(VTC News) - Công an tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản gửi Bộ Công an báo cáo về kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn khiến 8 người chết trong lò vôi xảy ra trên địa bàn.
Báo cáo của Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, lúc 16h30 ngày 1/1, tại cơ sở sản xuất vôi của gia đình ông Lê Văn Thong (SN 1959) và vợ là bà Lê Thị Nguyên (SN 1963), ở thôn 1, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, xảy ra vụ tai nạn lao động làm 8 người chết, 1 người bị thương.
Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, ông Thong và bà Nguyên có thuê ông Phạm Văn Tuyên (SN 1963, ở thôn 1, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống) làm công nhân kỹ thuật.
Vào thời điểm trên, khi mọi người đã xếp được khoảng 2/3 nguyên liệu (đá và than) vào lò, ông Thong châm lửa phía dưới lò, ông Tuyên tiếp tục xếp nguyên liệu trên lò cho đầy. Đây là quy trình sản xuất vôi được người dân ở đây áp dụng nhiều năm qua.
Khi đang xếp nguyên liệu thì bất ngờ ông Tuyên ngất xỉu, ông Thong hô hoán để mọi người biết, đồng thời lao vào cứu ông Tuyên.
Không thấy ông Tuyên và ông Thong ra, 7 người xung quanh (trong đó có vợ và con ông Thong và những người đang làm ở lò vôi bên cạnh) chạy vào cứu thì lần lượt ngất xỉu, bất tỉnh.
Phát hiện sự việc, người dân đã chạy tới phá cửa hông lò vôi, lấy quạt thổi khí rồi đưa các nạn nhân ra ngoài và nhanh chóng đưa tới bệnh viện cấp cứu.
Tuy nhiên, đến 19h00 cùng ngày, đã có 8 nạn nhân tử vong gồm: ông Lê Văn Thong (SN 1959), chị Lê Thị Mai (SN 1985, con gái đầu của ông Thong), chị Lê Thị Nga (SN 1990, con gái thứ hai của ông Thong, đang mang bầu), ông Phạm Văn Tuyên (SN 1963), ông Nguyễn Đình Hoàn (SN 1959), ông Hoàng Văn Việt (SN 1978), tất cả cùng Ngụ xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống; ông Lê Văn Tân (SN 1972) và Lê Gia Cường (SN 1986), cùng ngụ xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống.
Đại tá Nguyễn Văn Bính, Phó giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa, cho biết nhiều khả năng 9 nạn nhân bị ngộ độc khí CO.
Trưa 2/1, huyện ủy, UBND huyện Nông Cống cũng đã tổ chức họp báo để thông tin nhanh về vụ việc.
Tại buổi họp, ông Lê Thanh Hải - bí thư Huyện ủy Nông Cống nhận định đây là vụ việc rất nghiêm trọng.
Theo ông Hải, từ tối 1/1 đến chiều 2/1, đại diện cơ quan chức năng đều túc trực tại gia đình 8 nạn nhân để lo tang lễ cho những người xấu số.
Bước đầu, UBND tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ 5 triệu đồng đối với mỗi nạn nhân tử vong, 3 triệu đồng và miễn hoàn toàn tiền viện phí cho người bị thương; UBND huyện Nông Cống và các cơ quan ban ngành của huyện hỗ trợ 10 triệu đồng cho mỗi nạn nhân tử vong, 7 triệu đồng cho người bị thương.
“Trong thời gian tới, huyện và xã sẽ tiếp tục hỗ trợ gia đình các nạn nhân ổn định cuộc sống, ông Hải cho hay.
Lãnh đạo huyện Nông Cống thừa nhận, trong thời gian qua, công tác kiểm tra an toàn lao động của cơ quan chức năng đối với lò vôi thủ công chưa thường xuyên, chưa quan tâm đúng mức.
Trong thời gian tới, UBND huyện Nông Cống sẽ tăng cường kiểm tra, nếu phát hiện hộ dân nào sản xuất vôi không an toàn sẽ đình chỉ hoạt động.
Đinh Lê
Báo cáo của Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, lúc 16h30 ngày 1/1, tại cơ sở sản xuất vôi của gia đình ông Lê Văn Thong (SN 1959) và vợ là bà Lê Thị Nguyên (SN 1963), ở thôn 1, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, xảy ra vụ tai nạn lao động làm 8 người chết, 1 người bị thương.
Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, ông Thong và bà Nguyên có thuê ông Phạm Văn Tuyên (SN 1963, ở thôn 1, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống) làm công nhân kỹ thuật.
Lò vôi xảy ra vụ ngạt khí khiến 9 người thương vong. |
Vào thời điểm trên, khi mọi người đã xếp được khoảng 2/3 nguyên liệu (đá và than) vào lò, ông Thong châm lửa phía dưới lò, ông Tuyên tiếp tục xếp nguyên liệu trên lò cho đầy. Đây là quy trình sản xuất vôi được người dân ở đây áp dụng nhiều năm qua.
Khi đang xếp nguyên liệu thì bất ngờ ông Tuyên ngất xỉu, ông Thong hô hoán để mọi người biết, đồng thời lao vào cứu ông Tuyên.
Không thấy ông Tuyên và ông Thong ra, 7 người xung quanh (trong đó có vợ và con ông Thong và những người đang làm ở lò vôi bên cạnh) chạy vào cứu thì lần lượt ngất xỉu, bất tỉnh.
Phát hiện sự việc, người dân đã chạy tới phá cửa hông lò vôi, lấy quạt thổi khí rồi đưa các nạn nhân ra ngoài và nhanh chóng đưa tới bệnh viện cấp cứu.
Tuy nhiên, đến 19h00 cùng ngày, đã có 8 nạn nhân tử vong gồm: ông Lê Văn Thong (SN 1959), chị Lê Thị Mai (SN 1985, con gái đầu của ông Thong), chị Lê Thị Nga (SN 1990, con gái thứ hai của ông Thong, đang mang bầu), ông Phạm Văn Tuyên (SN 1963), ông Nguyễn Đình Hoàn (SN 1959), ông Hoàng Văn Việt (SN 1978), tất cả cùng Ngụ xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống; ông Lê Văn Tân (SN 1972) và Lê Gia Cường (SN 1986), cùng ngụ xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống.
Đại tá Nguyễn Văn Bính, Phó giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa, cho biết nhiều khả năng 9 nạn nhân bị ngộ độc khí CO.
Trưa 2/1, huyện ủy, UBND huyện Nông Cống cũng đã tổ chức họp báo để thông tin nhanh về vụ việc.
Tại buổi họp, ông Lê Thanh Hải - bí thư Huyện ủy Nông Cống nhận định đây là vụ việc rất nghiêm trọng.
Theo ông Hải, từ tối 1/1 đến chiều 2/1, đại diện cơ quan chức năng đều túc trực tại gia đình 8 nạn nhân để lo tang lễ cho những người xấu số.
Bước đầu, UBND tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ 5 triệu đồng đối với mỗi nạn nhân tử vong, 3 triệu đồng và miễn hoàn toàn tiền viện phí cho người bị thương; UBND huyện Nông Cống và các cơ quan ban ngành của huyện hỗ trợ 10 triệu đồng cho mỗi nạn nhân tử vong, 7 triệu đồng cho người bị thương.
“Trong thời gian tới, huyện và xã sẽ tiếp tục hỗ trợ gia đình các nạn nhân ổn định cuộc sống, ông Hải cho hay.
Lãnh đạo huyện Nông Cống thừa nhận, trong thời gian qua, công tác kiểm tra an toàn lao động của cơ quan chức năng đối với lò vôi thủ công chưa thường xuyên, chưa quan tâm đúng mức.
Trong thời gian tới, UBND huyện Nông Cống sẽ tăng cường kiểm tra, nếu phát hiện hộ dân nào sản xuất vôi không an toàn sẽ đình chỉ hoạt động.
Đinh Lê
Bình luận