Thứ nhất: Học sinh cần thông tư tưởng và nhận thức về tầm quan trọng của môn Lịch sử và Giáo dục công dân trong tổ hợp Khoa học xã hội. Bởi có thông tư tưởng và nhận thức đúng thì học sinh mới ôn tập nghiêm túc. Một số học sinh quan niệm không đúng đắn, chủ quan nên kết quả thi thường dưới 5 điểm.
Thứ hai: Giáo viên cần giúp học sinh tóm tắt lại kiến thức cơ bản của chương trình ôn tập từ lớp 11 đến lớp 12. Học sinh cần nắm chắc phần kiến thức cơ bản, trọng tâm từng bài, chủ đề. Học sinh có thể vẽ sơ đồ tư duy kiến thức cơ bản của từng bài. Học qua sơ đồ tư duy học sinh nhớ kỹ kiến thức và không nhầm lẫn kiến thức khác.
Thứ ba: Các em cần ôn tập kỹ cho học sinh từ bài đầu cho đến bài cuối, từ chương trình lớp 11 cho đến lớp 12. Giáo viên không chủ quan dạy cho học sinh phần 8 điểm (tức kiến thức ở lớp 12) mà bỏ qua phần kiến thức của lớp 11 - chiếm 20% tức 2 điểm.
Thứ tư: Học sinh luyện đề theo từng bài, từng chủ đề cho đến hết bài cuối. Các em có thể làm thêm nhiều bài thi tổng hợp có cả chương trình lớp 11 và 12. Ngoài ra giáo viên gửi đề thi vào mail ôn tập để học sinh về luyện tập thêm.
Thứ năm: Các em có thể thành lập nhóm học tập theo phương thức "đôi bạn cùng tiến" nhằm giúp đỡ nhau trong học tập. Ví dụ A hỏi B trả lời và ngược lại, nhờ đó học sinh phát hiện ra chỗ chưa nắm kỹ từ đó kịp thời ôn lại cho tốt, đồng thời sẽ giúp học sinh nhớ lâu và tình bạn thêm khăng khít.
Thứ sáu: Khi vào phòng thi, các em đặc biệt lưu ý: Việc trước tiên là phải đọc kỹ đề, từng câu một, lấy bút chì khoanh đáp án đúng, câu dễ làm trước, câu khó làm sau.
Các em có thể sử dụng phương pháp loại trừ phương án, để cuối cùng chốt được phương án khả năng đúng nhất. Hơn nữa phải biết cần đối thời gian hợp lí, để đảm bảo làm hết tất cả các câu hỏi. Dành 10 phút cuối để đọc lại mấy câu còn phân vân đáp án.
Bình luận