Ký ức về 56 ngày đêm địu con nhỏ, sát cánh cùng bộ đội “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” làm lên chiến thắng oai hùng khắp năm châu vẫn chưa bao giờ hao vơi.
Những ngày cuối tháng Tư, men theo con đường kéo pháo vượt đại ngàn, chúng tôi tìm về Mường Phăng (nơi Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đã cùng quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu, chấn động địa cầu) để cảm nhận sự đổi thay của vùng căn cứ cách mạng qua nhiều mùa hoa ban nở.
Sau nhiều ngày "đi tìm nhân chứng lịch sử," phóng viên đã may mắn gặp được cụ Lù Thị Đôi-người duy nhất được Đại tướng giao nhiệm vụ dẫn Tiểu đội Công binh vào rừng khảo sát, xây dựng Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ để chuẩn bị cho đợt tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trong những ngày đạn lửa dữ dội.
Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh
60 năm, mặc dù chiến tranh đã lùi xa, song trong tâm trí cụ bà Lù Thị Đôi, ký ức về 56 ngày đêm địu con nhỏ, sát cánh cùng bộ đội “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” làm lên chiến thắng oai hùng khắp năm châu vẫn chưa bao giờ hao vơi.
Trong câu chuyện với vị khách trẻ, cụ Đôi bồi hồi kể lại những dấu ấn quan trọng của chính cuộc đời mình bằng tiếng Thái quen thuộc: Năm 1954, đích thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã giao nhiệm vụ cho cụ dẫn đơn vị công binh đi khảo sát địa hình, để xây dựng Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đại tướng dặn cụ: “Nhiệm vụ này rất quan trọng, cô là Trưởng ban Vận động của địa phương, nên cô phải tích cực tuyên truyền bà con ủng hộ chiến dịch, nhưng cũng phải tuyệt đối giữ bí mật việc xây dựng căn cứ chỉ huy để đảm bảo cho chiến dịch thắng lợi.”
Thời điểm ấy, cụ Đôi ở tuổi 40, có 3 người con trong đó đứa út mới tròn 1 tháng tuổi. Cụ Đôi bảo vì lòng căm thù giặc Pháp, lại có chồng là cụ Lù Văn Lở tham gia bộ đội Việt Minh đang chiến đấu ở tận Yên Bái, nên cụ tự nhủ lòng "phải làm việc gì đó để đánh đuổi quân thù."
Với tinh thần "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh," cụ Đôi đã một lòng một dạ theo cách mạng. Hàng ngày, cụ địu con nhỏ sau lưng đi khắp bản làng để vận động tuyên truyền nhân dân đóng góp sức người, sức của phục vụ cho chiến dịch toàn thắng.
Nhờ đó, sau 5 tháng vận động, ban dân vận do cụ Đôi làm trưởng ban đã vận động được 9 tấn lúa gạo và 5 con trâu, là nguồn lương thực quý giá đóng góp một phần không nhỏ làm nên thành công cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ngay sau ngày chiến thắng, Đại tướng đã gặp lại cụ Đôi và không quên căn dặn: "Đất nước mình giải phóng rồi, nhưng cô vẫn phải tham gia công tác địa phương để xây dựng đất nước, xây dựng bản làng. Đảng và Nhà nước sẽ có chế độ đãi ngộ xứng đáng."
Nghe lời khuyên của Đại tướng, cụ Đôi tiếp tục bước vào một một nhiệm vụ mới-làm Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Mường Phăng đến khi về hưu (năm 1979). Trong quá trình công tác, cụ Đôi đã lập được nhiều thành tích mới trong công cuộc vận động bà con tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế địa phương.
Nhắc lại những việc làm của mình trong những ngày chiến dịch lịch sử, cụ Đôi bảo đến giờ cụ cũng không tin ngày ấy lại có thể liều đến vậy. “Ấy nhưng, so với nhiều đồng đội, công lao của tôi cũng chẳng có gì đáng kể, chỉ góp một phần nhỏ mà thôi,” cụ Đôi tâm sự.
... Và những kỷ niệm không quên với Đại trướng
Trở về cuộc sống đời thường, sống hạnh phúc bên con cháu, năm 2004, nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên thăm bà con nhân dân vùng căn cứ cách mạng. Cũng nhân dịp này, Đại tướng đã cho người đến tận nhà mời cụ Đôi đến chụp ảnh chung cùng đồng đội và gia đình.
Nhắc lại kỷ niệm đáng nhớ ấy, cụ Đôi hồ hởi bảo: “Khi nghe tin Tướng Giáp lên thăm lại Mường Phăng, tôi đã dậy từ lúc 5 giờ sáng, ra ngồi ở bờ ruộng để chờ. Lúc đó, các chú công an không cho tôi đến, tôi bảo tôi là người làm việc cùng Tướng Giáp, nhưng các chú ấy không tin và ngăn không cho tôi ngồi ở gần nơi máy bay hạ cánh.
Đến tận 3 giờ chiều, tôi mới được gặp Đại tướng. Ngay sau đó, Đại tướng đã giới thiệu các thành viên trong gia đình hôm ấy đi cùng cho tôi nghe. Ông còn bảo giờ sức khỏe đã yếu, không biết sau này có còn lên thăm bà con được nữa không...
Trước khi ra về Đại tướng còn dặn dò tôi động viên con cháu chăm lo xây dựng Mường Phăng. Và, đó là lần cuối cùng tôi gặp lại vị tướng huyền thoại,” cụ Đôi nghẹn ngào kể.
Giờ đây, ở cái tuổi "xưa nay hiếm," dẫu mắt đã mờ, sức khỏe đã yếu, chân chùn, gối mỏi, song hàng ngày cụ Đôi vẫn gắng từng bước chân lên thăm khu "Rừng Đại tướng," nơi cụ được Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao nhiệm vụ quan trọng, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ oai hùng.
"Với tôi, rừng Đại tướng là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm đáng nhớ nhất về vị tướng huyền thoại, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đó cũng là nơi Tướng Giáp cho tôi làm người cán bộ, nơi để tôi được tự hào với con cháu thân yêu," cụ Đôi chia sẻ.
Trải qua 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, giờ đây cụ Đôi được biết đến là nhân chứng lịch sử duy nhất và là người được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhiều nhất của xã Mường Phăng và tỉnh Điện Biên.
» Nữ dân quân tự vệ Việt Nam diễu binh với súng gì?
» 'Ngựa sắt thần kỳ' trong chiến dịch Điện Biên Phủ
» Bộ trưởng Quốc phòng tiếp thân nhân cựu cố vấn quân sự Trung Quốc
Theo Vietnam+
Sau nhiều ngày "đi tìm nhân chứng lịch sử," phóng viên đã may mắn gặp được cụ Lù Thị Đôi-người duy nhất được Đại tướng giao nhiệm vụ dẫn Tiểu đội Công binh vào rừng khảo sát, xây dựng Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ để chuẩn bị cho đợt tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trong những ngày đạn lửa dữ dội.
Cụ Đôi bồi hồi ngắm lại tấm hình lần cuối cùng gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+) |
60 năm, mặc dù chiến tranh đã lùi xa, song trong tâm trí cụ bà Lù Thị Đôi, ký ức về 56 ngày đêm địu con nhỏ, sát cánh cùng bộ đội “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” làm lên chiến thắng oai hùng khắp năm châu vẫn chưa bao giờ hao vơi.
Trong câu chuyện với vị khách trẻ, cụ Đôi bồi hồi kể lại những dấu ấn quan trọng của chính cuộc đời mình bằng tiếng Thái quen thuộc: Năm 1954, đích thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã giao nhiệm vụ cho cụ dẫn đơn vị công binh đi khảo sát địa hình, để xây dựng Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đại tướng dặn cụ: “Nhiệm vụ này rất quan trọng, cô là Trưởng ban Vận động của địa phương, nên cô phải tích cực tuyên truyền bà con ủng hộ chiến dịch, nhưng cũng phải tuyệt đối giữ bí mật việc xây dựng căn cứ chỉ huy để đảm bảo cho chiến dịch thắng lợi.”
Thời điểm ấy, cụ Đôi ở tuổi 40, có 3 người con trong đó đứa út mới tròn 1 tháng tuổi. Cụ Đôi bảo vì lòng căm thù giặc Pháp, lại có chồng là cụ Lù Văn Lở tham gia bộ đội Việt Minh đang chiến đấu ở tận Yên Bái, nên cụ tự nhủ lòng "phải làm việc gì đó để đánh đuổi quân thù."
Với tinh thần "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh," cụ Đôi đã một lòng một dạ theo cách mạng. Hàng ngày, cụ địu con nhỏ sau lưng đi khắp bản làng để vận động tuyên truyền nhân dân đóng góp sức người, sức của phục vụ cho chiến dịch toàn thắng.
Nhờ đó, sau 5 tháng vận động, ban dân vận do cụ Đôi làm trưởng ban đã vận động được 9 tấn lúa gạo và 5 con trâu, là nguồn lương thực quý giá đóng góp một phần không nhỏ làm nên thành công cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ngay sau ngày chiến thắng, Đại tướng đã gặp lại cụ Đôi và không quên căn dặn: "Đất nước mình giải phóng rồi, nhưng cô vẫn phải tham gia công tác địa phương để xây dựng đất nước, xây dựng bản làng. Đảng và Nhà nước sẽ có chế độ đãi ngộ xứng đáng."
Nghe lời khuyên của Đại tướng, cụ Đôi tiếp tục bước vào một một nhiệm vụ mới-làm Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Mường Phăng đến khi về hưu (năm 1979). Trong quá trình công tác, cụ Đôi đã lập được nhiều thành tích mới trong công cuộc vận động bà con tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế địa phương.
Nhắc lại những việc làm của mình trong những ngày chiến dịch lịch sử, cụ Đôi bảo đến giờ cụ cũng không tin ngày ấy lại có thể liều đến vậy. “Ấy nhưng, so với nhiều đồng đội, công lao của tôi cũng chẳng có gì đáng kể, chỉ góp một phần nhỏ mà thôi,” cụ Đôi tâm sự.
Cụ Đôi hiện là nhân chứng lịch sử duy nhất, được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhiều nhất của xã Mường Phăng và tỉnh Điện Biên. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+) |
Trở về cuộc sống đời thường, sống hạnh phúc bên con cháu, năm 2004, nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên thăm bà con nhân dân vùng căn cứ cách mạng. Cũng nhân dịp này, Đại tướng đã cho người đến tận nhà mời cụ Đôi đến chụp ảnh chung cùng đồng đội và gia đình.
Nhắc lại kỷ niệm đáng nhớ ấy, cụ Đôi hồ hởi bảo: “Khi nghe tin Tướng Giáp lên thăm lại Mường Phăng, tôi đã dậy từ lúc 5 giờ sáng, ra ngồi ở bờ ruộng để chờ. Lúc đó, các chú công an không cho tôi đến, tôi bảo tôi là người làm việc cùng Tướng Giáp, nhưng các chú ấy không tin và ngăn không cho tôi ngồi ở gần nơi máy bay hạ cánh.
Đến tận 3 giờ chiều, tôi mới được gặp Đại tướng. Ngay sau đó, Đại tướng đã giới thiệu các thành viên trong gia đình hôm ấy đi cùng cho tôi nghe. Ông còn bảo giờ sức khỏe đã yếu, không biết sau này có còn lên thăm bà con được nữa không...
Trước khi ra về Đại tướng còn dặn dò tôi động viên con cháu chăm lo xây dựng Mường Phăng. Và, đó là lần cuối cùng tôi gặp lại vị tướng huyền thoại,” cụ Đôi nghẹn ngào kể.
Giờ đây, ở cái tuổi "xưa nay hiếm," dẫu mắt đã mờ, sức khỏe đã yếu, chân chùn, gối mỏi, song hàng ngày cụ Đôi vẫn gắng từng bước chân lên thăm khu "Rừng Đại tướng," nơi cụ được Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao nhiệm vụ quan trọng, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ oai hùng.
"Với tôi, rừng Đại tướng là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm đáng nhớ nhất về vị tướng huyền thoại, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đó cũng là nơi Tướng Giáp cho tôi làm người cán bộ, nơi để tôi được tự hào với con cháu thân yêu," cụ Đôi chia sẻ.
Trải qua 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, giờ đây cụ Đôi được biết đến là nhân chứng lịch sử duy nhất và là người được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhiều nhất của xã Mường Phăng và tỉnh Điện Biên.
» Nữ dân quân tự vệ Việt Nam diễu binh với súng gì?
» 'Ngựa sắt thần kỳ' trong chiến dịch Điện Biên Phủ
» Bộ trưởng Quốc phòng tiếp thân nhân cựu cố vấn quân sự Trung Quốc
Theo Vietnam+
Bình luận