Dưới đây là sáu cách để tối đa hoá lợi ích của một trang kinh doanh trên facebook, hỗ trợ tương tác và có thể còn giúp gia tăng cơ sở khách hàng của bạn:
1. Liên kết trang Facebook với trang web của doanh nghiệp hoặc mặc định Facebook là hiện diện trực tuyến chính của doanh nghiệp
Bạn chưa có trang web? Không sao cả. Nhiều doanh nghiệp đều sử dụng Facebook làm hiện diện trực tuyến của họ. Nhưng cần nhớ rằng bạn muốn xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp chứ không phải là thương hiệu của trang mạng truyền thông xã hội. Giải pháp: đăng ký một tên miền (hoặc địa chỉ web) và điều hướng nó đến trang facebook của bạn. Cách làm này còn được gọi là chuyển hướng tên miền, bạn thiết lập quy tắc để tất cả các khách truy cập vào tên miền của bạn đều được chuyển hướng đến địa chỉ web mà bạn muốn (trong trường hợp này là trang facebook của bạn). Chuyển hướng tên miền tạo cho bạn một địa chỉ web doanh nghiệp dễ nhớ và vĩnh viễn để sử dụng cho việc tiếp thị và nó đang ngày càng trở nên phổ biến. Từ Quý IV/2014 đến Quý IV/2015,số lượt chuyển hướng tới trang facebook đã tăng 21%.
Nếu bạn đã có trang web, hãy đảm bảo trang của bạn luôn có các nút chia sẻ lên mạng xã hội trên các trang và nội dung nổi bật. Bằng cách đó, khi mọi người xem được thông tin mà họ quan tâm trên trang web của bạn, họ có thể dễ dàng like và chia sẻ nội dung đó trên kênh truyền thông xã hội của họ.
2. Chia sẻ các nội dung liên quan
Trang Facebook của bạn không chỉ là nơi để truyền đạt thông tin cơ bản về doanh nghiệp tới khách hàng, mà bạn còn có thể đăng tin tức và các sự kiện sắp tới, tải ảnh và video, kỉ niệm các mốc thời gian đáng nhớ hoặc thậm chí chia sẻ liên kết từ các nguồn khác nhằm hỗ trợ thông điệp của doanh nghiệp bạn. Ngoài ra, hãy để lại một liên kết chuyển đến trang web của bạn, nếu có, để tăng lưu lượng truy cập vào trang web của bạn.
Một mẹo quan trọng: Đăng các bài có liên quan và có giá trị đối với những người theo dõi bạn. Với một lượng thông tin khổng lồ mà nhiều người dùng Facebook nhìn thấy hàng ngày, điều quan trọng là chất lượng chứ không phải số lượng. Hãy nhớ đăng bài một cách nhất quán, một số nội dung có thể đăng mỗi ngày một lần hoặc nhiều hơn và với một số nội dung khác lại chỉ nên đăng mỗi tuần một lần. Nên đăng bài theo nhịp điệu để những người theo dõi biết khi nào và loại bài nào doanh nghiệp của bạn sẽ đăng.
3. Tương tác với khách hàng
Trang Facebook của bạn cũng là một kênh để tương tác với khách hàng ngay lập tức và là cuộc trò chuyện hai chiều. Theo dõi và lắng nghe các bình luận về bài đăng và các đánh giá của khách hàng. Bạn không cần phải trả lời mọi tin nhắn, nhưng nên tương tác khi cần. Trả lời các vấn đề mà bạn có thể giải quyết và nói cảm ơn nếu đó là một nhận xét tích cực. Với tính năng Nhắn tin trên trang, khách hàng có thể gửi cho bạn tin nhắn cá nhân. Bạn cũng có thể gửi câu trả lời tự động hoặc đã lưu sẵn cho những khách hàng đã gửi tin nhắn và thậm chí ghi lại thời gian phản hồi trung bình của bạn cho các câu hỏi - luôn đảm bảo khách hàng nhận đủ thông tin, vui vẻ và luôn được tương tác.
4. Tạo chương trình khuyến mại hoặc tổ chức sự kiện
Các trang kinh doanh trên Facebook giúp bạn dễ dàng tạo các chương trình khuyến mại đặc biệt như giảm giá và phiếu mua hàng để khách hàng của bạn có thể mua lại. Bạn cũng có thể tổ chức một sự kiện đặc biệt và gửi thư mời tới tất cả những người theo dõi bạn. Khi mọi người chấp nhận lời mời của bạn, sự kiện đó sẽ được thêm vào lịch Facebook của họ để nhắc nhở. Thêm vào đó, bạn có thể xem ai sẽ tham dự sự kiện của bạn và ai quan tâm, vì vậy bạn có thể lên kế hoạch tiếp đón một cách phù hợp. Để bắt đầu, chỉ cần tìm "Offer, Event +" ở phía trên trường cập nhật trạng thái của bạn.
5. Quảng cáo
Với những người tiêu dùng dành nhiều thời gian trên mạng xã hội, bạn có thể muốn xem xét sử dụng kênh quảng cáo này. Quảng cáo trên Facebook tạo cho bạn cơ hội quảng bá doanh nghiệp tới một lượng người dùng khổng lồ chỉ với mức chi phí 5 đô la. Để bắt đầu, hãy xây dựng mục tiêu cho chiến dịch của bạn. Bạn muốn tăng mức độ nhận diện thương hiệu, tìm khách hàng mới hay tạo khách hàng tiềm năng? Hoạt động này sẽ chỉ cho bạn cách nhắm tới thông điệp của bạn hiệu quả nhất dựa trên:
Sau đó, quyết định nơi bạn muốn đặt quảng cáo (Bảng tin, cột bên phải,v.v...), thiết lập ngân sách hàng ngày và bắt đầu theo dõi việc triển khai. Hãy nhớ kiểm soát chiến dịch của bạn và tối ưu hóa nội dung tốt.
Một cách làm khác là tăng cường hiển thị (boost) bài đăng. Các tính năng này cho phép bài đăng hiện có trên trang của bạn không chỉ hiển thị đối với những người thích trang của bạn, mà còn cả bạn bè của họ và những người khác nữa. Bạn chỉ cần xây dựng ngân sách và đối tượng mục tiêu, Facebook sẽ làm tất cả những việc còn lại.
6. Đánh giá hiệu suất
Quy tắc số một trong tiếp thị là biết và hiểu đối tượng của bạn. Facebook Insights là một tính năng trên trang của bạn, cho bạn biết thông tin và số lượng những người theo dõi bạn, họ là ai (tuổi, giới tính và địa điểm), tần xuất ghé thăm của họ, bao nhiêu người thích, nhận xét hoặc chia sẻ nội dung của bạn, và nội dung nào thu hút đối tượng của bạn. Lưu thông tin này và sử dụng chúng khi đưa ra các quyết định tiếp thị trong tương lai nhằm cải thiện sự tương tác với khách hàng của bạn và để bổ sung vào các yêu cầu của bạn.
Việc đưa doanh nghiệp của bạn lên Facebook chỉ là bước đầu tiên. Nền tảng này cung cấp một loạt các tính năng có thể giúp bạn tăng sự hiện diện và tương tác với khách hàng. Tiếp thị trên phương tiện truyền thông xã hội có thể khác nhau đối với từng doanh nghiệp nhỏ tùy theo ngành nghề, địa điểm và cơ sở khách hàng của bạn, vì vậy hãy thử nghiệm nền tảng này và xem những gì phù hợp với bạn.
Bình luận