Ngày 4/7, Google thông báo đã có tới hơn 70.000 người yêu cầu hãng này xóa bỏ các đường link trên mạng về họ theo phán quyết “quyền được lãng quên” của châu Âu.
Tháng trước, Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) ra phán quyết buộc Google phải xem xét khi có người đề nghị xóa bỏ kết quả tìm kiếm trên trang Google có thể ảnh hưởng đến uy tín hoặc cuộc sống của họ. Nếu thấy các thông tin tìm kiếm này “đã cũ” hoặc “không chính xác”, Google phải xóa bỏ các đường link này.
Tháng trước, Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) ra phán quyết buộc Google phải xem xét khi có người đề nghị xóa bỏ kết quả tìm kiếm trên trang Google có thể ảnh hưởng đến uy tín hoặc cuộc sống của họ. Nếu thấy các thông tin tìm kiếm này “đã cũ” hoặc “không chính xác”, Google phải xóa bỏ các đường link này.
Google bị chỉ trích từ nhiều phía vì vụ “quyền được lãng quên” - Ảnh: CNET |
Trước đó Google từng vận động để ECJ không đưa ra phán quyết này nhưng bất thành. Sau đó Google đã đưa mẫu đơn đề nghị “quyền được lãng quên” lên mạng.
Theo AFP, mới đây Google cho biết tính đến hôm nay đã có hơn 70.000 người đòi Google thực thi “quyền được lãng quên” của họ.
Theo AFP, mới đây Google cho biết tính đến hôm nay đã có hơn 70.000 người đòi Google thực thi “quyền được lãng quên” của họ.
Tuy nhiên việc Google xóa bỏ nhiều đường link đã vấp phải sự phản đối dữ dội của giới truyền thông quốc tế. Biên tập viên kinh tế hãng BBC Robert Peston chỉ trích Google đã xóa đường link bài viết của ông về cựu chủ tịch ngân hàng Merrill Lynch, ngài Stan O’Neal.
Báo Guardian phản đối việc sáu đường link tới các bài viết của báo này đã bị xóa khỏi trang tìm kiếm Google, ba trong số đó liên quan đến vụ bê bối của một trọng tài giải ngoại hạng Scotland hiện đã nghỉ hưu. Guardian cho rằng Google không có lý do gì để xóa bỏ đường link các bài báo này.
Báo mạng Mail Online cũng than phiền về việc đường link các bài viết cũng về trọng tài Scotland trên bị xóa bỏ. “Các ví dụ này cho thấy quyền được quên lãng là chuyện vô lý. Điều đó tương tự như đi vào thư viện và đốt các cuốn sách bạn không thích” - đại diện Mail Online Martin Clarke bức xúc.
Google cho biết đang xem xét nghiêm túc từng đề nghị “quên lãng”. “Chúng tôi mới chỉ hành động theo phán quyết của ECJ. Đây là một tiến trình mới đối với chúng tôi. Chúng tôi sẽ lắng nghe các phản hồi” - AFP dẫn lời một đại diện Google.
Theo Tuổi trẻ
Bình luận