• Zalo

70% tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại các cảng Trung Quốc

Kinh tếChủ Nhật, 03/01/2016 05:46:00 +07:00 Google News

Khoảng 70% số lượng tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại các cảng biển Trung Quốc trong năm 2015.

Khoảng 70% số lượng tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại các cảng biển Trung Quốc trong năm 2015.

Theo ông Nguyễn Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2015, số lượng tàu biển bị lưu giữ tại các chính quyền hàng hải nước ngoài đã giảm. Tuy nhiên, khoảng 70% số lượng tàu biển bị lưu giữ tại các cảng biển Trung Quốc.


Trung Quốc lưu giữ 70% tàu

Báo cáo của Cục Hàng hải cho thấy, tính từ 1/1/2015 đến hết ngày 15/12/2015, đã có 829 lượt tàu biển Việt Nam bị kiểm tra (trong đó 687 lượt tàu biển kiểm tra lần đầu, 142 lượt tàu biển kiểm tra theo dạng tiếp theo, giảm 34 lượt so với cùng kỳ năm 2014) tại các cảng của khu vực Tokyo-MOU (Tổ chức các quốc gia tham gia bản ghi nhớ Tokyo về hợp tác kiểm tra tàu tại các cảng biển (PSC) khu vực châu Á-Thái Bình Dương) bị lưu giữ 20 lượt tàu (đã giảm 6 lượt tàu so với cùng kỳ năm 2014 và giảm 26 lượt tàu so với cùng kỳ năm 2013).

Tàu contaitner Northern Genius (Nhật Bản) cập cảng SPCT thuộc cụm cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè (Thành phố Hồ Chí Minh). (Ảnh: TTXVN) 
Đáng chú ý, 14/20 tàu bị lưu giữ bởi chính quyền hàng hải Trung Quốc (chiếm 70%). 2 tàu lưu giữ bởi chính quyền hàng hải Singapore, 2 tàu lưu giữ bởi chính quyền hàng hải Philippines...

Tại các khu vực khác, Việt Nam có 09 tàu bị lưu giữ bởi Indian Ocean-MOU và 01 tàu bị lưu giữ tại khu vực Biển Đen (Black Sea - Mou).

Trong tổng số 20 tàu biển Việt Nam bị lưu giữ trong khu vực Tokyo-MOU, các Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển của các nước trong khu vực đã phát hiện 140 khiếm khuyết trong đó có tới 46 khiếm khuyết nghiêm trọng dẫn đến lưu giữ tàu, trong đó được chia ra khiếm khuyết liên quan đến trang thiết bị chiếm 73,9%, khiếm khuyết liên quan đến giấy tờ tài liệu tàu chiếm 6,52% và khiếm khuyến liên quan đến vận hành của thuyền viên là 17,3%.

Trong năm 2015, Cục Hàng hải Việt Nam và các Cảng vụ Hàng hải đã cố gắng thực hiện một cách tốt nhất công tác kiểm tra tàu biển theo đúng quy định, hướng dẫn của pháp luật Việt Nam và của Tổ chức Tokyo-MOU; cập nhật các quy định mới về kiểm tra tàu, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ, chia sẻ kinh nghiệm, kịp thời đưa ra các biện pháp để giảm thiểu tối đa tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài.

“Năm 2015, tuy rằng một số biện pháp trong Đề án “Đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi Danh sách đen của Tokyo-MOU vào cuối năm 2014” đã tạm dừng nhưng số lượt tàu biển bị lưu giữ tiếp tục giảm hơn so với năm 2014 và tỷ lệ lưu giữ cũng giảm sâu hơn (2,9% so với 3,6%),” Phó cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Hoàng đánh giá.

Liên quan đến việc đăng kiểm tàu biển, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Vũ Hồng Hải cho rằng, Cục Đăng kiểm nâng cao công tác kiếm tra, giám sát, hậu kiếm, kiểm tra chéo để xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khiếm khuyết kỹ thuật dẫn đến việc tàu bị lưu giữ PSC, đế có các biện pháp xử lý và các hành động khắc phục, phòng ngừa cần thiết.

“Cục Đăng kiểm quy trách nhiệm xử lý kỷ luật nghiêm một số đăng kiểm viên và đơn vị đăng kiểm liên quan đến khiếm khuyết dẫn đến việc tàu bị lưu giữ; làm rõ trách nhiệm của các Cảng vụ Hàng hải có tàu xuất cảnh từ khu vực mình quản lý đi nước ngoài bị lưu giữ,” ông Vũ Hồng Hải khẳng định.

“Tàu biển đâm va tàu cá, xong bỏ đi”

Cũng theo vị Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, trong năm 2015, tai nạn hàng hải có xu hướng gia tăng về số vụ (23/16 vụ) nhưng số người chết và mất tích giảm (7/10 người) so với năm 2014.

“Nhìn chung, mặc dù số vụ tai nạn hàng hải năm 2015 nhiều hơn so với năm trước đó, tuy nhiên, chỉ có 2 vụ đặc biệt nghiêm trọng. Đặc biệt, số vụ tai nạn hàng hải liên quan đến tàu cá tăng (7/23 vụ) trong đó nhiều vụ tàu biển sau khi đâm va với tàu cá đã không dừng lại để cứu người bị nạn mà tiếp tục hành trình,” ông Nguyễn Hoàng tiết lộ.

Giải thích nguyên nhân chính các tai nạn hàng hải, lãnh đạo Cục Hàng hải cho rằng, thuyền viên không thực hiện nghiêm túc công tác cảnh giới khi tàu hành trình trên biển; thuyền viên, ngư dân còn hạn chế về trình độ, thiếu sự tuân thủ đầy đủ các quy định về hành hải như tốc độ an toàn, đèn hiệu... thực hiện điều động chưa phù hợp dẫn đến đâm va.

Ngoài ra, số vụ tai nạn hàng hải liên quan đến tàu cá tăng là do tàu cá khi hoạt động đánh bắt cá trên biển không thực hiện đúng quy tắc tránh va trên biển về đèn tín hiệu, hành trình và tránh va; không bố trí người trực ca, cảnh giới đồng thời mật độ giao thông hàng hải ngày càng tăng cao dẫn đến nguy cơ va chạm, xảy ra tai nạn ngày càng lớn.

Nhằm hạn chế tai nạn hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát tàu biển Việt Nam chạy tuyến nội địa; xử lý nghiêm các vi phạm về chứng chỉ, bằng cấp chuyên môn giả mạo, các quy định pháp luật về an toàn hàng hải; kiên quyết không để các phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn hàng hải rời cảng biển; đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật hàng hải...

Cục Hàng hải cũng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan giải tỏa các điểm khai thác cát trái phép, đăng đáy khai thác thủy sản, phương tiện nuôi trồng thủy sản và các phương tiện thủy nội địa, tàu cá hoạt động lấn chiếm luồng hàng hải...


Nguồn: Báo Hải quan
Bình luận
vtcnews.vn