(VTC News) - Nếu bạn đang lên kế hoạch để đề xuất một mức lương mới hấp dẫn hơn và phải trình bày trước sếp của mình, đừng nói ra 7 câu nói sau đây.
1. "Sếp mà không tăng lương thì em thôi việc" (Trừ khi bạn đang thực sự muốn bỏ)
Đừng bao giờ đe dọa bỏ việc nếu kỳ vọng của bạn về mức lương không được đáp ứng trừ khi bạn thực sự đang muốn tìm kiếm một công việc mới. Sử dụng cớ "thôi việc" để làm điều kiện cho đòi hỏi tăng lương sẽ khiến sếp của bạn cảm thấy mình đang bị "mặc cả" và có thể dẫn tới những quyết định không có lợi cho bạn.
Hơn thế nữa, họ sẽ đặt một dấu hỏi lớn về lòng trung thành của bạn với công việc mà bạn đang đảm nhận kể cả khi bạn đang thành công với nó.
2. "Tôi không quan tâm đến việc làm ăn thua lỗ của công ty"
100% cấm. Việc lựa chọn thời gian để đưa ra những đề xuất của bản thân là vô cùng quan trọng. Đừng bao giờ nghĩ đến việc đòi hỏi một mức lương cao hơn nếu công ty của bạn vừa mới công bố kết quả tài chính không như mong đợi.
Đòi hỏi trong hoàn cảnh như vậy chứng tỏ rằng bạn không hề đặt kết quả làm việc của công ty ở vị trí hàng đầu và cơ hội để bạn có một mức đãi ngộ hấp dẫn hơn rất khó có thể xảy ra.
3. "Tôi xứng đáng với mức lương 500 triệu đồng/tháng"
Khi đề xuất một mức lương mới, hãy đảm bảo rằng mức lương đó phù hợp với khả năng của bản thân. Kiểm tra xem những người làm công việc tương tự như bạn có mức thu nhập trung bình là bao nhiêu. Và quan trọng hơn, bạn có nhiều/ít kinh nghiệm làm việc hơn họ hay không?
4. "Tôi không bao giờ chấp nhận mức lương thấp hơn X VND"
Nếu thu nhập của bạn đang thấp hơn số tiền bạn kỳ vọng, đừng quá vội vàng đòi hỏi thêm. Hãy lặng im và cố gắng hoàn thành tốt hơn công việc của mình.
Nhiều khi sự im lặng thể hiện được nhiều hơn là bạn nghĩ. Nếu bạn làm việc tốt và không ''làm mình làm mẩy", sếp sẽ cho rằng bạn thực sự xứng đáng với mức đãi ngộ cao hơn.
5. "Ông A/Bà B kiếm được nhiều tiền hơn tôi"
Thứ nhất, bạn không bao giờ có thể chắc chắn được một người khác kiếm được bao nhiều tiền cho công việc của họ. Thứ hai, rất khó để sự so sánh này làm hài lòng sếp của bạn. Nó chỉ thể hiện sự đố kỵ của bản thân bạn mà thôi.
6. "Nhưng cơ quan tuyển dụng nói là ..."
Các cơ quan tuyển dụng (môi giới việc làm) kiếm được tiền từ việc giới thiệu thành công một việc làm cho bạn. Chính vì thế, 90% là họ sẽ đưa ra những điều kiện làm việc hấp dẫn với mức lương cao hơn thực tế bạn nhận được.
7. "Nhưng tôi vừa mới mua một bộ đồ mới"
Hoàn cảnh cá nhân. Công việc. Rõ ràng là hai khái niệm khác xa nhau và bạn không nên đặt chúng cùng nhau trong thỏa thuận việc làm của mình.
Khánh Huy (Theo Telegraph)
1. "Sếp mà không tăng lương thì em thôi việc" (Trừ khi bạn đang thực sự muốn bỏ)
Đừng bao giờ đe dọa bỏ việc nếu kỳ vọng của bạn về mức lương không được đáp ứng trừ khi bạn thực sự đang muốn tìm kiếm một công việc mới. Sử dụng cớ "thôi việc" để làm điều kiện cho đòi hỏi tăng lương sẽ khiến sếp của bạn cảm thấy mình đang bị "mặc cả" và có thể dẫn tới những quyết định không có lợi cho bạn.
Đe dọa, ra điều kiện với sếp để đòi hỏi tăng lương là điều không nên làm |
Hơn thế nữa, họ sẽ đặt một dấu hỏi lớn về lòng trung thành của bạn với công việc mà bạn đang đảm nhận kể cả khi bạn đang thành công với nó.
2. "Tôi không quan tâm đến việc làm ăn thua lỗ của công ty"
100% cấm. Việc lựa chọn thời gian để đưa ra những đề xuất của bản thân là vô cùng quan trọng. Đừng bao giờ nghĩ đến việc đòi hỏi một mức lương cao hơn nếu công ty của bạn vừa mới công bố kết quả tài chính không như mong đợi.
Đòi hỏi trong hoàn cảnh như vậy chứng tỏ rằng bạn không hề đặt kết quả làm việc của công ty ở vị trí hàng đầu và cơ hội để bạn có một mức đãi ngộ hấp dẫn hơn rất khó có thể xảy ra.
3. "Tôi xứng đáng với mức lương 500 triệu đồng/tháng"
Đảm bảo rằng mức thu nhập phù hợp với khả năng của bạn |
Khi đề xuất một mức lương mới, hãy đảm bảo rằng mức lương đó phù hợp với khả năng của bản thân. Kiểm tra xem những người làm công việc tương tự như bạn có mức thu nhập trung bình là bao nhiêu. Và quan trọng hơn, bạn có nhiều/ít kinh nghiệm làm việc hơn họ hay không?
4. "Tôi không bao giờ chấp nhận mức lương thấp hơn X VND"
Nếu thu nhập của bạn đang thấp hơn số tiền bạn kỳ vọng, đừng quá vội vàng đòi hỏi thêm. Hãy lặng im và cố gắng hoàn thành tốt hơn công việc của mình.
Nhiều khi sự im lặng thể hiện được nhiều hơn là bạn nghĩ. Nếu bạn làm việc tốt và không ''làm mình làm mẩy", sếp sẽ cho rằng bạn thực sự xứng đáng với mức đãi ngộ cao hơn.
5. "Ông A/Bà B kiếm được nhiều tiền hơn tôi"
Cân bằng mức lương của mình với mọi người |
Thứ nhất, bạn không bao giờ có thể chắc chắn được một người khác kiếm được bao nhiều tiền cho công việc của họ. Thứ hai, rất khó để sự so sánh này làm hài lòng sếp của bạn. Nó chỉ thể hiện sự đố kỵ của bản thân bạn mà thôi.
6. "Nhưng cơ quan tuyển dụng nói là ..."
Các cơ quan tuyển dụng (môi giới việc làm) kiếm được tiền từ việc giới thiệu thành công một việc làm cho bạn. Chính vì thế, 90% là họ sẽ đưa ra những điều kiện làm việc hấp dẫn với mức lương cao hơn thực tế bạn nhận được.
7. "Nhưng tôi vừa mới mua một bộ đồ mới"
Hoàn cảnh cá nhân. Công việc. Rõ ràng là hai khái niệm khác xa nhau và bạn không nên đặt chúng cùng nhau trong thỏa thuận việc làm của mình.
Khánh Huy (Theo Telegraph)
Bình luận