(VTC News) - Tăng trưởng kinh tế năm 2016 được dự báo sẽ thấp hơn năm 2015 và lạm phát có xu hướng nhích lên sẽ tác động tới dòng vốn chảy vào thị trường bất động sản.
Đó là nhận định được TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đưa ra tại Hội nghị Thị trường bất động sản 2016 - “Kịch bản và hành động”
Theo Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, năm 2015 thị trường bất động sản tại Việt Nam tăng trưởng nhanh với tổng nguồn cung sơ cấp tại hai thị trường lớn Hà Nội và TP.HCM đều tăng mạnh. Tín dụng bất động sản tăng cao, đạt 25,7%. Tính tổng dư nợ toàn thị trường, dư nợ của bất động sản chiếm 10%.
Bất động sản đóng vai trò quan trọng trong kinh tế vĩ mô, khi thị trường này “nguội lạnh” sẽ sinh ra rất nhiều nợ xấu, kéo theo đó là các dòng tín dụng trên thị trường cũng bị “đóng băng” từ đó tác động tới tất cả các yếu tố còn lại của nền kinh tế theo hướng khó khăn hơn. Ngược lại, khi thị trường ấm trở lại sẽ kích hoạt các dòng vốn tạo thuận lợi cho cả nền kinh tế.
“Trong thời gian qua sau đợt khủng hoảng, trầm lắng thị trường bất động sản đã ấm trở lại trong những năm gần đây, qua đó giúp kinh tế hồi phục dần”, ông Thành nhìn nhận.
Phân tích mối liên hệ giữa tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường bất động sản, TS Thành cho biết, bối cảnh chung từ 2015 đến nay cho thấy, kinh tế toàn cầu đang có phục hồi trở lại nhưng tăng trưởng vẫn thấp. Trong đó, tăng trưởng của các nước đang phát triển lại có xu hướng đuối dần. Việt Nam có tăng trưởng trên 6% là điểm tích cực và đáng mừng. Kinh tế Việt Nam phục hồi trong năm 2015 nhưng đến quý I năm 2016 có sự suy giảm và khả năng tăng trưởng kinh tế năm nay không được cao như năm ngoái và sẽ ảnh hưởng tới sức mua cũng như kỳ vọng. Mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam đề ra 6,5-7% nhưng VEPR tính toán khả năng có thể đạt được ở mức 6,3%.
“Lạm phát có khuynh hướng nhích lên ở nửa cuối năm 2016, có thể ở mức khoảng 5%. Điều này khiến giới kinh doanh và người mua bất động sản đặc biệt quan tâm vì Ngân hàng Nhà nước sẽ thận trọng hơn trong chính sách tiền tệ để kiểm soát và theo đó lãi suất sẽ tăng lên, dòng vốn chảy vào nền kinh tế bị hạn chế hơn”, TS Thành nhận định.
Sau một thời gian dài kiểm soát lạm phát đi xuống ổn định, lạm phát hiện đang có khuynh hướng nhích lên. Lạm phát chịu ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ vẫn ổn định do chính sách tiền tệ vẫn đang rất chủ động và kiểm soát được lạm phát lõi. Lạm phát có khuynh hướng nhích lên do giá nguyên liệu, giá dầu, giá lương thực, dự báo nửa cuối năm sẽ lạm phát tăng.
Điều này ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước cũng như lãi suất danh nghĩa có thể tăng. Qua đó tác động tới tâm lý của người đầu tư khi giá vốn đắt lên, dòng chảy vào bất động sản sẽ bị cân nhắc.
“Tăng trưởng và lạm phát như hai lưỡi kéo cắt vào thị trường trong tương lai”, ông Thành phân tích.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cũng chỉ ra rủi ro với thị trường trong năm 2016, đó là lãi suất huy động đang được các ngân hàng đẩy lên, chi phí vốn theo đó sẽ tăng khiến lãi suất cho vay ra sẽ tăng. Về nguyên tắc khi giá vốn tăng thì giá tài sản sẽ giảm trong đó có bất động sản.
“Lãi suất và lạm phát có xu hướng rục rịch tăng trở lại thì khả năng thắt chặt hơn tín dụng có thể xảy ra. Dòng vốn chảy vào thị trường bất động sản có thể giảm”, ông Thành nói.
Ngọc Vy
Đó là nhận định được TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đưa ra tại Hội nghị Thị trường bất động sản 2016 - “Kịch bản và hành động”
Ai mua muốn kiếm tiền từ nhà đất năm 2016 cần đọc thông tin này |
Bất động sản đóng vai trò quan trọng trong kinh tế vĩ mô, khi thị trường này “nguội lạnh” sẽ sinh ra rất nhiều nợ xấu, kéo theo đó là các dòng tín dụng trên thị trường cũng bị “đóng băng” từ đó tác động tới tất cả các yếu tố còn lại của nền kinh tế theo hướng khó khăn hơn. Ngược lại, khi thị trường ấm trở lại sẽ kích hoạt các dòng vốn tạo thuận lợi cho cả nền kinh tế.
“Trong thời gian qua sau đợt khủng hoảng, trầm lắng thị trường bất động sản đã ấm trở lại trong những năm gần đây, qua đó giúp kinh tế hồi phục dần”, ông Thành nhìn nhận.
Phân tích mối liên hệ giữa tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường bất động sản, TS Thành cho biết, bối cảnh chung từ 2015 đến nay cho thấy, kinh tế toàn cầu đang có phục hồi trở lại nhưng tăng trưởng vẫn thấp. Trong đó, tăng trưởng của các nước đang phát triển lại có xu hướng đuối dần. Việt Nam có tăng trưởng trên 6% là điểm tích cực và đáng mừng. Kinh tế Việt Nam phục hồi trong năm 2015 nhưng đến quý I năm 2016 có sự suy giảm và khả năng tăng trưởng kinh tế năm nay không được cao như năm ngoái và sẽ ảnh hưởng tới sức mua cũng như kỳ vọng. Mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam đề ra 6,5-7% nhưng VEPR tính toán khả năng có thể đạt được ở mức 6,3%.
“Lạm phát có khuynh hướng nhích lên ở nửa cuối năm 2016, có thể ở mức khoảng 5%. Điều này khiến giới kinh doanh và người mua bất động sản đặc biệt quan tâm vì Ngân hàng Nhà nước sẽ thận trọng hơn trong chính sách tiền tệ để kiểm soát và theo đó lãi suất sẽ tăng lên, dòng vốn chảy vào nền kinh tế bị hạn chế hơn”, TS Thành nhận định.
Sau một thời gian dài kiểm soát lạm phát đi xuống ổn định, lạm phát hiện đang có khuynh hướng nhích lên. Lạm phát chịu ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ vẫn ổn định do chính sách tiền tệ vẫn đang rất chủ động và kiểm soát được lạm phát lõi. Lạm phát có khuynh hướng nhích lên do giá nguyên liệu, giá dầu, giá lương thực, dự báo nửa cuối năm sẽ lạm phát tăng.
Điều này ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước cũng như lãi suất danh nghĩa có thể tăng. Qua đó tác động tới tâm lý của người đầu tư khi giá vốn đắt lên, dòng chảy vào bất động sản sẽ bị cân nhắc.
“Tăng trưởng và lạm phát như hai lưỡi kéo cắt vào thị trường trong tương lai”, ông Thành phân tích.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cũng chỉ ra rủi ro với thị trường trong năm 2016, đó là lãi suất huy động đang được các ngân hàng đẩy lên, chi phí vốn theo đó sẽ tăng khiến lãi suất cho vay ra sẽ tăng. Về nguyên tắc khi giá vốn tăng thì giá tài sản sẽ giảm trong đó có bất động sản.
“Lãi suất và lạm phát có xu hướng rục rịch tăng trở lại thì khả năng thắt chặt hơn tín dụng có thể xảy ra. Dòng vốn chảy vào thị trường bất động sản có thể giảm”, ông Thành nói.
Ngọc Vy
Bình luận