(VTC News) – Lãnh đạo của Tòa án nhân dân tối cao cho biết nếu xác định được cán bộ cố ý gây ra oan sai thì người đó sẽ phải bồi hoàn 7,2 tỷ đồng tiền ngân sách đã bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn.
Trả lời phỏng vấn VTC News bên hành lang Quốc hội, ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến việc ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) đồng ý nhận 7,2 tỷ đồng bồi thường của Tòa án nhân dân tối cao sau 10 năm tù oan.
- Qua vụ án oán của ông Nguyễn Thanh Chấn, dự luận bức xúc vì sao cán bộ để oan sai nhưng lại dùng tiền ngân sách để bồi thường, thưa ông?
Cái đó là hiển nhiên, lấy ngân sách nhà nước trích ra là nhanh nhất để bảo đảm quyền lợi của người bị oan sai. Ông cán bộ gây ra oan sai chắc gì đã có số tiền lớn như thế để bồi thường cho người bị oan sai được.
Vì vậy, việc nhà nước bồi thường là một trong những giải pháp nhanh nhất để khắc phục hậu quả. Tất nhiên, hiện nay vấn đề thủ tục trong bồi thường vẫn chưa bảo đảm nhanh chóng.
- Nguyên tắc khi xử lý vụ việc này là gì, thưa ông?
Nguyên tắc khi xác định rõ tránh nhiệm của cán bộ làm sai thì phải bồi hoàn lại số tiền ngân sách nhà nước đã bỏ ra trước đó. Còn xử lý như thế nào thì phụ thuộc vào từng vụ án trong thực tế.
Vấn đề là xác định lỗi rất khó khăn, còn nếu đã xác định được lỗi của cán bộ sai phạm rồi thì việc giải quyết không khó. Nếu là lỗi cố ý thì phải hoàn trả lại số tiền trước đó nhà nước đã bồi thường cho người bị oan.
- Thưa ông, liên quan đến vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn thì các cán bộ tham gia tố tụng có phải bồi hoàn số tiền trên mà nhà nước đã bồi thường?
Việc này phải chờ khi xét xử thì sẽ xem xét đến tất cả việc này. Tùy từng mức độ để xem xét trách nhiệm của từng cán bộ liên quan, xem có bức cung, nhục hình hay không.
Tức là khi truy tố, xét xử phải xác định xem ai là cố ý, nếu là lỗi cố ý thì phải bồi thường, còn nếu là lỗi vô ý thì không phải bồi hoàn theo đúng tinh thuần của pháp luật. Theo luật là như vậy. Nhưng cách thức như thế nào thì phải xem xét.
Trong vụ ông Chấn có thể tách ra bằng một vụ án dân sự về trách nhiệm hoàn lại do lỗi cố ý gây hậu quả.
- Trong vụ ông Nguyễn Thanh Chấn thì thủ tục bồi thường đã hoàn tất chưa, thưa ông?
Cơ bản các bên thỏa thuận được với nhau. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao là xác định thỏa thuận đó có đúng pháp luật không thì sẽ ký để đề nghị Bộ Tài chính chuyển tiền để bồi thường cho ông Chấn.
- Nhiều ý kiến cho rằng tòa án vừa gây ra oan sai lại vừa bồi thường, như vậy có công tâm khách quan không, thưa ông?
Đây đang là vấn đề cần đặt ra để xem xét lại Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Bộ Tư pháp và ngành Tòa án đều có đề nghị nên để cho một cơ quan đại diện cho nhà nước đứng ra bồi thường oan, phối hợp xin lỗi.
Có ý kiến cho rằng nên giao việc bồi thường cho Bộ tư pháp. Theo cá nhân tôi thì thấy hợp lý. Nên có một cơ quan thay mặt nhà nước đứng ra giải quyết việc bồi thường. Việc bồi thường phải dựa trên cơ sở pháp luật, chứng từ. Còn trong một số trường hợp, thực tế xảy ra thì phải xem xét. Còn việc dân sự cốt ở đôi bên.
- Trong vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn, Tòa án nhân dân tối cao rút ra được bài học gì thưa ông?
Tất nhiên Tòa án phải rút ra kinh nghiệm, đặc biệt là Thẩm phán xét xử.
- Hội đồng xét xử trong vụ án này thì xử lý như thế nào, thưa ông?
Tôi chưa thể nói được vì còn nhiều quan điểm khác nhau. Tất nhiên có tùy mức độ để xem xét, kể cả trách nhiệm hình sự nếu đúng là để xảy ra oan sai do cố ý ra bản án trái pháp luật thì đương nhiên Hội đồng phải chịu trách nhiệm.
Còn có phải lỗi cố ý hay không thì còn phụ thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Phạm Thịnh
Trả lời phỏng vấn VTC News bên hành lang Quốc hội, ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến việc ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) đồng ý nhận 7,2 tỷ đồng bồi thường của Tòa án nhân dân tối cao sau 10 năm tù oan.
Ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao |
Cái đó là hiển nhiên, lấy ngân sách nhà nước trích ra là nhanh nhất để bảo đảm quyền lợi của người bị oan sai. Ông cán bộ gây ra oan sai chắc gì đã có số tiền lớn như thế để bồi thường cho người bị oan sai được.
Vì vậy, việc nhà nước bồi thường là một trong những giải pháp nhanh nhất để khắc phục hậu quả. Tất nhiên, hiện nay vấn đề thủ tục trong bồi thường vẫn chưa bảo đảm nhanh chóng.
- Nguyên tắc khi xử lý vụ việc này là gì, thưa ông?
Nguyên tắc khi xác định rõ tránh nhiệm của cán bộ làm sai thì phải bồi hoàn lại số tiền ngân sách nhà nước đã bỏ ra trước đó. Còn xử lý như thế nào thì phụ thuộc vào từng vụ án trong thực tế.
Vấn đề là xác định lỗi rất khó khăn, còn nếu đã xác định được lỗi của cán bộ sai phạm rồi thì việc giải quyết không khó. Nếu là lỗi cố ý thì phải hoàn trả lại số tiền trước đó nhà nước đã bồi thường cho người bị oan.
- Thưa ông, liên quan đến vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn thì các cán bộ tham gia tố tụng có phải bồi hoàn số tiền trên mà nhà nước đã bồi thường?
Việc này phải chờ khi xét xử thì sẽ xem xét đến tất cả việc này. Tùy từng mức độ để xem xét trách nhiệm của từng cán bộ liên quan, xem có bức cung, nhục hình hay không.
Tức là khi truy tố, xét xử phải xác định xem ai là cố ý, nếu là lỗi cố ý thì phải bồi thường, còn nếu là lỗi vô ý thì không phải bồi hoàn theo đúng tinh thuần của pháp luật. Theo luật là như vậy. Nhưng cách thức như thế nào thì phải xem xét.
Trong vụ ông Chấn có thể tách ra bằng một vụ án dân sự về trách nhiệm hoàn lại do lỗi cố ý gây hậu quả.
Ông Nguyễn Thanh Chấn đồng ý nhận số tiền bồi thường 7,2 tỷ đồng sau 10 năm bị ngồi tù oan |
Cơ bản các bên thỏa thuận được với nhau. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao là xác định thỏa thuận đó có đúng pháp luật không thì sẽ ký để đề nghị Bộ Tài chính chuyển tiền để bồi thường cho ông Chấn.
- Nhiều ý kiến cho rằng tòa án vừa gây ra oan sai lại vừa bồi thường, như vậy có công tâm khách quan không, thưa ông?
Đây đang là vấn đề cần đặt ra để xem xét lại Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Bộ Tư pháp và ngành Tòa án đều có đề nghị nên để cho một cơ quan đại diện cho nhà nước đứng ra bồi thường oan, phối hợp xin lỗi.
Có ý kiến cho rằng nên giao việc bồi thường cho Bộ tư pháp. Theo cá nhân tôi thì thấy hợp lý. Nên có một cơ quan thay mặt nhà nước đứng ra giải quyết việc bồi thường. Việc bồi thường phải dựa trên cơ sở pháp luật, chứng từ. Còn trong một số trường hợp, thực tế xảy ra thì phải xem xét. Còn việc dân sự cốt ở đôi bên.
Clip: Bắt tiếp cán bộ vụ án oan sai ông Nguyễn Thanh Chấn
VTC1
- Trong vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn, Tòa án nhân dân tối cao rút ra được bài học gì thưa ông?
Tất nhiên Tòa án phải rút ra kinh nghiệm, đặc biệt là Thẩm phán xét xử.
- Hội đồng xét xử trong vụ án này thì xử lý như thế nào, thưa ông?
Tôi chưa thể nói được vì còn nhiều quan điểm khác nhau. Tất nhiên có tùy mức độ để xem xét, kể cả trách nhiệm hình sự nếu đúng là để xảy ra oan sai do cố ý ra bản án trái pháp luật thì đương nhiên Hội đồng phải chịu trách nhiệm.
Còn có phải lỗi cố ý hay không thì còn phụ thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Phạm Thịnh
Bình luận