• Zalo

9 thí sinh đặc biệt mùa thi 2016

Giáo dụcThứ Tư, 06/07/2016 06:18:00 +07:00Google News

Trong kỳ thi THPT quốc gia 2016, cả nước có gần 900.000 học sinh tham gia dự thi, trong đó, có rất nhiều thí sinh đặc biệt được mọi người chú ý.

Sĩ tử chống nạng

Mặc dù bị gãy chân, không thể đi lại được do bị xe máy đâm nhưng nữ sinh Nguyễn Thị Kiều Oanh vẫn chống nạng đi thi tại điểm thi trường THCS Phú Diễn - Bắc Từ Liêm - Hà Nội.

Oanh 2

Nguyễn Thị Kiều Oanh (Sóc Sơn - Hà Nội) chống nạng tới trường thi

Cách đây một tháng, trên đường đi học về, Nguyễn Thị Kiều Oanh (Sóc Sơn - Hà Nội) bị 2 thanh niên đi xe máy đâm vào làm gãy xương đùi chân trái. Sau đó, Oanh đã phải nằm viện gần 2 tuần để điều trị.

Trong kỳ thi THPT quốc gia lần này, Oanh khá lo lắng khi hơn một tháng không học được gì. Chân đau, mệt mỏi khiến nữ sinh này uể oải nhưng vì thương bố mẹ nên cô gái này thầm hứa sẽ cố gắng làm tốt bài thi.

Oanh 4

Kiều Oanh vẫn cố gắng tới trường thi

Trước đó, cô bạn này là một trong 24 thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã có cơ hội găp gỡ các tình nguyện viên để giúp đỡ trong suốt quá trình diễn ra kỳ thi THPT Quốc gia 2016.

Sinh ra từ ống nghiệm

Tại điểm thi trường Đại học Sư phạm TP.HCM 6, thí sinh Phạm Tường Lan Thy vẫn trong trang phục giản dị nhưng rất rạng rỡ. Lan Thy là nhân vật đặc biệt, em nổi tiếng cả nước với cái tên "Hot girl ống nghiệm".

lan Thy 1

 Phạm Tường Lan Thy là một trong những thí sinh nổi bật nhất của mùa thi năm nay

Trước đó, ngày 30/4/1998, Lan Thy là một trong ba trẻ thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên của Việt Nam chào đời. Đã 18 năm trôi qua, cô bé 3,2kg ngày nào giờ đã trở thành thiếu nữ 18 tuổi xinh đẹp. Tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm nay, cô khá tự tin với các môn thi như Hóa, Tiếng Anh và Ngữ văn.

Lan Thy là học sinh lớp 12B trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM). Em sở hữu bảng thành tích học tập đáng ngưỡng mộ và là thành viên đội văn nghệ trường với sở trường ca hát, chơi được nhiều loại nhạc cụ và sáng tác nhạc.

lan Thy 4

 

Theo tiết lộ trước đó, cô dự tính nộp hồ sơ vào 2 trường là đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và đại học Ngoại Thương. Cô cũng là gương mặt gây chú ý trên mạng xã hội sau cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia vào tháng 3 vừa qua.

Làm bài bằng chân

Thí sinh đặc biệt tại Thanh Hóa năm nay là em Lê Thị Thắm, học sinh lớp 12, Trường THPT Đông Sơn 1, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 

Thắm đăng ký dự thi vào Sư phạm tiếng Anh - Trường đại học Hồng Đức tại kỳ thi THPT quốc gia 2016, ở điểm thi trường THPT Quảng Xương 1, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt, em không có cả 2 cánh tay, việc viết lách đều được thực hiện bằng đôi bàn chân.

Tham

 

Để tạo điều kiện cho nữ sinh này được làm bài tốt nhất, các cán bộ coi thi đã xếp cho em một chỗ ngồi làm bài thi đặc biệt bằng cách ghép 2 chiếc ghế lại làm bàn cho em.Dù đã 19 tuổi nhưng Thắm chỉ nặng 24kg.

Sức khỏe của Thắm không tốt, cột sống của Thắm bị cong, vẹo, ruột bị tắc và suy nhược cơ thể nặng. Mới đây, em còn mắc căn bệnh viêm đường tiết niệu và u nang.

Ước mơ của Thắm là làm cô giáo dạy tiếng Anh, sau này về dạy cho các em nhỏ ở trường làng.

Nữ sinh khiếm thính

Thi sinh khiếm thính Trần Lê Khả Ái (lớp 12 trường THPT Lý Thái Tổ - quận Gò Vấp) đã được cha đưa đi thi tại điểm thi trường THCS Đoàn Thị Điểm (quận 3, TP.HCM).

kha Ai

 

Nữ sinh này rất thích vẽ và có ước mơ may đồ và thiết kế thời trang để nối nghiệp công việc của cha mẹ.Trong đợt đăng ký thi THPT quốc gia, Khả Ái đăng ký thi 5 môn gồm Toán, Văn, Anh, Lý và Hóa. 

Mới đây, thấy nghị lực của Khả Ái, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã trao học bổng toàn phần ngành thiết kế thời trang trong 4 năm học với tổng chi phí hơn 200 triệu đồng cho em. Ngoài ra, một trường ĐH khác cũng thông báo sẽ xem xét cấp học bổng cho Ái vào học ngành thiết kế sau khi em nộp 3 bảng vẽ vào tháng 7 tới.

Thi THPT trên xe lăn

Cũng hồi hộp đến điểm thi để làm thủ tục và nhận phòng thi như hàng nghìn thí sinh khác tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhưng thí sinh Lê Thị Hà An phải ngồi trên xe lăn.

Đi cùng Lê Thị Hà An còn có bạn học và người nhà để hỗ trợ An đẩy xe vào trường cũng như làm thủ tục. 

Ha An

 Thí sinh Hà An đến từ trường THPT Nguyễn Trãi, quận Ba Đình, Hà Nội

Thí sinh Hà An đến từ trường THPT Nguyễn Trãi, quận Ba Đình, Hà Nội. Ngoài ba môn bắt buộc là Toán, Ngữ Văn và Tiếng Anh, An còn đăng ký dự thi thêm môn Hóa học.

Bố cõng đi thi vì tai nạn gãy chân

Bị tai nạn trước ngày thi Trung học phổ thông quốc gia 2016, Oanh vẫn cố gắng và được bố cõng đến trường tham dự kỳ thi quan trọng này.

Oanh

 

Em Lê Thị Oanh (trú huyện Thanh Chương; học sinh trường THPT Thanh Chương 1, Nghệ An) được bố cõng đến trường dự thi, do trước đó chân của nữ sinh này bị gãy phải đi bó bột.

Sau cú ngã, Oanh được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng bị gãy chân. Sau khi thăm khám, chụp chiếu, các bác sỹ đã bó bột cố định xương cho Oanh.

Dù vết thương vẫn còn đau nhưng sau khi được bó bột, Oanh đã xin các bác sĩ về nhà để học và kịp cho ngày 1/7 tham dự kỳ thi THPT quốc gia quan trọng.

Thí sinh khiếm thị

Mai Văn Hiền (học sinh khiếm thị Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền) đã có mặt tại trường Cao đẳng Phương Đông từ rất sớm để dự thi kỳ thi THPT quốc gia.

Hien

 

Vì là học sinh khiếm thị có học lực khá nên em đã được xét đặc cách tốt nghiệp. Tuy nhiên, với mong muốn được vào đại học, Hiền vẫn quyết định dự thi 3 môn Toán, Lý, Hóa để lấy điểm xét tuyển đại học.

Không giống như những kỳ thi trước đây được thi cùng bạn, kỳ thi này, em được bố trí thi ở một phòng thi riêng nên cũng cảm thấy rất hồi hộp. 

Nữ sinh "tí hon"

Trần Nguyễn Linda Hoàng Oanh (học sinh trường THPT Ngô Thời Nhiệm, quận 9, TPHCM với biệt danh là "cô bé tí hon" vì trông em như học sinh tiểu học khi chỉ cao 1,2m.

Oanh (2)

 

Hoàng Oanh cho biết, với chiều cao không bằng người khác, em khá bị thiệt thòi so với những người khác đồng trang lứa trong cuộc sống. “

Nữ sinh “tí hon” này dự thi khối A để xét tuyển vào đại học ngành Thú ý bởi em rất thích động vật. 

Tai nạn gãy chân

Thí sinh Phạm Quang Gia Bảo, học sinh Trường THPT Hoàng Hoa Thám, quận Bình Thạnh (TP.HCM) được rất nhiều bạn tình nguyện viên hỗ trợ từ cổng trường cho vào đến phòng thi bởi em bị gãy chân phải đi thi trên xe lăn.

Bao

 

Bảo bị tai nạn gãy chân trước kỳ thi, hiện vẫn phải bó bột nên rất khó khăn trong đi lại. 

Theo đó, các sinh viên tình nguyện hỗ trợ bằng cách một bạn đẩy xe lăn, một bạn nâng chân em lên, một bạn đi theo đỡ.

Lưu Ly (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn