• Zalo

55 năm chống chọi bệnh tật phi thường của nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking

Thế giớiThứ Tư, 14/03/2018 16:51:00 +07:00Google News

Sự ra đi của Stephen Hawking để lại mất mát to lớn cho nhân loại, nhưng thế giới sẽ không bao giờ quên nỗ lực chống chọi bệnh tật phi thường của nhà bác học thiên tài người Anh.

Stephen Hawking sinh ngày 8/1/1942, bị chẩn đoán mắc chứng xơ cứng teo cơ cột bên ALS khi mới 21 tuổi. Căn bệnh quái ác khiến cựu sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc ngành vật lý ĐH Oxford và đang chuẩn bị làm luận án tiến sỹ tại ĐH Cambridge mất đi khả năng vận động.

1 15

 Trong ảnh là diễn viên Benedict Cumberbatch thủ vai Stephen Hawking trong bộ phim về cuộc đời nhà vật lý thiên tài "Hawking".

1 14

 Sau một thời gian mất đi khả năng vận động, Stephen Hawking phải phẫu thuật cắt khí quản và mất luôn khả năng nói. Ông phải sống gắn chặt với chiếc xe lăn và chỉ có thể trò chuyện cùng mọi người thông qua một thiết bị tổng hợp tiếng gắn với một máy tính mà ông gõ chữ vào đó.

stephen-hawking-3slide-5cc910992626c419abb50673f2bf1f2f11ff1fe5-s1000-c85-152100541819638365843 6

Nhưng điều đáng sợ hơn cả là các bác sỹ dự đoán Hawking không thể sống quá 2 năm kể từ khi phát hiện bệnh. Theo số liệu được Hiệp hội ALS cung cấp, những người mắc chứng này thường sống được 2-5 năm. Hơn 50% số người được chẩn đoán sống qua năm thứ 3, 25% qua năm thứ 5, ít hơn 5% số người sống được trên 20 năm. Vậy nhưng nhà vật lý người Anh vẫn sống thêm được tới 55 năm và trở thành một tượng đài cho nỗ lực và ý chí chống chọi với bệnh tật.

1 16

 ALS thông thường xảy ra với người ở trung tuổi, vậy nên việc phát hiện mình mắc bệnh khi mới 21 tuổi khi đó là cú sốc với Hawking. Song việc phát hiện bệnh sớm được cho là một trong những nguyên nhân giúp ông Hawking kéo dài sự sống và tiếp tục niềm đam mê với khoa học vũ trụ. Ở tuổi 35, ông trở thành giáo sư vật lý 35 tuổi. Đến năm 1976, ông nhận Huy chương Albert Einstein và bằng tiến sĩ danh dự từ ĐH Oxford.

stephen-hawking-6 9

Trên thực tế ALS không gây đau đớn nhưng người bệnh luôn cảm nhận được cơ thể của họ bị bệnh tật ăn mòn từng ngày. Bệnh nhân ALS thường qua đời hoặc vì suy hô hấp vào thời điểm tế bào thần kinh kiểm soát cơ hô hấp ngừng hoạt động hoặc do suy dinh dưỡng, mất nước khi cơ kiểm soát hoạt động nuốt bị hư hại. Nếu không rơi vào 2 trường hợp này, bệnh nhân có thể sống lâu hơn.

1 17

 Từng có thời điểm vào năm 2009, sức khỏe của nhà vật lý người Anh sụt giảm trầm trọng trường. Trường Đại học Cambridge khi đó phát đi thông báo nói tình hình của vì giáo sư danh tiếng đang "rất yếu". Thậm chí một số tờ báo còn nằm sẵn tin chờ và chuẩn bị sẵn cáo phó. Trong ảnh là Stephen Hawking khi nhận Huân chương Tự do từ cựu Tổng thống Mỹ Obama vào năm 2009.

619471496.0 10

"Ông là một ngoại lệ. Tôi chưa từng thấy ai sống sót với căn bệnh này lâu đến vậy. Không những thế căn bệnh dường như đang suy yếu. Tình trạng bệnh ổn định như vậy là điều cực kỳ hiếm gặp", Nigel Leigh, giáo sư về thần kinh học lâm sàng tại King’s College, London phát biểu trên British Medical Journal năm 2002.

Stephen-Hawking 11

Bản thân Hawking cũng từng nhấn mạnh "còn sự sống là còn hy vọng".

Song Hy
Bình luận
vtcnews.vn