6 điểm dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những băn khoăn khi có dự định vay vốn nhưng băn khoăn có nên vay vốn ngân hàng mua nhà.
1. Lên kế hoạch tài chính và xác định số tiền muốn vay
Lập bản kế hoạch tài chính |
Cân đối số tiền hiện có và các nguồn “hỗ trợ” khác, bạn nên xác định nhu cầu vay không quá 60 -70% giá trị căn hộ mua. Các ngân hàng thường quy định hạn mức vay tối đa 70% nếu bạn sử dụng chính căn hộ mua làm tài sản thế chấp hoặc 90% nếu thế chấp bằng bất động sản khác.
Các chuyên gia khuyên nếu bạn có thu nhập ổn định hàng tháng (từ lương, cho thuê tài sản và/hoặc kinh doanh) hãy tự tin quyết định vay và sớm sở hữu căn nhà.
2. Lựa chọn ngân hàng và chương trình ưu đãi vay
Lựa chọn ngân hàng và chương trình cho vay ưu đãi |
Các chương trình ưu đãi vay mua nhà hiện nay đa phần tập trung vào lãi suất, kết hợp với các quà tặng, ưu đãi giảm giá của dự án qua các chương trình hợp tác giữa ngân hàng và chủ đầu tư.
Với một khoản vay dài hạn như mua nhà, khi lựa chọn, đừng vội nhìn vào con số, không ngân hàng nào cho bạn vay không lãi, cần xác định lãi suất thực tế trong suốt thời gian vay (bao gồm lãi suất ưu đãi và sau ưu đãi). Bạn có thể tham khảo thông tin qua Internet, nhân viên sàn giao dịch bất động sản, chủ đầu tư hoặc bạn bè, người thân...
Ngoài ra, cần tìm hiểu các điều kiện ưu đãi đi kèm và các thông số khác giúp bạn dễ dàng cân đối nhu cầu và làm chủ kế hoạch như hạn mức vay (đã nêu ở trên) và thời hạn vay bên cạnh lãi suất của ngân hàng.
3. Cân đối thu nhập và số tiền trả nợ hàng tháng
Cân đối thu nhập và tiền trả nợ |
Bạn đã nắm rõ thu nhập của mình. Cần xác định số tiền trả hàng tháng (gốc + lãi) không nên vượt quá ngưỡng 60-70% thu nhập. Hãy nhớ, thu nhập của bạn còn phải trang trải các chi phí sinh hoạt hàng ngày khác.
4. Chủ động chuẩn bị các Hồ sơ cần thiết
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ làm hồ sơ |
Có thể bạn chưa biết, hồ sơ đầy đủ và có chất lượng sẽ quyết định tới 90% thời gian và quy trình xử lý khoản vay.
Vậy, cần chuẩn bị gì để có được câu trả lời ngay từ ngân hàng? Đơn giản, sẵn sàng ngay 3 mục: Hồ sơ pháp lý cá nhân (1), Hồ sơ sơ chứng minh mục đích vay vốn (2) và Hồ sơ chứng minh thu nhập (3). Đồng thời, hãy chủ động yêu cầu sự trợ giúp của nhân viên ngân hàng khi có các vướng mắc trong quá trình chuẩn bị hồ sơ.
5. Các khoản phí và cam kết ràng buộc của ngân hàng
Cam kết ràng buộc với ngân hàng |
Các chương trình ưu đãi thường gắn với các điều kiện ràng buộc nhất định. Không ai muốn mắc nợ mãi, trong khi khoản vay thường xác định thời hạn dài để chia nhỏ số tiền phải trả hàng tháng; vì vậy, nên tính trước khả năng bạn sẽ trả nợ trước hạn, phá vỡ hợp đồng. Do đó cần tìm hiểu về phí trả nợ trước hạn và khả năng phải hoàn lại ưu đãi…
6. Giữ liên lạc với ngân hàng
Giữ liên lạc với ngân hàng |
Làm chủ 6 điểm trên, bạn hoàn toàn có thể đặt vấn đề vay vốn với bất kỳ ngân hàng nào và đàm phán các điều khoản hợp đồng có lợi và phù hợp nhất cho mình.
Theo VnExpress
Bình luận