• Zalo

5 ngân hàng Mỹ đứng trước rủi ro lớn nhất hiện nay

Tư liệuThứ Ba, 14/03/2023 09:03:19 +07:00Google News
(VTC News) -

Việc hai ngân hàng SVB và Signature sụp đổ chỉ trong chưa đến một ngày đã khiến nhiều tỷ USD tiền gửi của khách hàng không được bảo hiểm đứng trước rủi ro mất trắng.

Theo Reuters, sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) và Signature chỉ cách nhau vài ngày khiến khách hàng Mỹ vô cùng hoang mang. Phần lớn lo ngại này đến từ các tài khoản tiền gửi không được bảo hiểm tại các ngân hàng vừa và nhỏ.

Dưới đây là 5 năm ngân hàng ở Mỹ có số tài khoản tiền gửi không được bảo hiểm có mức độ rủi ro lớn mà Reuters thống kê được:

1. Ngân hàng First Republic (FRC)

Theo các báo cáo tài chính của FRC và dữ liệu của Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC), tiền gửi không có bảo hiểm của FRC lên đến hơn 119,5 tỷ USD, chiếm 68% số tài khoản tiền gửi của ngân hàng này.

Tính đến tháng 12/2022, khoản đầu tư chứng khoán sẵn sàng để bán (AFS) của FRC là 471 triệu USD.

5 ngân hàng Mỹ đứng trước rủi ro lớn nhất hiện nay - 1

Tiền gửi không có bảo hiểm của ngân hàng FRC lên đến hơn 119,5 tỷ USD cao nhất trong số các ngân hàng theo dữ liệu của FDIC. (Ảnh: Reuters)

Trong phiên dịch giao vào cuối ngày 10/3, cổ phiếu của FRC đã giảm 33% giá trị.

Dù vậy ngân hàng FRC vẫn nhận được sự hỗ trợ của quỹ tài chính bổ sung được đảm bảo bởi công ty dịch vụ tài chính JPMorgan Chase. Ngoài ra FRC còn hơn 70 tỷ USD vốn chưa sử dụng.

2. Ngân hàng Comerica (CMA)

Theo các báo cáo tài chính của ngân hàng CMA và các tổ chức tài chính độc lập khác, tiền gửi không có bảo hiểm của CMA vào khoảng 45,5 tỷ USD, chiếm 62% số tài khoản tiền gửi của ngân hàng này.

Tính đến tháng 12/2022, khoản đầu tư chứng khoán sẵn sàng để bán (AFS) của CMA là 3,03 tỷ USD.

Trong phiên dịch giao vào cuối ngày 10/3, cổ phiếu của CMA đã giảm 16,1% giá trị.

3. Ngân hàng Western Alliance (WAL)

Theo các báo cáo tài chính của ngân hàng WAL và các tổ chức tài chính độc lập khác, tiền gửi không có bảo hiểm của WAL hơn 31,1 tỷ USD, chiếm 58% số tài khoản tiền gửi của ngân hàng này.

Tính đến tháng 12/2022, khoản đầu tư chứng khoán sẵn sàng để bán (AFS) của WAL là 674,9 triệu USD.

Trong phiên dịch giao vào cuối ngày 10/3, cổ phiếu của WAL đã giảm 16,1% giá trị.

Bất chấp những biến động của thị trường sau sự sụp đổ của SVB và Signature, WAL vẫn dự báo tăng trưởng huy động vốn trong năm 2023 sẽ từ 13% đến 17%.

4. Ngân hàng Zions (ZION)

Theo các báo cáo tài chính của ngân hàng ZION, tiền gửi không có bảo hiểm của ZION hơn 37,6 tỷ USD, chiếm 53% số tài khoản tiền gửi của ngân hàng này.

Tính đến tháng 12/2022, khoản đầu tư chứng khoán sẵn sàng để bán (AFS) của ZION là 1,63 tỷ USD

Trong phiên dịch giao vào cuối ngày 10/3, cổ phiếu của ZION đã giảm 20,3% giá trị.

5. Ngân hàng Synovus (SNV)

Theo các báo cáo tài chính của ngân hàng SNV, tiền gửi không có bảo hiểm của SNV hơn 25,1 tỷ USD, chiếm 51% số tài khoản tiền gửi của ngân hàng này.

Tính đến tháng 12/2022, khoản đầu tư chứng khoán sẵn sàng để bán (AFS) của SNV là 1,6 tỷ USD

Trong phiên dịch giao vào cuối ngày 10/3, cổ phiếu của ZION đã giảm 17% giá trị.

Theo FDIC, những tài khoản tiền gửi có số tiền gửi nhiều hơn 250.000 USD sẽ nhận được Giấy chứng nhận đối với số tiền không được bảo hiểm để làm bằng chứng cho yêu cầu bồi thường đối với ngân hàng đã đóng cửa. Họ được trả theo tỷ lệ khi tài sản của ngân hàng được thanh lý, khoản thanh toán như vậy được gọi là cổ tức.

Mặc dù các khoản tiền gửi được bảo hiểm đầy đủ được thanh toán ngay sau khi ngân hàng đóng cửa, việc giải quyết các khoản tiền không được bảo hiểm có thể diễn ra trong vài năm.

Các chủ nợ và cổ đông nói chung - xếp sau trong thứ tự ưu tiên - thường nhận được rất ít hoặc không thu hồi được gì từ việc thanh lý.

Trà Khánh(Nguồn: Reuters)
Bình luận
vtcnews.vn