• Zalo

Ai là triệu phú: Thực sự canh cua nấu với rau gì mới đúng vị?

Sức khỏeThứ Năm, 24/11/2016 11:00:00 +07:00Google News

Canh cua có thật chỉ nấu với rau đay để đảm bảo sức khỏe như trong chương trình Ai là triệu phú đã nêu?

Trong chương trình “Ai là triệu phú” phát sóng ngày 22/11, người chơi là cô gái vui tính Phạm Thị Quyên, đến từ Hà Nội đã đem đến một tràng cười không dứt cho khán giả.

Khi MC Lại Văn Sâm hỏi câu thứ 2 rằng: “Canh cua nấu với rau gì?”, khiến cô gái bối rối và phải nhờ đến sự trợ giúp. Cuối cùng cô chọn đáp án là canh cua nấu với rau đay.

Ngoài ra, cô còn chia sẻ thêm, mình đã từng ăn canh cua nhưng chưa nấu bao giờ, cũng không nhớ trong canh cua có loại rau gì. Ngoài rau đay canh cua còn nấu với rau gì để đảm bảo sức khỏe?

1: Rau mồng tơi

Tiếp đó phải kể đến rau mồng tơi, canh cua nấu mồng tơi cũng phổ biến không kém nấu với rau đay. Món ăn này được nhiều bà nội trợ tìm đến vì không phải ở đâu cũng tìm thấy rau đay.

canh cua dspl2

  Canh cua nấu mồng tơi là món phổ biến sau rau đay.

Một tiết lộ nữa theo đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mất máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng

2: Rau rút

Các bạn đã bao giờ ăn thử canh cua nấu với rau rút bao giờ chưa, nếu chưa thì có lẽ các bạn đã thiếu đi một món ăn ngon đấy. Rau rút rất lành khá hợp để nấu món canh cua.

97_8_1.1.97_326X580

 Canh cua rau rút khoai sọ cũng là món ăn tuyệt vời đáng thưởng thức.

Theo Đông y, rau rút hay còn gọi là rau nhút có vị ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng an thần, mát gan, giải nhiệt độc, có tác dụng chữa chứng mất ngủ, trị nóng trong sinh mụn… làm thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, hạ sốt, chữa mất ngủ, hỗ trợ điều trị bướu cổ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì rau rút thấy chứa chủ yếu là các vitamin và nhiều amine cần thiết như vitamin B12 hay amin leucin, methionin, threonin... 

3: Hoa thiên lý

Có lẽ hoa thiên lý nấu canh cũng là món ăn phổ biến, nhưng để kết hợp với canh cua thì có lẽ các bà nội trợ nghe lạ. Hãy thử nấu canh cua với hoa thiên lý để thấy vị thơm, ngon lạ thường của món canh này. Chắc chắn sẽ không làm những bà nội trợ thất vọng.

1431993174-hoa-thien-ly

 Hoa thiên lý là một món ăn rất bổ dưỡng.

Theo nghiên cứu, trong 100g hoa thiên lý chứa 2,9g chất đạm; 2,8g bột đường; 3g chất xơ; 52mg canxi; 53mg phốtpho; 1,2mg sắt; 1,17mg caroten (tiền sinh tố A); 0,19mg vitamin B1; 0,13mg B; 1,1mg PP và 45mg vitamin C. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn ghi nhận hoa thiên lý chứa rất nhiều vitamin E, đặc biệt là kẽm và một số khoáng vi lượng khác, là chất thiết yếu cho hoạt động của cơ quan sinh dục của cây cũng như của con người.

4: Rau muống

Có lẽ ở miền Bắc nói chung loại rau phổ biến phải là rau muống. Rau muốn chế biến được nhiều món như nấu, xào, luộc, rau sống, nộm… Nhưng đã bao giờ bạn thử nấu canh cua với rau muống hay chưa, sẽ rất ngon và bổ dưỡng đấy.

rau-muong-va-nhung-loi-ich-bat-ngo3

 Canh cua rau muốn có nhiều lợi ích không ngờ cho sức khỏe của gia đình bạn.

Ngoài ra trong rau muống có rất nhiều thành phẩn bổ ích có tác dụng không ngờ như: Giảm cholesterol, điều trị vàng da và các vấn đề về gan, thiếu máu, chứng khó tiêu và táo bón, ngăn ngừa bệnh ung thư, tiểu đường, Bảo vệ tim, mắt và tăng cường miễn dịch.

5: Mướp

Có lẽ nhiều bà nội trợ cũng đã từng thử nấu với mướp và tạo ra món canh cua rất ngon. Mướp rất mát và dễ ăn hợp khẩu vị với rất nhiều người.

5-bai-thuoc-danh-cho-nguoi-viem-tuyen-tuy1450314977

 Có lẽ nhiều bà nội trợ đã thử nấu canh cua với mướp và cho ra món ăn ngon miệng tuyệt vời.

Trong y học các bệnh như: Viêm xoang, viêm họng, đại tiện ra máu, đau nhức thần kinh… là những chứng bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nhờ quả mướp bởi tất cả các bộ phận của loại quả này từ xưa đã trở thành bài thuốc quý.

6: Rau ngót

Canh cua rau ngót cũng là món ăn phổ biến tại nhiều nơi. Rau ngót rất ngọt và bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe.

rau-ngot-1

 Hãy thử nấu với rau ngót, món ăn này sẽ không làm các bà nội trợ phải thất vọng.

Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh.

Tiến Phòng
Bình luận
vtcnews.vn