo, trình Bộ GTVT, trên cơ sở đó, Bộ GTVT xem xét và quyết định cho Vinalines nhập ụ nổi.
Ngày 23-5, ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, đã ký văn bản báo cáo Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, khẳng định cơ quan này không “bật đèn xanh” cho Vinalines mua ụ nổi.
Theo đó, ngày 17-7-2007, Vinalines có văn bản đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam cử một đăng kiểm viên tham gia đoàn công tác đánh giá trạng thái kỹ thuật ụ nổi tại Nakhodka (Nga). Biên bản kiểm tra tại thời điểm đó cho thấy ụ nổi cơ bản vẫn đáp ứng các quy định về an toàn và bảo vệ môi trường để hoạt động với sức nâng 16.500 tấn. Tuy nhiên, do không thực hiện đầy đủ các yêu cầu về kiểm tra hằng năm nên ụ nổi đã bị cơ quan đăng kiểm Nga dừng cấp phép kiểm định.
Đồng thời, do không thực hiện đầy đủ chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, đặc biệt là chưa thực hiện sửa chữa trên đà từ khi xuất xưởng nên tại thời điểm kiểm tra giám định, ụ có nhiều khiếm khuyết… Ông Giao cho rằng đánh giá của Cục Đăng kiểm Việt Nam về ụ nổi là khách quan và cụ thể, phản ánh đúng trạng thái kỹ thuật thực tế của ụ nổi thời điểm kiểm tra giám định.
Theo ông Giao, đến ngày 14-11-2011, Cục Đăng kiểm Việt Nam nhận được văn bản của Cục Cảnh sát Phòng chống tham nhũng (C48) - Bộ Công an đề nghị cấp hồ sơ liên quan đến chứng nhận đăng kiểm ụ nổi No83M.
“Khi đó, qua trao đổi với đại diện Vinalines, Cục Đăng kiểm Việt Nam mới biết năm 2008 ụ nổi đã được Vinalines mua, chuyển về Việt Nam và đưa tới Công ty TNHH Nhà máy Tàu biển Hyundai Vinashin (tỉnh Khánh Hòa) sửa chữa dưới sự giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm tàu biển Nga (RMRS)” - văn bản nhìn nhận.
Sau đó ụ nổi đã được cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực Sài Gòn cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm thời ngày 25-3-2011. Ngoài ra, Cục Đăng kiểm Việt Nam không có bất kỳ tài liệu nào về việc đăng kiểm ụ nổi từ cuối năm 2007 cho đến nay.
Theo NLĐ
Bình luận