Làm thế nào để ngăn ngừa các căn bệnh liên quan đến ung thư?
Bác sĩ Lý Bình, Trưởng Khoa Ung thư Y học Cổ truyền, Bệnh viện Tỉnh An Huy (TQ) đã có bài tham luận về các kiến thức để phòng ngừa và điều trị ung thư trong tọa đàm Tuần lễ Phòng chống và Điều trị Ung thư Trung Quốc lần thứ 18 với chủ đề “Khoa học Chống Ung thư, Chăm sóc cơ thể và Chế độ ăn uống”.
Bác sĩ Bình đã tóm tắt những điều quan trọng nhất về thói quen ăn uống liên quan đến ung thư gây chú ý.
Bệnh ung thư đang rất gần với chúng ta
Theo bác sĩ Lý Bình, trong nhóm cư dân sống ở các thành phố, một trong những nguyên nhân gây tử vong đầu tiên và đáng sợ nhất là vấn đề ung thư, vì vậy căn bệnh này đang đến rất gần với mọi người.
Bác sĩ Lý Bình nói rằng, ung thư là căn bệnh thường được đề cập đến tất cả các bệnh liên quan đến khối u ác tính, hiện nay các căn bệnh ung thư chính bao gồm ung thư phổi, gan, dạ dày, thực quản, vú, ruột kết và trực tràng.
Khi chúng ta được sinh ra, sẽ phải được chủng ngừa các loại vắc xin sinh học khác nhau, điều này có thể ngăn ngừa hiệu quả một số bệnh ung thư xảy ra.
Bác sĩ Lý Bình đưa ví dụ, mọi người không nên tùy tiện tẩy nốt ruồi, bởi có những người từng vô tình tẩy nốt ruồi, trúng phải khối u ác tính và tử vong sau đó.
Ông cho rằng, một số nốt ruồi có hắc tố ở những vùng da dễ bị xây xát thì nên được điều trị tại bệnh viện thay vì tự tẩy nốt ruồi tại nhà hoặc đến thẩm mỹ viện.
Ngoài ra, ông cũng đưa ra ví dụ, có những vùng/địa phương có tỷ lệ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa cao hơn những nơi khác, là do cư dân địa phương thích ăn đồ muối mặn chua để lâu ngày, chế độ ăn thiếu vitamin, hoặc nitrit trong những thực phẩm này chế biến sẵn này sẽ chuyển hóa thành nitrosamine, tạo thành chất gây ung thư.
Bác sĩ Bình cho biết thêm, các yếu tố hóa học như những thực phẩm/thuốc uống có chứa thành phần kim loại nặng, nguồn nước bị ô nhiễm… cũng có thể gây ung thư.
Để ngăn ngừa bệnh ung thư, bạn phải “kiểm soát cái miệng của mình”
Theo thống kê nghiên cứu cho thấy, một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú, ung thư phổi và ung thư đại trực tràng lần lượt là 1/2, 1/3 và 1/4.
Vì thế, bác sĩ Bình cho rằng, việc bắt đầu phòng ngừa và điều trị các khối u bắt đầu từ việc “kiểm soát cái miệng” là vô cùng quan trọng. Tức là cho thức ăn gì vào miệng là phải cực kỳ cẩn trọng.
Theo bác sĩ Bình, bệnh nhân ung thư liên quan đến yếu tố dinh dưỡng trong chế độ ăn uống chiếm khoảng 50% số người mắc ung thư, vậy làm thế nào để phòng và điều trị ung thư từ chế độ ăn là điều ông rất muốn nhấn mạnh.
Bác sĩ Lý Bình cho biết, trước hết phải nhớ đến các căn bệnh dẫn đến chỉ số “cao” ví dụ như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao, axit uric cao…
Muốn tránh được các căn bệnh trên, mỗi người cần phải chú ý ăn nhiều đồ tươi mới, nhiều chất xơ, ăn thức ăn có nhiều vitamin và ít ăn các thức ăn nhiều calo, nhiều đạm và nhiều chất béo. Đây chính là chìa khóa trong việc ăn uống ngừa ung thư. Luôn nhớ đến từ "lành mạnh","thanh đạm", "tự nhiên".
Ví dụ, mặc dù người Hàn Quốc ăn nhiều kim chi muối chua, nhưng họ nhất quyết ăn nhiều rau tươi, vì vậy tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày của họ không cao hơn so với người Trung Quốc – ông đưa ra ví dụ về sự cân bằng dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh trong bữa ăn hàng ngày.
Ngoài ra, ông nói, liệu có phải chỉ những thứ đắt tiền như nấm linh chi hay đông trùng hạ thảo mới có thể ngăn ngừa ung thư? Thực tế không phải vậy.
Thông thường, các món ăn phổ biến trong tự nhiên xung quanh chúng ta như bông cải xanh (súp lơ), hành lá, tỏi, cà rốt, cam, nấm hương, nấm đông cô và một số loại thực phẩm từ hạt đều có vai trò tốt trong việc ngăn ngừa ung thư, chúng ta đừng coi nhẹ vai trò của chúng - Bác sĩ Lý Bình nói.
Hãy đi khám sớm nếu bạn có những triệu chứng này
Nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh khối u chúng ta có thể chưa được biết rõ, do đó, trong cuộc sống hàng ngày, nếu có các triệu chứng nhất định được nêu ra sau đây, bạn phải đi khám kịp thời.
Các cục u xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như vú, cổ hay bụng, các vết loét trên lưỡi, má, da, ... to dần mà không phải do bị chấn thương, nhất là những vết thương lâu ngày không lành thì càng phải chú ý.
Bác sĩ Lý Bình cho biết, ngoài sự xuất hiện của một số vết loét, dấu hiệu khác cần theo dõi là khi ăn vào người ta thấy vùng xương ức khó chịu, nóng rát, có cảm giác dị vật hoặc nặng dần, rối loạn nuốt nặng hơn, ho khan mãn tính, khàn giọng hoặc có lẫn máu, lâu ngày khó tiêu, mất dần cảm giác thèm ăn, sụt cân, và nếu không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng, hãy đi khám ngay lập tức.
Ngoài ra, nếu bạn có những thay đổi về thói quen đi tiêu hoặc có máu trong phân, nghẹt mũi, chảy máu cam, đau đầu một bên hoặc kèm theo nhìn đôi, nốt ruồi đột nhiên to ra hoặc bị loét hoặc chảy máu, và một số sợi tóc ban đầu bị rụng, đái ra máu không đau... thì ngay lập tức phải nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ, khám chi tiết và làm thêm các xét nghiệm khác để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn.
Bình luận