Cha mẹ nên dừng ngay những việc làm này để bé được tự do phát triển và biết phấn đấu vì mục tiêu của mình.
Nếu cha mẹ có ý định nuôi dạy con thành những người trưởng thành có đủ kỹ năng để thành công – tôi tin rằng chúng ta – những người làm cha mẹ - phải loại bỏ 6 thói quen khi dạy con sau:
1. Thôi kè kè cạnh con
Những cha mẹ thích nuông chiều, bao bọc con có ở khắp nơi. Nhưng trẻ sẽ không bao giờ học được cách tự lập và trân trọng sự tự lập – yếu tố quan trọng để xây dựng và phát triển sự tự tin - nếu cha mẹ cứ nhất quyết không cho trẻ không gian.
Hãy để trẻ được ngã, được đôi lúc trầy xước đầu gối. Bởi chắc chắn một ngày nào đó, trẻ không tránh khỏi vấp ngã, trầy xước.
2. Ngừng phụ thuộc vào các thiết bị điện tử
Tôi rất hiểu cảm giác của nhiều cha mẹ muốn được yên tĩnh một phút mà sẵn lòng cho con sử dụng máy tính bảng, tivi… Nhưng chính những thiết bị công nghệ cao này lại làm thui chột trí tưởng tượng của trẻ.
Nội dung, chương trình, kịch bản đã có sẵn từ trước và cứ thế phát tuần tự. Trẻ không cần nhọc công suy nghĩ, tưởng tượng. Tất nhiên, việc cho phép sử dụng tivi, đồ điện tử, các trò chơi trên mạng không nên cấm hẳn nhưng cần có giới hạn thời gian phù hợp.
Thay vì công nghệ, các đồ chơi như khối xếp hình, sách tô màu, thậm chí đồ dùng gia đình… được khuyến khích hơn. Ngoài việc tham gia chơi cùng trẻ, cha mẹ cũng nên động viên con chơi tự do mà không cần hướng dẫn để trẻ có thể phát huy tối đa trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo.
3. Ngừng việc thưởng cho mọi thứ trẻ làm
Con gái 4 tuổi của tôi ngày nào cũng mang về một dải ruy băng – phần thưởng cho các bạn làm tốt trong tiết học thể dục dù cháu chưa thực sự đạt yêu cầu. Tôi hiểu đó là cách các thầy cô giáo cố gắng truyền dẫn sự tự tin và cảm giác về thành tựu để giúp trẻ phấn đấu và tiến bộ.
Vấn đề ở chỗ, tới một lúc nào đó trong đời, con gái tôi sẽ chẳng được sợi ruy băng nào dù đã làm đúng theo yêu cầu. Khi đó, cháu có thể đã mất đi sự tự tin mà chúng ta đã dành quá nhiều thời gian và quá nhiều phần thưởng để cố công bồi đắp. Rốt cuộc, phần thưởng là cách biếng nhác khi phải đối diện với khả năng thất bại.
Tất nhiên, tôi hiểu rằng môi trường thắng – thua có thể làm tổn thương nhiều hơn là hữu ích, nhưng tôi cũng cho rằng, nếu chỉ có một vài người giành chiến thắng, chúng ta hoặc là phải học cách đối diện với sự thất vọng hoặc là phải cố gắng để làm tốt hơn. Để nuôi dạy những đứa trẻ toàn vẹn, cha mẹ nên hướng cho con tới mục tiêu thứ hai.
4. Dừng nói 'không' với tất cả mọi thứ
Nếu cứ sợ con làm bẩn, làm hỏng, làm đổ vỡ đồ đạc mà ngăn cho con không được tô vẽ lên tường, không được bày bừa lên sàn… cha mẹ đã đánh mất đi nhiều cơ hội để trẻ thỏa sức sáng tạo trong không gian thân thương và gần gũi nhất với trẻ: gia đình.
Đôi khi nhà cửa quá sạch sẽ không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với những đứa trẻ sáng láng, thông minh.
5. Ngừng việc dạy con rằng thất bại là xấu xa
Cha mẹ nào cũng kỳ vọng con mình là người giỏi nhất. Trên lớp đạt điểm cao, thi đấu thể thao giành giải nhất…
Nhưng quan trọng hơn là cách cha mẹ dạy con biết thất bại bởi vì chắc chắn tới một lúc nào đó, trẻ sẽ phải đối mặt với thất bại. Và như đa phần các lãnh đạo doanh nghiệp thành đạt đều nhấn mạnh, thất bại là chuyện thường gặp và thực sự cần thiết trên con đường dẫn tới thành công.
Nói về thất bại, trách nhiệm của cha mẹ là nâng con dậy, phủi bụi cho chúng và biến thất bại thành tình huống giáo dục.
Cha mẹ cần giúp trẻ thấy được bài học từ những thất bại, sai lầm. Hãy khuyến khích trẻ mạo hiểm và cho phép trẻ được nắm lấy cơ hội, được thử thách, được thất bại và tiếp tục cố gắng. Thay vì dạy trẻ luôn cố gắng đạt tới sự hoàn hảo, hãy động viên trẻ cố gắng để hoàn thiện mình hơn.
6. Ngừng đổ lỗi cho người khác vì những hạn chế của con mình
Thay vì than thở, trách móc xã hội, nền văn hóa, các phương tiện truyền thông, giáo viên, bác sĩ hay thậm chí cả thời tiết làm cho con chúng ta cư xử tồi hoặc không thể hiện tốt, hãy dừng lại một giây và xem xét lại trách nhiệm làm cha mẹcủa chính bạn.
Hãy nhớ rằng cha mẹ chính là nguồn ảnh hưởng số 1 tới sự thành công của trẻ. Vì vậy, trước khi đổ lỗi cho bất cứ ai vì đứa trẻ còn nhiều thiếu sót của mình, hãy bắt đầu tạo ra những thay đổi từ chính bạn, từ chính ngôi nhà bạn.
Nguồn: Tintuc
Nếu cha mẹ có ý định nuôi dạy con thành những người trưởng thành có đủ kỹ năng để thành công – tôi tin rằng chúng ta – những người làm cha mẹ - phải loại bỏ 6 thói quen khi dạy con sau:
1. Thôi kè kè cạnh con
Những cha mẹ thích nuông chiều, bao bọc con có ở khắp nơi. Nhưng trẻ sẽ không bao giờ học được cách tự lập và trân trọng sự tự lập – yếu tố quan trọng để xây dựng và phát triển sự tự tin - nếu cha mẹ cứ nhất quyết không cho trẻ không gian.
Hãy để trẻ được ngã, được đôi lúc trầy xước đầu gối. Bởi chắc chắn một ngày nào đó, trẻ không tránh khỏi vấp ngã, trầy xước.
Thành công của trẻ: Cha mẹ nên để con tự do vui chơi với bạn bè (Ảnh: Internet) |
2. Ngừng phụ thuộc vào các thiết bị điện tử
Tôi rất hiểu cảm giác của nhiều cha mẹ muốn được yên tĩnh một phút mà sẵn lòng cho con sử dụng máy tính bảng, tivi… Nhưng chính những thiết bị công nghệ cao này lại làm thui chột trí tưởng tượng của trẻ.
Nội dung, chương trình, kịch bản đã có sẵn từ trước và cứ thế phát tuần tự. Trẻ không cần nhọc công suy nghĩ, tưởng tượng. Tất nhiên, việc cho phép sử dụng tivi, đồ điện tử, các trò chơi trên mạng không nên cấm hẳn nhưng cần có giới hạn thời gian phù hợp.
Thay vì công nghệ, các đồ chơi như khối xếp hình, sách tô màu, thậm chí đồ dùng gia đình… được khuyến khích hơn. Ngoài việc tham gia chơi cùng trẻ, cha mẹ cũng nên động viên con chơi tự do mà không cần hướng dẫn để trẻ có thể phát huy tối đa trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo.
3. Ngừng việc thưởng cho mọi thứ trẻ làm
Con gái 4 tuổi của tôi ngày nào cũng mang về một dải ruy băng – phần thưởng cho các bạn làm tốt trong tiết học thể dục dù cháu chưa thực sự đạt yêu cầu. Tôi hiểu đó là cách các thầy cô giáo cố gắng truyền dẫn sự tự tin và cảm giác về thành tựu để giúp trẻ phấn đấu và tiến bộ.
Vấn đề ở chỗ, tới một lúc nào đó trong đời, con gái tôi sẽ chẳng được sợi ruy băng nào dù đã làm đúng theo yêu cầu. Khi đó, cháu có thể đã mất đi sự tự tin mà chúng ta đã dành quá nhiều thời gian và quá nhiều phần thưởng để cố công bồi đắp. Rốt cuộc, phần thưởng là cách biếng nhác khi phải đối diện với khả năng thất bại.
Tất nhiên, tôi hiểu rằng môi trường thắng – thua có thể làm tổn thương nhiều hơn là hữu ích, nhưng tôi cũng cho rằng, nếu chỉ có một vài người giành chiến thắng, chúng ta hoặc là phải học cách đối diện với sự thất vọng hoặc là phải cố gắng để làm tốt hơn. Để nuôi dạy những đứa trẻ toàn vẹn, cha mẹ nên hướng cho con tới mục tiêu thứ hai.
Thành công của trẻ: Treo thưởng khiến trẻ khó đối diện với thất bại (Ảnh: Internet) |
Nếu cứ sợ con làm bẩn, làm hỏng, làm đổ vỡ đồ đạc mà ngăn cho con không được tô vẽ lên tường, không được bày bừa lên sàn… cha mẹ đã đánh mất đi nhiều cơ hội để trẻ thỏa sức sáng tạo trong không gian thân thương và gần gũi nhất với trẻ: gia đình.
Đôi khi nhà cửa quá sạch sẽ không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với những đứa trẻ sáng láng, thông minh.
5. Ngừng việc dạy con rằng thất bại là xấu xa
Cha mẹ nào cũng kỳ vọng con mình là người giỏi nhất. Trên lớp đạt điểm cao, thi đấu thể thao giành giải nhất…
Nhưng quan trọng hơn là cách cha mẹ dạy con biết thất bại bởi vì chắc chắn tới một lúc nào đó, trẻ sẽ phải đối mặt với thất bại. Và như đa phần các lãnh đạo doanh nghiệp thành đạt đều nhấn mạnh, thất bại là chuyện thường gặp và thực sự cần thiết trên con đường dẫn tới thành công.
Nói về thất bại, trách nhiệm của cha mẹ là nâng con dậy, phủi bụi cho chúng và biến thất bại thành tình huống giáo dục.
Cha mẹ cần giúp trẻ thấy được bài học từ những thất bại, sai lầm. Hãy khuyến khích trẻ mạo hiểm và cho phép trẻ được nắm lấy cơ hội, được thử thách, được thất bại và tiếp tục cố gắng. Thay vì dạy trẻ luôn cố gắng đạt tới sự hoàn hảo, hãy động viên trẻ cố gắng để hoàn thiện mình hơn.
6. Ngừng đổ lỗi cho người khác vì những hạn chế của con mình
Thay vì than thở, trách móc xã hội, nền văn hóa, các phương tiện truyền thông, giáo viên, bác sĩ hay thậm chí cả thời tiết làm cho con chúng ta cư xử tồi hoặc không thể hiện tốt, hãy dừng lại một giây và xem xét lại trách nhiệm làm cha mẹcủa chính bạn.
Hãy nhớ rằng cha mẹ chính là nguồn ảnh hưởng số 1 tới sự thành công của trẻ. Vì vậy, trước khi đổ lỗi cho bất cứ ai vì đứa trẻ còn nhiều thiếu sót của mình, hãy bắt đầu tạo ra những thay đổi từ chính bạn, từ chính ngôi nhà bạn.
Nguồn: Tintuc
Bình luận