Ông Đặng Văn Chính, Chánh thanh tra Bộ Y tế cho biết, có 8 bệnh viện báo cáo đã mua trang thiết bị y tế của Công ty Bio-Rad - đơn vị khai đưa hối lộ 2,2 triệu đôla cho các quan chức Việt Nam.
Theo ông Chính, đó chủ yếu là những bệnh viện lớn, tuyến trên. Hạn chót để các đơn vị gửi báo cáo là ngày 15/11. “Việc này cũng mất thời gian, gây một số khó khăn cho các bệnh viện vì phải tìm lại thông tin từ năm 2005 đến 2013. Quan điểm của Bộ Y tế là quyết tâm làm rõ, xác minh thông tin rõ ràng, dựa trên thông tin các bệnh viện cung cấp để truy nguồn”, ông Chính nói.
Ngày 11/11, Bộ Y tế có công văn gửi Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đề nghị Tổng cục Hải quan hợp tác, phối hợp cung cấp thông tin về các mặt hàng của hãng Bio-Rad sản xuất được nhập khẩu vào Việt Nam trong giai đoạn từ 1/1/2005 đến 31/12/2010. Các mặt hàng của công ty này gồm: thuốc, dược phẩm; văcxin, sinh phẩm; thiết bị y tế; vật tư, phụ kiện; hóa chất. Bộ Y tế đề nghị cung cấp các thông tin nêu trên về Thanh tra Bộ Y tế trước ngày 20/11.
Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế), qua rà soát trong giai đoạn 2011-2013 đã tìm thấy 6 công ty có đơn hàng nhập khẩu thiết bị từ Bio-Rad. Tuy nhiên, vẫn chưa có công ty nhập khẩu nào chủ động báo cáo lên Bộ. Qua kiểm tra sơ bộ ban đầu cũng như phán đoán các hãng hối lộ (nếu có), để đưa sản phẩm vào Việt Nam điểm mấu chốt là từ các đơn vị, bệnh viện.
Theo thông tin ban đầu, Công ty Bio-Rad Laboratories vào Việt Nam từ năm 2005 và đến năm 2013 thì ngừng hoạt động. Trong quãng thời gian hoạt động tại Việt Nam, Công ty có văn phòng đại diện tại Hà Nội và TP.HCM.
Trang thiết bị y tế của Bio-Rad có thể được đưa vào bệnh viện theo nhiều nguồn: viện trợ, đấu thầu từ ngân sách, nguồn vốn vay hoặc xã hội hóa. Với hình thức xã hội hóa, công ty đặt máy xét nghiệm ở bệnh viện, cùng khai thác, lợi nhuận được chia theo thỏa thuận.
Trước đó ngày 6/11, Vụ Trang thiết bị và công trình y tế đã có buổi làm việc với cơ quan chức năng, trong đó có công an. Nội dung phối hợp làm rõ thông tin, bàn các biện pháp phối hợp xác mình làm rõ thông tin.
Sở Y tế Hà Nội cũng vừa có công văn yêu cầu các đơn vị trong ngành rà soát việc mua sắm và sử dụng thiết bị, hóa chất và vật tư y tế do hãng Bio-Rad sản xuất. Nếu đơn vị nào sử dụng cần liệt kê đầy đủ mặt hàng đã và đang sử dụng từ năm 2005 đến năm 2014 (bao gồm tên thiết bị, model, năm sản xuất); cung cấp các tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Bộ Tư pháp Mỹ cùng Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch công bố từ năm 2005 đến 2010, các công ty con của Bio-Rad ở châu Âu và châu Á đã hối lộ các quan chức nước sở tại, trong đó có Việt Nam. Riêng tại Việt Nam, số tiền mà nhân viên của Bio-Rad khai bỏ ra để hối lộ nhằm đổi lấy các hợp đồng là 2,2 triệu USD.
Theo Zing
Ngày 11/11, Bộ Y tế có công văn gửi Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đề nghị Tổng cục Hải quan hợp tác, phối hợp cung cấp thông tin về các mặt hàng của hãng Bio-Rad sản xuất được nhập khẩu vào Việt Nam trong giai đoạn từ 1/1/2005 đến 31/12/2010. Các mặt hàng của công ty này gồm: thuốc, dược phẩm; văcxin, sinh phẩm; thiết bị y tế; vật tư, phụ kiện; hóa chất. Bộ Y tế đề nghị cung cấp các thông tin nêu trên về Thanh tra Bộ Y tế trước ngày 20/11.
Ảnh minh họa. Nguồn Nld.com.vn |
Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế), qua rà soát trong giai đoạn 2011-2013 đã tìm thấy 6 công ty có đơn hàng nhập khẩu thiết bị từ Bio-Rad. Tuy nhiên, vẫn chưa có công ty nhập khẩu nào chủ động báo cáo lên Bộ. Qua kiểm tra sơ bộ ban đầu cũng như phán đoán các hãng hối lộ (nếu có), để đưa sản phẩm vào Việt Nam điểm mấu chốt là từ các đơn vị, bệnh viện.
Theo thông tin ban đầu, Công ty Bio-Rad Laboratories vào Việt Nam từ năm 2005 và đến năm 2013 thì ngừng hoạt động. Trong quãng thời gian hoạt động tại Việt Nam, Công ty có văn phòng đại diện tại Hà Nội và TP.HCM.
Trang thiết bị y tế của Bio-Rad có thể được đưa vào bệnh viện theo nhiều nguồn: viện trợ, đấu thầu từ ngân sách, nguồn vốn vay hoặc xã hội hóa. Với hình thức xã hội hóa, công ty đặt máy xét nghiệm ở bệnh viện, cùng khai thác, lợi nhuận được chia theo thỏa thuận.
Trước đó ngày 6/11, Vụ Trang thiết bị và công trình y tế đã có buổi làm việc với cơ quan chức năng, trong đó có công an. Nội dung phối hợp làm rõ thông tin, bàn các biện pháp phối hợp xác mình làm rõ thông tin.
Sở Y tế Hà Nội cũng vừa có công văn yêu cầu các đơn vị trong ngành rà soát việc mua sắm và sử dụng thiết bị, hóa chất và vật tư y tế do hãng Bio-Rad sản xuất. Nếu đơn vị nào sử dụng cần liệt kê đầy đủ mặt hàng đã và đang sử dụng từ năm 2005 đến năm 2014 (bao gồm tên thiết bị, model, năm sản xuất); cung cấp các tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Bộ Tư pháp Mỹ cùng Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch công bố từ năm 2005 đến 2010, các công ty con của Bio-Rad ở châu Âu và châu Á đã hối lộ các quan chức nước sở tại, trong đó có Việt Nam. Riêng tại Việt Nam, số tiền mà nhân viên của Bio-Rad khai bỏ ra để hối lộ nhằm đổi lấy các hợp đồng là 2,2 triệu USD.
Theo Zing
Bình luận