• Zalo

Sao lại phải quỳ lạy cảnh sát giao thông?

Giáo dụcThứ Bảy, 21/12/2013 12:18:00 +07:00Google News

(VTC News)- Nhiều bạn đọc bày tỏ quan điểm thẳng thắn trước hành động của cô gái trẻ quỳ lạy cảnh sát giao thông đang gây xôn xao dân mạng.

(VTC News)- Nhiều bạn đọc bày tỏ quan điểm thẳng thắn trước hành động của cô gái trẻ quỳ lạy cảnh sát giao thông đang gây xôn xao dân mạng.

Ngày 19/12, một đoạn clip ghi lại cảnh một cô gái trẻ, được cho là vi phạm giao thông đã quỳ lạy cảnh sát giao thông khiến dân mạng tranh luận gay gắt. Thừa nhận đã vi phạm luật giao thông, cô gái này liên tục van xin: "Chú ơi, chú ơi tha cho con".

Đáng chú ý, cô gái không chỉ quỳ lạy một lần. Cứ sau một lúc năn nỉ, bám riết theo viên CSGT, cô lại quỳ gối van xin. Cô gái trẻ liên tục van xin nhưng không được chấp nhận bỏ qua lỗi cho cô gái trẻ.

Cô gái trẻ quỳ lạy xin cảnh sát giao thông
Cô gái trẻ liên tục quỳ lạy cảnh sát giao thông khi phạm luật 
Ngay sau khi clip xuất hiện trên mạng xã hội Youtube, dân mạng đã tranh luận gay gắt về cách bạn trẻ đối diện với những sai phạm trong khi tham gia giao thông, cũng như cách ứng xử đối với người thi hành công vụ.

Rất nhiều bạn đọc đã gửi ý kiến bình luận về sự việc xôn xao này. Đa số các ý kiến đều tỏ ra không đồng tình với hành động quỳ lạy phản cảm của cô gái trẻ.

Hành động của cô gái trẻ quỳ lạy CSGT trong clip:

  • Phản cảm, đáng bị lên án
  • Hành động là bình thường khi gặp CSGT
  • Đáng được cảm thông
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Bình luận về sự việc này, Hương Giang (ĐH Sư phạm Hà Nội ) thẳng thắn chia sẻ: “Mình không hiểu tại sao phải quỳ xuống van xin ở trường hợp này. Ở Việt Nam quỳ gối trước ai đó là một chuyện rất ghê gớm. Trừ hồi nhỏ mình bị mẹ bắt quỳ gối trong góc tường vì tội nghịch. Quỳ gối để xin xỏ thế này là không đáng và tự hạ thấp chính mình. Giữ xe cũng không có gì quá ghê gớm, đến ngày lên đóng tiền phạt rồi lấy xe về”.

Cũng có cùng quan điểm này, bạn Minh Đức còn tỏ ra khá bất bình khi bình luận sự việc. “Tại sao bạn gái trong clip lại có thể dễ dàng quỳ lạy một người như thế. Tôi thử hỏi, với bố mẹ của mình bạn gái này đã quỳ lạy chưa tại sao phải đi quỳ lạy cảnh sát giao thông. Tôi nghĩ rằng cô gái đã quá thiển cận khi nghĩ rằng quỳ lạy cảnh sát giao thông thì sẽ được tha”, Đức bức xúc chia sẻ.

Minh Đức cũng chia sẻ câu chuyện của chính mình, trong cuộc đời chỉ một lần quỳ lạy trước bố mẹ nhận lỗi vì đã từng có thời gian mê game, bỏ học. Sau đó, chàng trai này đã phấn đấu học tập và thi đỗ vào ĐH Luật Hà Nội.
cô gái trẻ quỳ lạy cảnh sát giao thông
Dù liên tục quỳ lạy van xin nhưng cảnh sát giao thông vẫn không tha lỗi cho cô gái trẻ 
Thậm chí, dưới góc nhìn của một sinh viên học luật, Minh Đức còn cho rằng trong trường hợp này, cô gái thậm chí còn mắc thêm lỗi “cản trở người thi hành công vụ”.

Trong khi đó, nhiều bạn đọc lại cho rằng chuyện bị cảnh sát giao thông phạt là điều hết sức bình thường, dù mức phạt vi phạm là lớn hay nhỏ.

Nhiều bạn trẻ không ngại tư vấn cách ứng xử trong các trường hợp tương tự. Bạn Mạnh Dũng chia sẻ: “Nếu bị giữ xe thì đi xe bus, lỡ mượn xe của bạn thì muối mặt đi xin lỗi, bị phạt tiền mà hết tiền ăn tháng đó thì cũng đành phải tự trách mình và tự nhắc mình sau này luôn cẩn trọng”.

Theo phân tích của Mạnh Dũng, hành động quỳ lạy của cô gái nếu lỡ cha mẹ cô gái trẻ  biết con mình đã vứt bỏ tự trọng, quỳ xuống cầu van có khi ‘nuốt miếng cơm cũng thấy đắng ngắt’.

Mạnh Dũng cũng cho rằng, trong trường hợp này cô gái nên chịu bị phạt một lần để lần sau đi đúng hơn. “Được tha một lần dễ nhờn luật và tạo ra tiền lệ xấu sau này”, Dũng chia sẻ.

 

Với bố mẹ của mình bạn gái này đã quỳ lạy chưa tại sao phải đi quỳ lạy cảnh sát giao thông.

Bạn đọc Minh Đức
 
Nhiều bạn trẻ cho rằng, nhiều trường hợp nếu vi phạm lỗi nhẹ, cảnh sát giao thông có thể chỉ nhắc nhở và bỏ qua nhưng với những lỗi nặng thường sẽ bị lập biên bản.


Chia sẻ câu chuyện của mình, bạn gái Hoàng Trang (Hà Đông, Hà Nội) kể lại: “Mình cũng từng xin cảnh sát giao thông và suýt cũng khóc nữa. Lúc đó đang đi thi, bị trễ giờ rồi, vì đi vội quá mà không mang theo tiền, trong túi chỉ 2.000 đồng. Mình đã bị giữ lại và phạt vì lỗi đi sai làn đường. Mình có trình bày và may mắn được anh cảnh sát giao thông nhắc nhở và cho đi”.

Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ cũng đặt giả thiết nếu cô gái trong clip là một sinh viên nghèo thì lại càng cần phải thực hiện nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông.

Bình luận về sự việc, bạn Hồng Anh chia sẻ: “Nếu cô gái trẻ đó là sinh viên, là thế hệ trí thức tương lai nên trước hết phải tập thói quen tuân thủ luật lệ. Mà mượn xe người khác thì càng phải cẩn thận hơn”.

Hồng Anh cũng cho rằng, trong trường hợp gặp kẻ sát nhân thì việc van xin có thể dễ hiểu và không nên van xin người đang thi hành công vụ.

Cũng từng bị phạt, bạn Thanh Hương cho rằng: “Trong trường hợp này, xin xỏ thì còn chấp nhận được chứ còn quỳ xuống van xin như vậy thì mình chịu. Thà để công an giữ xe rồi về nhà vay tiền trả sau chứ  không nên quỳ lạy như thế. Đặc biệt là sinh viên, phải có sĩ diện bản thân chứ”.

Thanh Hương chia sẻ thêm: “Thực ra mình là người nguyên tắc nên cực kỳ ghét những thể loại vi phạm như cố tình không đội mũ bảo hiểm, lạng lách đánh võng hay vượt đèn đỏ. Vậy nên nhà mình có ai vi phạm mình đều mong CSGT làm chặt chẽ cho mà chừa chứ không bao giờ xin xỏ cả”.

Để tránh trường hợp gặp phiền phức, đa số bạn đọc đều cho rằng trước khi ra ngoài đường các bạn trẻ nên chủ động kiểm tra giấy tờ xe đầy đủ, đội mũ bảo hiểm để tránh bị giữ xe. Ngoài ra, những lỗi còn lại như đi sai làn, rẽ phải không xin nhan thì trong nhiều trường hợp cảnh sát giao thông cũng chỉ nhắc nhở và bỏ qua.

Hành động của cô gái trẻ quỳ lạy CSGT trong clip:

  • Phản cảm, đáng bị lên án
  • Hành động là bình thường khi gặp CSGT
  • Đáng được cảm thông
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến


Minh Đức

Bình luận
vtcnews.vn