Tìm hiểu thông tin về trường đào tạo và môi trường xung quanh
Trước khi bắt đầu đi du học, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về cơ sở đào tạo (trường, viện, trung tâm) mình có ý định sang học từ nhiều nguồn khác nhau.
Những thông tin cần thiết như ngành học, chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo, năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học, đội ngũ cán bộ nghiên cứu/giảng dạy… bạn có thể tham khảo thông tin từ nhiều nguồn hoặc liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học để được tư vấn lựa chọn trường phù hợp nhất.
Biết rõ thông tin về ngôn ngữ, đời sống, văn hóa bản xứ sẽ giúp bạn bớt bỡ ngỡ khi đến nơi. Những thông tin về ký túc xá, nhà trọ như trong trường có chỗ ở cho sinh viên nước ngoài không, phòng ở bao nhiêu người, điều kiện sinh hoạt thế nào, có gần nơi học không, đi lại có thuận lợi không…cũng là những điều bạn cần tìm hiểu trước khi sang học.
Học phát âm tiếng Anh chuẩn
Ban đầu phải đi từ phát âm ở mức chấp nhận được trước, rồi mới tăng độ chính xác lên sau. Phát âm tiếng Anh chuẩn là một trong những yếu tố quan trọng. Nhưng vấn đề phát âm thì phải học từ từ và học mỗi ngày.
Khi giao tiếp với người bản ngữ, bạn nên mạnh dạn yêu cầu họ “sửa lưng” một cách trực tiếp. Khi bạn sửa phát âm cho mình thì đừng có ngại, ghi chú lại, về nhà soi gương mà luyện tập, tới khi nào phát âm được thì thôi.
Lưu ý: Bạn nên dành thời gian thích đáng để chuẩn bị cho du học. Chuẩn bị về ngoại ngữ là lâu dài nhất, cần dành ít nhất là 6 tháng đến 1 năm để học ngoại ngữ trước khi du học, sao cho khi đến nước bạn, chúng ta đã có khả năng giao tiếp tối thiểu.
Phải biết quản lý thời gian
Bạn phải cân bằng giữa việc học, việc làm thêm, công tác xã hội và các mối quan hệ khác. Quản lý thời gian là kỹ năng giúp bạn làm chủ bản thân, nâng cao hiệu quả công việc.
Là một du học sinh ở các nước phương Tây, bạn phải học toàn thời gian (full-time) để duy trì tình trạng hợp pháp về cư trú và học full-time thì y như làm một nghề toàn thời gian.
Du học sinh hầu hết đều phải đi làm thêm, nếu là du học sinh Mỹ thì việc làm “chui” khá phổ biến. Vì theo quy định, bạn được làm thêm tối đa 20h/tuần trong trường, còn nếu làm ở ngoài (off-campus) thì phải đúng chuyên môn của bạn và phải được sự đồng ý của trường bạn theo học.
Đa số công việc trong trường rất khó tìm. Nếu bạn học cao học thì có cơ hội được nhận vào làm trợ giảng, lúc đó sẽ dễ dàng hơn.
Để trở thành một học sinh tiềm năng, một ứng cử viên sáng giá để săn việc sau khi tốt nghiệp, ngoài GPA (Grade Point Average: điểm trung bình đánh giá sinh viên theo hệ thống giáo dục Mỹ), bạn còn phải thể hiện mình qua các dự án tập thể hoặc có cống hiến cho cộng đồng. Trung bình mỗi ngày dành ra 5 tiếng để ăn uống, vệ sinh cá nhân, tám chuyện với gia đình, bạn bè, lên mạng và di chuyển. Một tuần bạn mất 35 giờ. Lúc này bạn bạn nâng số giờ bận rộn lên 93h/tuần.
Thời gian sẽ không bao giờ đủ để cho bạn làm hết tất cả các việc. Nếu bạn quản lý được thời gian, bạn sẽ có tất cả. Nếu không, cuộc sống của bạn sẽ ngập tràn trong áp lực.
Video: Du học sinh tiết lộ những góc khuất khi học ở Mỹ
Biết các số điện thoại khẩn cấp
Nếu bạn đang ở tình huống nguy hiểm và muốn tìm trợ giúp khẩn cấp từ cảnh sát, bác sỹ cứu thương hoặc lính cứu hỏa, hãy gọi 000 (Úc) hay 911 (Mỹ).
Bạn cũng nên tải về Emergency+ app (ở Úc). App này giúp bạn quyết định nên gọi ai khi đang ở trong tình huống khẩn cấp cũng như giúp đội cấp cứu xác định vị trí chính xác của bạn dễ dàng hơn, nhờ đó họ đến chỗ bạn nhanh hơn.
Về tài chính
Nếu bạn quyết đinh du học theo diện học bổng thì bạn có thể tìm công việc làm thêm để trang trải tiền sinh hoạt nhưng phải chắc chắn rằng lực học sẽ không bị ảnh hưởng trong suốt quá trình học.
Nếu bạn chọn du học theo dạng tự túc thì bạn nhất định phải có đủ tiền học và tiền ăn ở trong thời gian du học.
Cần nhớ rằng tuy một số nước cho phép sinh viên lao động để có thêm thu nhập, nhưng thu nhập từ nguồn này khó đủ để trang trải các chi phí lớn trên.
Có một thuận lợi là số tiền học phí không phải nộp một lần cho toàn bộ khoá học mà bạn có thể nộp theo năm hoặc theo kỳ; tiền sinh hoạt phí thì sinh viên trên 18 tuổi có thể tự quản lý, nên thực ra, chỉ cần bạn có kế hoạch sử dụng hợp lý là ổn.
Điều kiện du học
Ở mỗi trường đều có những quy định khác nhau về điều kiện nhập học của bạn. Cách dễ nhất là tìm thông tin trên trang web của trường, nếu có gì chưa rõ ràng bạn cò thể gửi email trực tiếp cho người hỗ trợ hoặc đến các trung tâm tư vấn du học để được hướng dẫn rõ hơn.
Về tài chính, trong quá trình học tại nước ngoài, bạn sống một mình và không có gia đình làm chỗ dựa, tài chính vô cùng quan trọng. Vì thế, bạn phải có đủ tiền học và tiền ăn trong ít nhất một năm. Thu nhập từ việc đi làm thêm là không thể trang trải toàn bộ các chi phí lớn như tiền học, tiền nhà, tiền ăn trong một năm.
Chuẩn bị hồ sơ du học và các giấy tờ để xin thị thực nhập cảnh (visa).
Sau khi tìm hiểu điều kiện nhập học của trường, bạn sẽ biết mình cần chuẩn bị cụ thể những gì, nhưng để chủ động hơn, việc cần làm của bạn là chuẩn bị trước cho mình một bộ hồ sơ gồm những giấy tờ chung mà thường bất kì trường nào cũng cần. Vì, nếu để “nước đến chân mới nhảy” thì sẽ rất vất vả, tốn kém, có khi lại chậm trễ và vì vội vàng nên có thể chuẩn bị không tốt, dễ bị loại.
Khi bạn đi du học tức là bạn phải nhập cảnh vào nước khác, để được nhập cảnh bạn phải được chính phủ nước đó mà cụ thể là đại sứ quán/lãnh sự quán nước đó (hoặc đại sứ quán ủy quyền, nếu nước bạn muốn nhập cảnh chưa có đại sứ quán ở Việt Nam) cấp thị thực nhập cảnh, tức visa.
Xác định tư tưởng khi đi du học
Bạn đừng nghĩ rằng du học sẽ là một cuộc dạo chơi màu hồng, dù ở bất kì đâu bạn đều phải đối mặt với khó khăn trong việc học và cuộc sống. Du học đồng nghĩa bạn phải biết tự lập, phải trải qua nổi nhớ gia đình và bạn bè khi sống ở một nơi xa lạ.
Nhưng bên cạnh đó, bạn chắc chắn sẽ có những người bạn tốt mà bạn không ngờ tới, đặc biệt họ lại là những bạn đến từ những nơi khác nhau, khác ngôn ngữ, khác màu da và phong tục..
Bình luận