• Zalo

9X lừa đảo làm bằng Đại học, chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Pháp luậtThứ Ba, 23/06/2015 08:05:00 +07:00Google News

Với thủ đoạn tinh vi, nam thanh niên 23 tuổi lừa làm bằng giả Đại học đã 'cuỗm' được hàng tỷ đồng.

(VTC News) - Với thủ đoạn tinh vi, nam thanh niên 23 tuổi lừa làm bằng giả Đại học đã chiếm đoạt được hàng tỷ đồng. 

Lên mạng quảng cáo làm bằng giả
Ngày 23/6, Đội 2 - Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50 - Công an TP. Hà Nội) cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Trần Tấn Đạt (23 tuổi, quê Bà Rịa - Vũng Tàu) để làm rõ hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.
Kết quả điều tra của cơ quan công an cho thấy, đầu năm 2014, Trần Tấn Đạt quảng cáo rầm rộ trên mạng Internet là có khả năng làm bằng cấp, chứng chỉ giả. Mục đích của đối tượng là để chiếm đoạt tiền của những người có nhu cầu sử dụng giấy tờ bất hợp pháp này.
Để thực hiện hành vi của mình, Đạt mua 4 chiếc CMND mang tên Bùi Công Minh, Đàm Duy Hiển, Vũ Duy Quang và Lê Đức Toàn với giá 100.000 đồng/ chiếc. Sau đó tên này dán ảnh của mình vào để hành nghề.
Đối tượng Trần Tấn Đạt 
Đạt quảng cáo trên mạng làm các loại bằng cấp, chứng chỉ với giá từ 1 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Tùy theo từng loại bằng, từng loại chứng chỉ mà Đạt sẽ ra các mức giá khác nhau.
Để nắm chắc các khoản tiền sẽ lọt vào tay mình, Đạt yêu cầu khách hàng phải thanh toán trước 30% khi đặt hàng. Khi Đạt hoàn thành bằng, chứng chỉ thì khách sẽ thanh toán số tiền còn lại. Tuy nhiên đây chỉ là một chiêu lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của Đạt, bởi hắn không hề làm được bất cứ một loại bằng hay chứng chỉ nào.
Cơ quan công an đã làm rõ, không ai nhận được giấy tờ giả do Đạt cung cấp, bởi sau khi người bị hại chuyển đủ tiền, Đạt đến ngân hàng rút tiền và tắt số điện thoại. 
Tinh vi hơn, mỗi lần đến ngân hàng, Đạt thường đội mũ lưỡi trai, đeo khẩu trang để tránh camera an ninh của ngân hàng.
"Cuỗm" 3 tỷ đồng
Cơ quan công an cho biết, 4 tài khoản do Trần Tấn Đạt sử dụng đã giao dịch tổng số tiền khoảng 3 tỷ đồng. 
Đặc biệt, với thủ đoạn tinh vi này, nhiều nạn nhân ở các tỉnh, thành phố trên cả nước đã sập bẫy của Đạt, đóng tiền cho Đạt mà không hề hay biết dính bẫy lừa.
Điển hình, tháng 1/2015, chị H. có nhu cầu xin việc cho em nên đã lên mạng tìm người làm giả bằng tốt nghiệp tại chức Đại học Luật.
Video: Đột nhập chợ bằng giả 
Chị H. tìm được thông tin do Đạt đăng trên mạng internet, đã liên hệ, thỏa thuận làm bằng giả với giá 19 triệu đồng.
Đạt yêu cầu chị H. chuyển trước 6 triệu đồng. Ngày 29/1, chị H. chuyển tiền cho Đạt và gửi thông tin cá nhân. 
Đến ngày 2/2, Đạt thông báo với chị H. đã làm xong bằng và yêu cầu chuyển 13 triệu đồng còn lại như đã thỏa thuận để nhận bằng. 
Bước đầu, cơ quan chức năng làm rõ, với thủ đoạn nêu trên Đạt đã lừa đảo và chiếm đoạt được 3 tỷ đồng.
Vụ việc đang được cơ quan công tiếp tục điều tra, làm rõ.

M.Chiến
Bình luận
vtcnews.vn