Việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của Facebook sẽ có tác động ra sao đến ngành công nghệ? Vì sao các chuyên gia phân tích đều tỏ ra rất thận trọng?
Morgan Stanley, Goldman Sachs, JPMorgan Chase & Co (JPM), Barclays Plc (BARC) và Bank of America là những ngân hàng và tập đoàn tài chính được “chọn mặt gửi vàng” để giúp Facebook quản lý việc bán ra cổ phiếu IPO.
Như vậy, Facebook đã chính thức xô đổ mức 2 tỷ USD mà Google tạo lập khi gã khổng lồ tìm kiếm phát hành cổ phiếu ra sàn giao dịch công lần đầu vào năm 2004. Theo IFR, con số 5 tỷ USD chỉ mới là mục tiêu ban đầu, Facebook hoàn toàn có thể bán ra thêm nhiều cổ phiếu trong nhiều tháng tới, tùy theo phản ứng của thị trường chứng khoán cũng như nhu cầu của giới đầu tư.
Ai quyết định giá trị của IPO?
Khi một công ty tư nhân thực hiện IPO, có nghĩa ai cũng có thể mua cổ phiếu như một cách sở hữu một phần tài sản của công ty đó. Việc phát hành cổ phiếu ra sàn giao dịch công sẽ giúp lượng vốn của một công ty nâng lên rất nhiều, nếu có nhiều người chịu bỏ tiền mua cổ phiếu từ công ty đó. IPO cũng bắt buộc một công ty phải minh bạch và công khai mọi chi tiết về tình hình tài chính, vốn trước đó luôn bị giữ kín.
Một ngân hàng tài chính sẽ làm công việc ước tính số tiền mà một công ty sẽ kiếm được trên sàn giao dịch, dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, từ tình trạng của nền kinh tế cho đến mức độ đón nhận của công chúng mà sản phẩm của công ty sẽ gây dựng được trong tương lai. Giá trị ban đầu của bất cứ công ty nào khi tiến hành IPO đều tiềm ẩn ít nhiều may rủi, đơn giản bởi cổ phiếu của công ty này chưa từng được giao dịch trước đó. Đối với Facebook, tập đoàn có giá trị từ 75 tỷ đến 100 tỷ USD, giá trị IPO được ấn định ở mức 5 tỷ USD.
Giới phân tích: "Hãy thận trọng"!
“Thận trọng” và “e dè” là những gì thấy được trong con mắt giới phân tích và đầu tư chứng khoán trước sự kiện IPO của Facebook.
Tạp chí Forbes cho rằng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu vẫn chưa chấm dứt, ngành công nghệ đã trở thành một con bài để giới chính trị gia và các nhà tài phiệt thuyết phục giới đầu tư rằng đâu đó vẫn còn “tia sáng cuối đường hầm”. Áp lực này đã khiến rất nhiều IPO của các công ty công nghệ gây thất vọng trong thời gian qua.
Forbes dẫn trường hợp của Zynga, khi công ty này ra mắt sàn giao dịch chứng khoán với giá 10 USD cho mỗi cổ phiếu, để rồi nhanh chóng xuống dưới con số này và vẫn chưa gượng dậy nổi. Tương tự là cú IPO của Groupon, vốn từng có giá trị mỗi cổ phiếu là 28 USD vào ngày phát hành đầu tiên, mà bây giờ chỉ còn 15 USD. “Không có gì đủ chắc chắn để đảm bảo tình huống tương tự không xảy ra cho Facebook” là lời khuyên của Forbes.
Biên tập viên Molly Wood của trang Cnet đưa ra một bài phân tích lý do tại sao người ta không nên mua IPO của Facebook. Trước hết, đây mới chỉ là động thái của Facebook nộp đơn lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) để phát hành IPO, có nghĩa những người đầu tư bình thường sẽ phải chờ nhiều tháng nữa mới có thể thật sự mua được cổ phiếu Facebook, và kể cả khi ngày đó đến, việc mua cổ phiếu Facebook vẫn không phải điều nên làm.
Thật vậy, cho đến khi SEC hoàn tất thủ tục kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ do Facebook gửi đến, người đầu tư chứng khoán thông thường sẽ không thể mua được cổ phiếu Facebook. Được gọi là “common stock” (tạm dịch: cổ phiếu phổ thông), loại cổ phiếu này sẽ chỉ xuất hiện sau khi các nhà đầu tư “có máu mặt” đã “ăn hết thịt khỏi xương”.
Chưa hết, theo Cnet, không phải tự nhiên mà các quỹ đầu tư và giới tài chính lại ra sức đẩy mạnh thương vụ IPO của Facebook. Thứ nhất, theo Bloomberg, các ngân hàng tham gia vào việc quản lý cổ phiếu IPO của Facebook sẽ ngay lập tức thu được khoảng 500 triệu USD “tiền công”. Thứ hai, Phố Wall đang rất cần một “chiếc bánh” đủ ngọt để chào mới giới đầu tư quay lại thị trường chứng khoán, vốn đang rất bết bát.
Củng cố thêm cho quan điểm của Cnet, hãng tin Associated Press (AP) nhấn mạnh những chủ sở hữu thật sự của Facebook, cũng như các quỹ đầu tư và tập đoàn tham gia vào đợt phát hành IPO của Facebook chắc chắn đã dành hết những miếng bánh “ngon lành nhất” về mình, chính xác là 90% số cổ phần của Facebook. 10% còn lại có đáng để người đầu tư phổ thông phải mạo hiểm là câu hỏi mở mà AP dành cho bạn đọc.
Facebook đã chính thức nộp hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) vào ngày 1-2 vừa qua. Không như nhiều nguồn tin và những dự đoán có trước đó, giá trị IPO của Facebook chỉ dừng lại ở mức 5 tỷ USD, thay vì 10 tỷ USD hay thậm chí là 100 tỷ USD.
Như vậy, Facebook đã chính thức xô đổ mức 2 tỷ USD mà Google tạo lập khi gã khổng lồ tìm kiếm phát hành cổ phiếu ra sàn giao dịch công lần đầu vào năm 2004. Theo IFR, con số 5 tỷ USD chỉ mới là mục tiêu ban đầu, Facebook hoàn toàn có thể bán ra thêm nhiều cổ phiếu trong nhiều tháng tới, tùy theo phản ứng của thị trường chứng khoán cũng như nhu cầu của giới đầu tư.
Ai quyết định giá trị của IPO?
Khi một công ty tư nhân thực hiện IPO, có nghĩa ai cũng có thể mua cổ phiếu như một cách sở hữu một phần tài sản của công ty đó. Việc phát hành cổ phiếu ra sàn giao dịch công sẽ giúp lượng vốn của một công ty nâng lên rất nhiều, nếu có nhiều người chịu bỏ tiền mua cổ phiếu từ công ty đó. IPO cũng bắt buộc một công ty phải minh bạch và công khai mọi chi tiết về tình hình tài chính, vốn trước đó luôn bị giữ kín.
845 triệu người dùng Facebook tải lên và chia sẻ với nhau 250 triệu tấm ảnh mỗi |
Một ngân hàng tài chính sẽ làm công việc ước tính số tiền mà một công ty sẽ kiếm được trên sàn giao dịch, dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, từ tình trạng của nền kinh tế cho đến mức độ đón nhận của công chúng mà sản phẩm của công ty sẽ gây dựng được trong tương lai. Giá trị ban đầu của bất cứ công ty nào khi tiến hành IPO đều tiềm ẩn ít nhiều may rủi, đơn giản bởi cổ phiếu của công ty này chưa từng được giao dịch trước đó. Đối với Facebook, tập đoàn có giá trị từ 75 tỷ đến 100 tỷ USD, giá trị IPO được ấn định ở mức 5 tỷ USD.
Giới phân tích: "Hãy thận trọng"!
“Thận trọng” và “e dè” là những gì thấy được trong con mắt giới phân tích và đầu tư chứng khoán trước sự kiện IPO của Facebook.
Tạp chí Forbes cho rằng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế
Những sự kiện IPO lớn nhất của thế giới công nghệ trước Facebook |
Forbes dẫn trường hợp của Zynga, khi công ty này ra mắt sàn giao dịch chứng khoán với giá 10 USD cho mỗi cổ phiếu, để rồi nhanh chóng xuống dưới con số này và vẫn chưa gượng dậy nổi. Tương tự là cú IPO của Groupon, vốn từng có giá trị mỗi cổ phiếu là 28 USD vào ngày phát hành đầu tiên, mà bây giờ chỉ còn 15 USD. “Không có gì đủ chắc chắn để đảm bảo tình huống tương tự không xảy ra cho Facebook” là lời khuyên của Forbes.
Biên tập viên Molly Wood của trang Cnet đưa ra một bài phân tích lý do tại sao người ta không nên mua IPO của Facebook. Trước hết, đây mới chỉ là động thái của Facebook nộp đơn lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) để phát hành IPO, có nghĩa những người đầu tư bình thường sẽ phải chờ nhiều tháng nữa mới có thể thật sự mua được cổ phiếu Facebook, và kể cả khi ngày đó đến, việc mua cổ phiếu Facebook vẫn không phải điều nên làm.
Thật vậy, cho đến khi SEC hoàn tất thủ tục kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ do Facebook gửi đến, người đầu tư chứng khoán thông thường sẽ không thể mua được cổ phiếu Facebook. Được gọi là “common stock” (tạm dịch: cổ phiếu phổ thông), loại cổ phiếu này sẽ chỉ xuất hiện sau khi các nhà đầu tư “có máu mặt” đã “ăn hết thịt khỏi xương”.
Chưa hết, theo Cnet, không phải tự nhiên mà các quỹ đầu tư và giới tài chính lại ra sức đẩy mạnh thương vụ IPO của Facebook. Thứ nhất, theo Bloomberg, các ngân hàng tham gia vào việc quản lý cổ phiếu IPO của Facebook sẽ ngay lập tức thu được khoảng 500 triệu USD “tiền công”. Thứ hai, Phố Wall đang rất cần một “chiếc bánh” đủ ngọt để chào mới giới đầu tư quay lại thị trường chứng khoán, vốn đang rất bết bát.
Củng cố thêm cho quan điểm của Cnet, hãng tin Associated Press (AP) nhấn mạnh những chủ sở hữu thật sự của Facebook, cũng như các quỹ đầu tư và tập đoàn tham gia vào đợt phát hành IPO của Facebook chắc chắn đã dành hết những miếng bánh “ngon lành nhất” về mình, chính xác là 90% số cổ phần của Facebook. 10% còn lại có đáng để người đầu tư phổ thông phải mạo hiểm là câu hỏi mở mà AP dành cho bạn đọc.
Các ông chủ thật sự của Facebook |
Trí Vương/TTO
Bình luận