(VTC News) - Sau sự biến mất bí ẩn của MH370, các máy bay cần có sự cải tiến để tránh trường hợp đáng tiếc lặp lại.
Trong thế giới hiện đại với những công nghệ tiên tiến vô cùng phát triển, việc biến mất không một vết tích của máy bay Boeng 777 thuộc Malaysia Airlines có vẻ không hợp lý.
Máy bay cần được cải tiến để tránh lặp lại sự việc giống MH370 |
Một tháng sau sự biến mất của MH370, các chuyên gia hàng không đưa ra vài gợi ý đổi mới thiết kế của máy bay nhằm tránh một sự kiện tương tự xảy ra trong tương lai. Một số công nghệ thông minh đơn giản chỉ chờ sự thông qua của các hãng hàng không.
Hộp đen phiên bản mới
Gọi là hộp đen nhưng chúng thực sự được sơn màu cam. Có lẽ đã đến lúc các hãng hàng không cần nâng cấp phiên bản của hộp đen của mình.
Trong 3 thập kỷ qua, hộp đen là thiết bị ghi lại những dữ liệu quan trọng của chuyến bay phòng khi gặp nạn các chuyên gia có thể biết chuyện gì thực sự đã xảy ra.
Chiếc Airbus A330 thuộc hãng Air France bị đâm xuống Đại Tây Dương năm 2009. Trong khi các mảnh vỡ và xác máy bay được tìm thấy vài ngày sau đó thì bản ghi âm chuyến bay chỉ có thể được phục hồi 2 năm sau đó.
Sau vụ việc này, các nhà chức trách đã cảnh báo về việc cần nâng cấp hộp đen trong các máy bay trên toàn thế giới.
Hộp đen của máy bay nên được nâng cấp |
Theo đó một trong những ý tưởng cải cách là hộp đen bị đẩy ra khỏi máy bay ngay trước khi bị tác động, tránh nguy cơ hủy diệt. Sau khi bị đẩy khỏi máy bay, pin có thể sử dụng nước biển hoặc năng lượng mặt trời để duy trì thêm thời gian hoạt động.
Ý tưởng thứ 2 được Mischa Dohler , giáo sư tại trường King’s College của Anh đề xuất là cải thiện tuổi thọ của pin.
Thay vì phát ra tín hiệu trong mỗi giây, chúng ta có thể cải biến để hộp đen phát tín hiệu trong 10 giây một. Điều này có thể kéo dài tuổi thọ của pin tới gần 1 năm thay vì 1 tháng, tăng khả năng tìm thấy hộp đen.
Truyền tin trực tiếp từ buồng lái
“Hiện nay, máy bay có rất nhiều các dịch vụ khác nhau phục vụ hành khách như phương tiện truyền thông tương tác, phim ảnh, trò chơi, âm nhạc, internet. Bạn cũng có thể thực hiện các cuộc gọi truyền hình qua vệ tinh từ chỗ ngồi của mình”, David Cenciotti làm việc tại web hàng không TheAviationist.com giải thích.
“Điều này có nghĩa rằng máy bay luôn được kết nối theo một cách nào đó. Vậy tại sao các máy bay không thường xuyên cập nhật trực tiếp vị trí của mình qua các kênh vệ tinh?”
Tuy nhiên David Cenciotti cũng phải thừa nhận điều đó khó thực hiện do băng thông rộng vệ tinh rất tốn kém.
Truyền tin khi bị khích thích
Sau tai nạn của chuyến bay 447 năm 2009 các cơ quan điều tra tai nạn máy bay của Pháp kiến nghị gắn thêm hệ thống truyền tin khi bị kích thích cho máy bay.
Hệ thống chỉ có 1 chức năng phát ra cảnh báo khi có điều bất thường xảy ra. Điều này phòng khi xảy ra tai nạn, hệ thống có thể gửi tín hiệu cảnh báo xuống mặt đất.
Nhiều tháng thậm chí nhiều năm mới tìm thấy máy bay bị nạn rơi ở biển |
Ưu điểm của việc này là sự thông suốt khi truyền tín hiệu do chỉ ít những máy bay có khả năng gặp rắc rối mới phát ra tín hiệu như thế.
Nhược điểm của hệ thống là rất có thể phát đi những báo động sai. Tuy nhiên, việc bắt buộc gắn hệ thống này đối với các loại máy bay mới sản xuất đang được xúc tiến.
Ngăn chặn phi hành đoàn tắt liên lạc
Tại thời điểm này, các phi công có thể làm cho máy bay gần như vô hình với radar bằng cách tắt hệ thống truyền tín hiệu trên máy bay. Điều này thực sự làm cho việc phát hiện và theo dõi trở nên khó khăn.
“Nếu chúng ta đưa ra một hệ thống để gửi tín hiệu nhằm xác định vị trí hộp đen xuống mặt đất, nó nên được thiết kế để đảm bảo các nhân viên trên chuyến bay không thể thay đổi”, Cenciotti nói.
Theo bạn, máy bay Malaysia đang ở đâu?
|
Nhà cung cấp truyền hình vệ tinh Inmarsat đã tạo ra một dịch vụ truyền thông mới cho các máy bay gọi là SwiftBroadband, có thể cung cấp vị trí chính xác của máy bay kể cả khi thông tin liên lạc trong buồng lái bị tắt. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để tải các thông tin được lưu trữ trong hộp đen.
Hình ảnh liên tục từ vệ tinh trên khắp các đại dương
Phải mất một thời gian dài để tìm thấy hình ảnh các mảnh vỡ từ MH370 trên bề mặt các đại dương, Pat Norris, thành viên Hiệp hội Hàng không Hoàng gia Anh cho biết.
Phát triển vệ tinh sử dụng radar để tìm kiếm khắp các đại dương |
Việc tìm kiếm qua vệ tinh quá khó khăn. Vệ tinh quang học chỉ có thể làm việc vào ban ngày và những vùng không có mây.
Một loại vệ tinh khác, sử dụng radar, có thể làm việc trong mọi điều kiên thời tiết và cả ngày đêm. Tuy nhiên, giá thành có nó không hề rẻ, khoảng 2-5 tỷ đô.
Kết nối với Hệ thống định vị toàn cầu, GPS
Cuối cùng, một cải tiến nhỏ nên được thực hiện là cách máy bay liên lạc với Hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Các hãng hàng không có thể đăng ký một dịch vụ khá rẻ tiền với các công ty vệ tinh để lắp đặt một hệ thống truyền tin đơn giản trong máy bay.
Hệ thống này có chức năng truyền tải các tọa độ GPS đều đặn mỗi giờ, 5 phút 1 lần, hoặc liên tục trong trường hợp máy bay bị nạn.
Các tàu trên biển đã sử dụng hệ thống định vị vệ tinh đơn giản này. Việc lắp đặt công nghệ vệ tinh trên máy bay chỉ còn là vấn đề thời gian.
Kim Nhâm
Bình luận