Chiều 12/6, trong phiên chất vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các đại biểu lại tiếp tục quan tâm đến tình trạng hơn 72.000 cử nhân thất nghiệp.
Đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) cho rằng vấn đề sinh viên sinh viên tốt nghiệp ra trường thất nghiệp không chỉ là câu hỏi cho riêng ngành giáo dục mà cần phải giải quyết ở cấp cao hơn.
Đại biểu Thắng dẫn lại số liệu trong báo cáo của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trình bày trước Quốc hội tại phiên khai mạc có tới 72.000 lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chưa tìm được việc làm.
Theo con số trên báo chí trong những ngày gần đây con số đó trên 100.000. Theo thống kê tại Hà Nội 5 tháng đầu năm 2014 số lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp có từ 25-30% có trình độ từ cao đẳng trở lên.
Nếu tính kinh phí nhà nước cấp cho các trường công lập để đào tạo một sinh viên trong 1 năm khoảng 7 triệu đồng, gia đình bỏ ra ít nhất 1 triệu đồng/ tháng để lo sinh hoạt phí cho con em.
“Thời gian học một khóa học khoảng 4 năm, ta đang lãng phí nguồn lực xã hội ít nhất khoảng 7.000-8.000 tỷ đồng, bằng 1/2 số kinh phí vừa qua Quốc hội đã rất quyết tâm, trách nhiệm biểu quyết để dành cho chương trình biển Đông.
Sự lãng phí kép sẽ diễn ra khi nguồn lao động có trình độ cao này không đóng góp được cho xã hội theo đúng trình độ được đào tạo”, đại biểu Thắng nói.
Vị đại biểu này tiếp tục đề nghị Chính phủ phải đưa ra các giải pháp cụ thể để giải quyết tình trạng này.
Trả lời câu hỏi này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết khi tăng 1% GDP thì chúng ta giải quyết được 300.000 việc làm. Vì vậy năm 2014 chúng ta phải giải quyết cho được 1,6 triệu việc làm.
“Nhưng trong điều kiện như vậy, 1 năm như báo cáo Quốc hội đã biết đã có trên 400.000 sinh viên ra trường, chưa kể 10.000 sinh viên tốt nghiệp từ nước ngoài, bức xúc về việc làm rất lớn và 1 năm có 1.000.000 thanh niên bước vào độ tuổi lao động thì nhu cầu việc làm lớn ở mức độ nào”, ông Phúc thông tin.
Trên tinh thần tăng 1% GDP giải quyết được 300.000 việc làm, giải pháp đầu tiên phải cần tăng trưởng để giải quyết việc làm. Cho nên phải phát triển doanh nghiệp, trang trại phải có những hình thức sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ giải quyết việc làm.
Bên cạnh đó, việc đào tạo của chúng ta phải gắn với nhu cầu xã hội, với thị trường, không thể đào tạo không có "đầu ra".
Chúng ta phải có chính sách hỗ trợ việc làm, đặc biệt chính sách lao động, chính sách xuất khẩu lao động trong thời gian tới tốt hơn. Vừa rồi chính xác lao động đã mang lại tác dụng tốt ở nhiều vùng, kể cả vùng núi, vùng ven biển. Phó Thủ tướng cho rằng việc này phải tiếp tục thực hiện trong khi thị thường đang yêu cầu rất lớn. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần một nguồn nhân lực chất lượng cao.
“Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cần làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên gắn với thị trường lao động, tức là phải quy hoạch nguồn nhân lực. Hai là nâng cao chất lượng đào tạo. Thứ ba là đẩy mạnh cơ cấu, nâng cao chất lượng tăng trưởng ở mức hợp lý để giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo. Những giải pháp như vậy hy vọng trong thời gian tới sẽ góp phần giải quyết việc làm đang là vấn đề bức xúc, nhất là số sinh viên, học sinh tốt nghiệp đại học mà chưa có việc làm”, Phó Thủ tướng kết luận.
Phạm Thịnh
Đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) cho rằng vấn đề sinh viên sinh viên tốt nghiệp ra trường thất nghiệp không chỉ là câu hỏi cho riêng ngành giáo dục mà cần phải giải quyết ở cấp cao hơn.
Tình trạng hơn 72.000 cử nhân thất nghiệp khiến nhiều đại biểu lo lắng |
|
Theo con số trên báo chí trong những ngày gần đây con số đó trên 100.000. Theo thống kê tại Hà Nội 5 tháng đầu năm 2014 số lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp có từ 25-30% có trình độ từ cao đẳng trở lên.
Nếu tính kinh phí nhà nước cấp cho các trường công lập để đào tạo một sinh viên trong 1 năm khoảng 7 triệu đồng, gia đình bỏ ra ít nhất 1 triệu đồng/ tháng để lo sinh hoạt phí cho con em.
Đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) cho rằng việc sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường đã khiến cho nguồn lực xã hội lãng phí khoảng 8.000 tỷ đồng |
Sự lãng phí kép sẽ diễn ra khi nguồn lao động có trình độ cao này không đóng góp được cho xã hội theo đúng trình độ được đào tạo”, đại biểu Thắng nói.
Vị đại biểu này tiếp tục đề nghị Chính phủ phải đưa ra các giải pháp cụ thể để giải quyết tình trạng này.
Trả lời câu hỏi này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết khi tăng 1% GDP thì chúng ta giải quyết được 300.000 việc làm. Vì vậy năm 2014 chúng ta phải giải quyết cho được 1,6 triệu việc làm.
“Nhưng trong điều kiện như vậy, 1 năm như báo cáo Quốc hội đã biết đã có trên 400.000 sinh viên ra trường, chưa kể 10.000 sinh viên tốt nghiệp từ nước ngoài, bức xúc về việc làm rất lớn và 1 năm có 1.000.000 thanh niên bước vào độ tuổi lao động thì nhu cầu việc làm lớn ở mức độ nào”, ông Phúc thông tin.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết tình trạng hơn 72.000 cử nhân thất nghiệp trong thời gian tới |
Trên tinh thần tăng 1% GDP giải quyết được 300.000 việc làm, giải pháp đầu tiên phải cần tăng trưởng để giải quyết việc làm. Cho nên phải phát triển doanh nghiệp, trang trại phải có những hình thức sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ giải quyết việc làm.
Bên cạnh đó, việc đào tạo của chúng ta phải gắn với nhu cầu xã hội, với thị trường, không thể đào tạo không có "đầu ra".
Chúng ta phải có chính sách hỗ trợ việc làm, đặc biệt chính sách lao động, chính sách xuất khẩu lao động trong thời gian tới tốt hơn. Vừa rồi chính xác lao động đã mang lại tác dụng tốt ở nhiều vùng, kể cả vùng núi, vùng ven biển. Phó Thủ tướng cho rằng việc này phải tiếp tục thực hiện trong khi thị thường đang yêu cầu rất lớn. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần một nguồn nhân lực chất lượng cao.
“Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cần làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên gắn với thị trường lao động, tức là phải quy hoạch nguồn nhân lực. Hai là nâng cao chất lượng đào tạo. Thứ ba là đẩy mạnh cơ cấu, nâng cao chất lượng tăng trưởng ở mức hợp lý để giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo. Những giải pháp như vậy hy vọng trong thời gian tới sẽ góp phần giải quyết việc làm đang là vấn đề bức xúc, nhất là số sinh viên, học sinh tốt nghiệp đại học mà chưa có việc làm”, Phó Thủ tướng kết luận.
Phạm Thịnh
Bình luận