(VTC News) - Tổng thống Nga Vladimir Putin, người vừa được Forbes tiếp tục bầu chọn là nhân vật quyền lực nhất thế giới năm 2015, đã làm thế nào để không bị nghe lén?
Nghe trộm điện thoại di động vốn không phải là một việc khó đối với các điệp viên. Thậm chí khi điện thoại di động tắt thì pin điện thoại vẫn hoạt động và do đó có thể xác định được mục tiêu đang ở đâu tại thời điểm đó. Các gián điệp chắc chắn không có cơ hội nghe lén điện thoại di động của Putin, đơn giản là vì ông không dùng điện thoại di động.
Người phát ngôn của Tổng thống Nga - ông Dmitri Peskov cho biết: "Vladimir Putin không đem điện thoại di động theo người. Thông thường, khi cần phải gọi điện mà không có điện thoại cố định, một trong số những người phụ tá bên cạnh sẽ đưa điện thoại của mình cho ông Putin.
Vladimir Putin cũng chẳng bao giờ quan tâm tới độ sang chảnh, hiện đại của chiếc điện thoại mà ông dùng để nói chuyện - điều tối quan trọng là loa phải to, rõ ràng"
Ngoài liên lạc thông qua các trợ lý, Tổng thống Liên Bang Nga có các kênh liên lạc được bảo mật khác giúp đảm bảo an toàn cho các cuộc nói chuyện điện thoại. Người đứng đầu nước Nga tự xác định mức độ quan trọng của cuộc đàm thoại và từ đó những người có trách nhiệm sẽ lựa chọn thiết bị bảo mật phù hợp.
Các thiết bị của hệ thống liên lạc được trang bị các bộ mã hóa cực mạnh, mà theo chuyên gia liên lạc vô tuyến điện Avdeev Ghenadi Aleksandrovich thì nước ngoài cần khoảng 90 năm mới giải mã và nắm được nội dung các cuộc nói chuyện điện thoại của Tổng thống Putin ngày hôm nay. Các trang thiết bị bảo vệ đều do chính các chuyên gia Nga thiết kế và chế tạo.
Đây không phải là các hệ thống và công nghệ mua của nước ngoài mà hoàn toàn là các module của Nga chế tạo. Chúng được thiết kế và chuyển giao, bảo mật từ thế hệ này sang thế hệ khác từ hàng nhiều thập kỷ nay.
Hệ thống được thực hiện hoàn toàn bằng công nghệ Nga, có thể một vài linh kiện nhỏ lẻ nào đó là mua của nước ngoài, nhưng chỉ có thế và không hơn, tất cả những linh kiện, chi tiết quan trọng nhất – đều là của Nga.
Chính vì vậy, người Nga tin rằng các cơ quan tình báo nước ngoài không thể nghe lén điện thoại của các nhân vật hàng đầu của họ, trừ trường hợp đấy là các cuộc nói chuyện điện thoại mang tính chất cá nhân.
Vậy có thể nghe trộm điện thoại qua cửa kính phòng làm việc Tổng thống Nga được không?
“Quả là có những thiết bị nghe trộm nghe được cuộc nói chuyện xuyên tường ở cự ly dưới 500 mét. Nhưng những “con rệp” như vậy cài đặt quanh nơi Tổng thống làm việc ngay lập tức sẽ bị phát hiện và vô hiệu hóa” - chuyên gia vô tuyến điện Aleksandrovich nói.
Năm 2006, Tổng thống Putin từng chia sẻ ông được tặng rất nhiều điện thoại di động nhưng không sử dụng chiếc nào, bởi ông thích sử dụng các phương thức liên lạc khác hơn. Đến năm 2010, lãnh đạo nước Nga lại nói ông chẳng có chiếc điện thoại di động nào: "Nếu tôi mà có một chiếc điện thoại, nó sẽ đổ chuông cả ngày mất."
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng không sử dụng Internet. Thay vào đó, ông cập nhật tin tức bằng cách đọc các báo cáo soạn bởi người phụ tá hoặc các cơ quan tình báo hàng ngày.
Một đoạn phim tài liệu quay cảnh văn phòng của ông Putin vào năm 2012 cũng cho thấy một tập hồ sơ màu đỏ mà nhiều người cho rằng có thể là để những tệp báo cáo thường nhật của ông.
Tờ Newsweek số ra tháng 4/2014 cho biết văn phòng của Tổng thống Nga thậm chí còn không có cả TV. Trong phòng làm việc của ông, có thể thấy những đồ công nghệ thuộc dạng "cổ lỗ sĩ", ví dụ như điện thoại cố định ra đời từ những năm 1980.
Nghe trộm điện thoại di động vốn không phải là một việc khó đối với các điệp viên. Thậm chí khi điện thoại di động tắt thì pin điện thoại vẫn hoạt động và do đó có thể xác định được mục tiêu đang ở đâu tại thời điểm đó. Các gián điệp chắc chắn không có cơ hội nghe lén điện thoại di động của Putin, đơn giản là vì ông không dùng điện thoại di động.
Người phát ngôn của Tổng thống Nga - ông Dmitri Peskov cho biết: "Vladimir Putin không đem điện thoại di động theo người. Thông thường, khi cần phải gọi điện mà không có điện thoại cố định, một trong số những người phụ tá bên cạnh sẽ đưa điện thoại của mình cho ông Putin.
Vladimir Putin cũng chẳng bao giờ quan tâm tới độ sang chảnh, hiện đại của chiếc điện thoại mà ông dùng để nói chuyện - điều tối quan trọng là loa phải to, rõ ràng"
Chiếc Nokia E90 mà Putin dùng để gọi cho Medvedev thông báo về tình trạng cháy rừng là điện thoại của một trợ lý, khi ông Putin đang ở trong rừng. |
Các thiết bị của hệ thống liên lạc được trang bị các bộ mã hóa cực mạnh, mà theo chuyên gia liên lạc vô tuyến điện Avdeev Ghenadi Aleksandrovich thì nước ngoài cần khoảng 90 năm mới giải mã và nắm được nội dung các cuộc nói chuyện điện thoại của Tổng thống Putin ngày hôm nay. Các trang thiết bị bảo vệ đều do chính các chuyên gia Nga thiết kế và chế tạo.
Đây không phải là các hệ thống và công nghệ mua của nước ngoài mà hoàn toàn là các module của Nga chế tạo. Chúng được thiết kế và chuyển giao, bảo mật từ thế hệ này sang thế hệ khác từ hàng nhiều thập kỷ nay.
Các hệ thống liên lạc của ông Putin do chính người Nga thiết kế chế tạo |
Chính vì vậy, người Nga tin rằng các cơ quan tình báo nước ngoài không thể nghe lén điện thoại của các nhân vật hàng đầu của họ, trừ trường hợp đấy là các cuộc nói chuyện điện thoại mang tính chất cá nhân.
Vậy có thể nghe trộm điện thoại qua cửa kính phòng làm việc Tổng thống Nga được không?
“Quả là có những thiết bị nghe trộm nghe được cuộc nói chuyện xuyên tường ở cự ly dưới 500 mét. Nhưng những “con rệp” như vậy cài đặt quanh nơi Tổng thống làm việc ngay lập tức sẽ bị phát hiện và vô hiệu hóa” - chuyên gia vô tuyến điện Aleksandrovich nói.
Tình báo nước ngoài cần 90 năm nữa mới giải mã được các cuộc gọi của ông Putin |
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng không sử dụng Internet. Thay vào đó, ông cập nhật tin tức bằng cách đọc các báo cáo soạn bởi người phụ tá hoặc các cơ quan tình báo hàng ngày.
Một đoạn phim tài liệu quay cảnh văn phòng của ông Putin vào năm 2012 cũng cho thấy một tập hồ sơ màu đỏ mà nhiều người cho rằng có thể là để những tệp báo cáo thường nhật của ông.
Tờ Newsweek số ra tháng 4/2014 cho biết văn phòng của Tổng thống Nga thậm chí còn không có cả TV. Trong phòng làm việc của ông, có thể thấy những đồ công nghệ thuộc dạng "cổ lỗ sĩ", ví dụ như điện thoại cố định ra đời từ những năm 1980.
Thái Trần (tổng hợp)
Bình luận