(VTC News) – Chuyên gia giáo dục cho rằng dù sự việc khó khăn nhưng vẫn phải kiên quyết xử lý để đưa gần 500 trẻ tại Hương Bình tới trường.
Sự việc gần 500 học sinh tại xã Hương Bình (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) đã 3 tháng chưa được tới trường đã gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. PV VTC News đã trao đổi với TS Vũ Thu Hương (Khoa sư phạm Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội) để làm rõ hơn sự việc này.
- Bà nghĩ gì về sự việc gần 500 học sinh từ mầm non đến THCS ở xã miền núi Hương Bình (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã 3 tháng nay không đến trường, trong đó có 399 HS tiểu học và THCS thuộc diện phải lưu ban do nghỉ học quá thời gian quy định?
Tôi rất lấy làm tiếc vì sự việc đã đẩy đến mức độ này. Chưa bàn tới vấn đề lỗi tại ai, việc các em học sinh bị buộc phải nghỉ học trong một thời gian dài là vô cùng đáng ngại.
Trước hết, chưa nói đến những vấn đề xã hội, rõ ràng, từng cháu trong số 500 học sinh đó đã bị buộc phải hy sinh việc học vì những lý do liên quan đến người lớn.
Trong trường hợp này, tất cả những đối tượng liên quan đều phải nhìn nhận lại những hậu quả mà các em nhỏ gặp phải và suy nghĩ xem, những điều họ đấu tranh như vậy có phải vì trẻ em?
- Phụ huynh cho rằng việc sát nhập trường sẽ dẫn tới việc con em của họ sẽ phải đi một quãng đường khoảng hơn 8km và nhiều nguy hiểm nên quyết định cho con em nghỉ?
Dù có mọi lý do tôi cũng không thể thông cảm cùng các bậc phụ huynh. Chúng ta biết rằng, trên đất nước này còn vô số những điểm trường xa xôi cách trở hơn nhiều mà các em học sinh vẫn phải lần lượt vượt qua để đến trường.
Những khúc mắc mà phụ huynh đưa ra có thể rất hợp lý nhưng nếu nói là vì lý do đó để ép con cái ở nhà thì rõ ràng là một việc hoàn toàn không nên làm.
- Lãnh đạo tỉnh cũng nhiều lần trả lời báo chí và cho biết sẽ tạo mọi điều kiện cho con em học sinh khi ưu tiên đến trường mới. Như vậy, hành động của phụ huynh phải chăng đang khiến cho các em mất đi quyền được đến trường?
Theo tôi nghĩ, việc các phụ huynh bắt con cái ở nhà là chỉ muốn đấu tranh để đạt tới điều mà họ mong muốn. Nhưng điều họ mong muốn đó có thật sự là vì trẻ em hay không?
Có quá nhiều phương thức để đề đạt nguyện vọng lên những cấp có thẩm quyền chứ không phải chỉ có cách này.
Tôi lấy ví dụ: chúng ta hoàn toàn có thể gửi đơn thư lên Bộ GD-ĐT, các ban ngành đoàn thể, và cả Quốc hội để đề nghị ngôi trường được đặt tại vị trí thuận tiện hơn cho các em học sinh.
Đấu tranh có nhiều cách, đấu tranh bằng cách này rõ ràng là không xuất phát từ lợi ích của trẻ.
- Qua sự việc này, là một phụ huynh và với tư cách là chuyên gia giáo dục, bà có suy nghĩ gì?
Tôi cảm thấy rất bức xúc là cho đến nay đã 3 tháng mà cả phía UBND huyện Hương Khê lẫn phía phụ huynh đều không có động thái gì giải quyết vấn đề này, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đám trẻ.
Tôi cho rằng, vụ việc dù có khó giải quyết đến đâu cũng phải nhanh chóng xử lý để đảm bảo việc học hành của các em học sinh.
- Liệu cách làm như UBND tỉnh Hà Tĩnh nói liệu có đảm bảo việc coi giáo dục là quốc sách hàng đầu không?
Đất nước chúng ta là một đất nước dân chủ. Nhưng dân chủ không có nghĩa là vô pháp luật. Việc làm của UBND huyện Hương Khê là một việc làm thiếu thuyết phục, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Nhưng thái độ của phụ huynh học sinh ở đây là thiếu tôn trọng pháp luật, thiếu tôn trọng những quy định của nhà nước.
Giáo dục là quốc sách hàng đầu nhưng giáo dục không phải là một ngành nghề dịch vụ mà phải buộc đảm bảo sự hài lòng với toàn thể phụ huynh trong vai trò của khách hàng. Giáo dục là lĩnh vực mà nhà nước đầu tư rất nhiều để phục vụ trẻ nhỏ trong điều kiện phù hợp.
Vì thế, để giáo dục có thể làm tốt vai trò của mình, đòi hỏi các cấp, các ngành phải làm đúng chức trách, nhiệm vụ được giao và các bậc phụ huynh cũng phải đảm bảo thực hiện mọi lợi ích của trẻ.
- Điều 12 trong “Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học” có ghi việc Sát nhập, chia tách trường trung học. Khoản c: Đảm bảo an toàn và quyền lợi của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục? Như vậy, trong trường hợp này, khi quyền lợi học sinh không đảm bảo, chất lượng, hiệu quả giáo dục không có thì liệu UBND huyện Hương Khê có nên hủy quyết định sát nhập không?
Vấn đề sát nhập hay tách rời trường sở sẽ dựa trên rất nhiều yếu tố tác động mà mỗi địa phương sẽ giải quyết trên đặc điểm điều kiện của địa phương.
Đảm bảo an toàn và quyền lợi của học sinh nhưng trong điều kiện của Việt Nam còn nhiều khó khăn thì chúng ta cũng cần phải cân nhắc mọi mặt.
Tôi không có ý kiến gì về việc sát nhập hay tách rời này khi chưa thực sự tận mắt nhìn thấy điều kiện sinh hoạt cũng như học tập của các điểm trường ở đây.
Xin cảm ơn bà!
Phạm Thịnh
Sự việc gần 500 học sinh tại xã Hương Bình (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) đã 3 tháng chưa được tới trường đã gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. PV VTC News đã trao đổi với TS Vũ Thu Hương (Khoa sư phạm Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội) để làm rõ hơn sự việc này.
TS Vũ Thu Hương |
Tôi rất lấy làm tiếc vì sự việc đã đẩy đến mức độ này. Chưa bàn tới vấn đề lỗi tại ai, việc các em học sinh bị buộc phải nghỉ học trong một thời gian dài là vô cùng đáng ngại.
Trước hết, chưa nói đến những vấn đề xã hội, rõ ràng, từng cháu trong số 500 học sinh đó đã bị buộc phải hy sinh việc học vì những lý do liên quan đến người lớn.
Trong trường hợp này, tất cả những đối tượng liên quan đều phải nhìn nhận lại những hậu quả mà các em nhỏ gặp phải và suy nghĩ xem, những điều họ đấu tranh như vậy có phải vì trẻ em?
- Phụ huynh cho rằng việc sát nhập trường sẽ dẫn tới việc con em của họ sẽ phải đi một quãng đường khoảng hơn 8km và nhiều nguy hiểm nên quyết định cho con em nghỉ?
Dù có mọi lý do tôi cũng không thể thông cảm cùng các bậc phụ huynh. Chúng ta biết rằng, trên đất nước này còn vô số những điểm trường xa xôi cách trở hơn nhiều mà các em học sinh vẫn phải lần lượt vượt qua để đến trường.
Những khúc mắc mà phụ huynh đưa ra có thể rất hợp lý nhưng nếu nói là vì lý do đó để ép con cái ở nhà thì rõ ràng là một việc hoàn toàn không nên làm.
- Lãnh đạo tỉnh cũng nhiều lần trả lời báo chí và cho biết sẽ tạo mọi điều kiện cho con em học sinh khi ưu tiên đến trường mới. Như vậy, hành động của phụ huynh phải chăng đang khiến cho các em mất đi quyền được đến trường?
|
Có quá nhiều phương thức để đề đạt nguyện vọng lên những cấp có thẩm quyền chứ không phải chỉ có cách này.
Tôi lấy ví dụ: chúng ta hoàn toàn có thể gửi đơn thư lên Bộ GD-ĐT, các ban ngành đoàn thể, và cả Quốc hội để đề nghị ngôi trường được đặt tại vị trí thuận tiện hơn cho các em học sinh.
Đấu tranh có nhiều cách, đấu tranh bằng cách này rõ ràng là không xuất phát từ lợi ích của trẻ.
- Qua sự việc này, là một phụ huynh và với tư cách là chuyên gia giáo dục, bà có suy nghĩ gì?
Tôi cảm thấy rất bức xúc là cho đến nay đã 3 tháng mà cả phía UBND huyện Hương Khê lẫn phía phụ huynh đều không có động thái gì giải quyết vấn đề này, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đám trẻ.
Tôi cho rằng, vụ việc dù có khó giải quyết đến đâu cũng phải nhanh chóng xử lý để đảm bảo việc học hành của các em học sinh.
Vì phản đối sáp nhập trường, người dân Hương Bình không cho con đến trường học khiến cho những lớp học ở Trường tiểu học Hương Bình thưa vắng |
Đất nước chúng ta là một đất nước dân chủ. Nhưng dân chủ không có nghĩa là vô pháp luật. Việc làm của UBND huyện Hương Khê là một việc làm thiếu thuyết phục, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Nhưng thái độ của phụ huynh học sinh ở đây là thiếu tôn trọng pháp luật, thiếu tôn trọng những quy định của nhà nước.
Giáo dục là quốc sách hàng đầu nhưng giáo dục không phải là một ngành nghề dịch vụ mà phải buộc đảm bảo sự hài lòng với toàn thể phụ huynh trong vai trò của khách hàng. Giáo dục là lĩnh vực mà nhà nước đầu tư rất nhiều để phục vụ trẻ nhỏ trong điều kiện phù hợp.
Vì thế, để giáo dục có thể làm tốt vai trò của mình, đòi hỏi các cấp, các ngành phải làm đúng chức trách, nhiệm vụ được giao và các bậc phụ huynh cũng phải đảm bảo thực hiện mọi lợi ích của trẻ.
- Điều 12 trong “Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học” có ghi việc Sát nhập, chia tách trường trung học. Khoản c: Đảm bảo an toàn và quyền lợi của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục? Như vậy, trong trường hợp này, khi quyền lợi học sinh không đảm bảo, chất lượng, hiệu quả giáo dục không có thì liệu UBND huyện Hương Khê có nên hủy quyết định sát nhập không?
Vấn đề sát nhập hay tách rời trường sở sẽ dựa trên rất nhiều yếu tố tác động mà mỗi địa phương sẽ giải quyết trên đặc điểm điều kiện của địa phương.
Đảm bảo an toàn và quyền lợi của học sinh nhưng trong điều kiện của Việt Nam còn nhiều khó khăn thì chúng ta cũng cần phải cân nhắc mọi mặt.
Tôi không có ý kiến gì về việc sát nhập hay tách rời này khi chưa thực sự tận mắt nhìn thấy điều kiện sinh hoạt cũng như học tập của các điểm trường ở đây.
Xin cảm ơn bà!
Phạm Thịnh
Bình luận