Đó là một trong 31 bệnh nhi điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) trong khoảng thời gian từ năm 2014-2016, được lựa chọn trong nghiên cứu về đặc điểm ngộ độc của trẻ thực hiện bởi bác sĩ Lê Phước Truyền cùng cộng sự.
Cụ thể ở 31 trẻ ngộ độc, hầu hết đều do tự tử. 80% nguyên nhân tự tử do mâu thuẫn tình cảm gia đình, 16% do mâu thuẫn với bạn bè (4 ca).
Bé gái 15 tuổi ngộ độc do uống paracetamol vì bị cha mẹ la mắng do bỏ nhà đi chơi với bạn trai được các bác sĩ cho sử dụng N-acetylcysteine và xuất viện sau đó.
Trường hợp của bé Nam (15 tuổi, tên đã thay đổi), học lớp 9 tại quận 8 (TP.HCM) lại uống thuốc độc vì mâu thuẫn bên ngoài.
Chỉ vì bị bạn bè trêu chọc dẫn đến cãi nhau, bệnh nhi đã lấy cinnarizine của cha uống, ngộ độc nặng. 6 tiếng đồng hồ sau đó, gia đình mới phát hiện và đưa đi cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Bệnh nhi được rửa dạ dày, dùng than hoạt tính, đặt nội khí quản. May mắn là sau 5 tiếng, bé đã tỉnh lại.
“Có những trường hợp còn xử trí chưa thích hợp ở tuyến trước. Ba trẻ tử vong ở BV có một ca bị ngộ độc paraquat, một ca ngộ độc phốt pho hữu cơ nặng, một ca ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật. Sáu trường hợp trẻ ngộ độc paraquat khi được cho về có dấu hiệu suy thận” – nhóm bác sĩ nhận định.
Theo nhóm bác sĩ nghiên cứu, trẻ uống thuốc độc vì mâu thuẫn với gia đình, bạn bè thường ở lứa tuổi hiếu thắng, tâm lý chưa ổn định, dễ bị kích thích bên ngoài. Đáng chú ý, có 17/31 trường hợp trẻ bị ngộ độc có cha mẹ học vấn ít, hoàn cảnh khó khăn nên ít theo sát con cái.
Duy nhất có một trường hợp bị đầu độc trong số các bệnh nhân được khảo sát là bé gái 15 tuổi, quê Khánh Hòa.
Cụ thể, sau khi bị gia đình ngăn cấm chuyện yêu đương, người bạn trai mới 15 tuổi đã uống thuốc diệt cỏ paraquat tự tử trước (và tử vong sau đó), sau đó ép cô bé uống chung.
Bệnh nhi nhập viện trong trạng thái tỉnh táo nhưng đã bị loét họng. Kết quả xét nghiệm máu dương tính với paraquat, ảnh X-quang ngực cho thấy có tình trạng xơ phổi.
Sau một thời gian điều trị, bệnh nhi được cho về tình trạng quá nặng.
Nhóm bác sĩ BV Nhi đồng 1 đề cao vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc hỗ trợ trẻ vượt qua các vấn đề về tâm lý, nhằm tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra.
>>Đọc thêm: Phẫu thuật miễn phí, sửa khớp háng cho cô bé mồ côi bị bỏ rơi từ lúc 1 tháng tuổi
Bình luận