Mỗi người đều trải qua cảm giác rất nóng sau mỗi lần thức dậy. Tuy nhiên, bác sĩ nói rằng, đó không phải là triệu chứng "đổ mồ hôi đêm".
Rob Danoff, trưởng khoa y học gia đình tại Hệ thống y tế Aria tại Philadelphia, Mỹ cho biết: "Đổ mồ hôi đêm là đổ mồ hôi quá nhiều, ướt hết cả quần áo hay ga giường".
Theo bác sĩ Danoff, nếu bạn đang phải đối mặt với triệu chứng này thì có thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe hoặc căn bệnh tiềm ẩn nào đó.
Một nghiên cứu trong Sử biên niên sinh học người đã phát hiện 36% phụ nữ mãn kinh có tình trạng đổ mồ hôi đêm. Bác sĩ Danoff cũng cho biết, sự thay đổi hoóc môn trong thời kỳ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh là nguyên nhân phổ biến gây ra triệu chứng đổ mồ hôi đêm, do đó bạn nên cân nhắc tới nguyên nhân này đầu tiên.
Ngoài ra, đồ uống chứa cồn có thể khiến tình trạng đổ mồ hôi đêm tồi tệ hơn. Một nghiên cứu khác trên tạp chí mãn kinh cho biết, uống quá nhiều đồ uống chứa cồn, tức uống một ly hoặc nhiều hơn mỗi ngày, có thể khiến mồ hôi đổ vào ban đêm nhiều hơn ở phụ nữ mãn kinh.
Tuy nhiên, không chỉ có hai nguyên nhân trên là "thủ phạm" gây ra tình trạng này.
Nguy cơ mắc bệnh tim cao
Theo một nghiên cứu trong Tạp chí quốc tế về sản khoa và phụ khoa được công bố vào năm 2014, phụ nữ trung niên thường đổ mồ hôi vào ban đêm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao sau khi các chuyên gia xét đến yếu tố mãn kinh, tuổi tác và lối sống.
Hơn nữa, những người phụ nữ nặng cân, cao huyết áp hoặc mắc bệnh tiểu đường dễ bị đổ mồ hôi đêm nhiều hơn so với những người khác.
Theo các chuyên gia, những yếu tố liên quan này có thể giải thích được sự tăng lên của nguy cơ bệnh tim.
Nhiễm trùng
Bác sĩ Danoff nói: "Nếu cơ thể bạn đang chống lại một căn bệnh hoặc bị nhiễm trùng, điều này có thể gây ra chứng đổ mồ hôi vào ban đêm".
Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày thậm chí là vài tuần sau khi các triệu chứng khác biến mất. Vì vậy, nếu bạn đang sốt hoặc gặp các vấn đề khác, nó có thể là nguyên nhân của chứng đổ mồ hôi đêm.
Đột biến gen
Trong một nghiên cứu gần đây về kỳ mãn kinh, các chuyên gia phát hiện tỷ lệ cao các triệu chứng vận mạch như đổ mồ hôi đêm và bốc hỏa là do gen di truyền ở nữ giới.
Carolyn Crandall, tác giả đầu tiên của nghiên cứu và cũng là giáo sư y khoa tại Đại học California, Los Angeles (UCLA), Mỹ cho biết sự đột biến gen này có liên quan tới một phần não bộ của phụ nữ, nó kiểm soát một số hoóc môn nhất định và có thể dẫn đến vô sinh và trì hoãn hoặc không có thời kỳ dậy thì.
Tuy nhiên, bà cũng khẳng định, còn quá sớm để liên hệ sự biến đổi gen với bất kỳ vấn đề sức khỏe cụ thể nào nhưng sẽ có nhiều nghiên cứu khác về vấn đề này.
Tuyến giáp hoạt động quá mức
Bác sĩ Danoff nói, đổ mồ hôi đêm là một triệu chứng phổ biến ở những người có tuyến giáp hoạt động quá mức, hay còn gọi là suy giáp.
Các vấn đề khác liên quan tới hoóc môn, bao gồm suy thượng thận cũng có thể gây ra triệu chứng đổ mồ hôi đêm.
Uống nhiều loại thuốc
"Đổ mồ hôi đêm là một tác dụng phụ khi uống nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc chống trầm cảm", bác sĩ Danoff nói.
Ngoài ra, một số phương pháp điều trị hoóc môn, đặc biệt là liệu pháp điều trị ung thư cũng có thể là nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm. Hơn nữa, thuốc tiểu đường cũng có thể gây ra tình trạng này nếu lượng đường trong máu giảm xuống.
Hệ thống miễn dịch suy giảm
Rối loạn tự miễn là tình trạng khi hệ miễn dịch bị nhầm lẫn cho rằng một điều bình thường hoặc lành tính lại gây hại cho sức khỏe. Đó có thể là bệnh lupus ban đỏ, thấp khớp và bệnh Celiac (một bệnh tiêu hóa).
Bạn có thể bị ung thư
Một số loại ung thư có thể là nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm. "Ung thư hạch bạch huyết, ung thư hạch (ung thư Hodgkin) và ung thư hạch không Hodgkin đều có thể gây ra tình trạng này", bác sĩ Danoff cho biết.
Ngoài ra, nếu đổ mồ hôi đêm đi kèm với các triệu chứng khác như giảm cân, mệt mỏi, hạch bạch huyết càng lớn thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
Video: Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ung thư phổi
Bình luận