Một vài người bạn nào đó đăng hình hoặc cập nhật trạng thái liên tục
Nhiều người xem mạng cộng đồng giống như cuốn nhật kí cá nhân của riêng mình. Mọi sự kiện trong ngày đều được cập nhật một cách liên tục theo chu kỳ 24 giờ: sáng, trưa, chiều, tối. Mọi hoạt động mang tính thường nhật mà không mấy ai quan tâm cũng được chụp lại và đăng lên: đi ăn, đi chơi, đi chợ, đi tập gym, đi ngủ, thức dậy, đi làm...
Thậm chí, nếu không có sự kiện gì thì họ sẽ cố nghĩ ra một điều gì đó hay ho để đăng theo thói quen khó bỏ. Nhóm người này hay bị gọi là “thanh niên sống ảo”. Đáng tiếc là thành phần sống ảo lại chiếm số đông trên mạng xã hội. Bạn bè thì chán ngấy và chỉ mong họ ít xuất hiện trên Facebook, một vài người chắc chắn đã unfollow (bỏ theo dõi) hay thậm chí hủy kết bạn cho đỡ phiền.
Một serie vài chục tấm selfie như vậy có khiến người ta phát điên không chứ? |
Những lời mời chơi game và ứng dụng hay những trò lừa đảo từ trên trời rơi xuống
Chẳng nhiều người xa lạ với cảnh tượng khi kiểm tra Facebook thì hiện ra thật nhiều thông báo (notification) nhưng hầu hết là lời mời chơi game hoặc ứng dụng mà bạn không có nhu cầu. Cũng thật bất ngờ là mặc dù rất ghét những thông báo này nhưng đa phần chúng ta lại lười vào chức năng chặn mời game của Facebook.
Những trò lừa đảo kiếm tiền nhưng không phải ai cũng biết như hiện tượng “Ông chú Viettel” vừa rồi, tiền mất tật mang. Và cũng đôi khi một người nào đó còn gửi link dính virus và bạn vô tình click vào. Sau đó thì bạn bị mất tài khoản và báo hại bạn phải lập lại một tài khoản mới. Thật đau đầu.
Bán hàng online: tràn ngập, tràn ngập và ngập tràn
Thật dễ dàng để bán hàng trên Facebook, chỉ cần đăng hình ảnh (chẳng biết thật giả) của sản phẩm lên và ghi chú giá (chẳng biết đúng sai) là xong. Hầu như trong danh sách bạn bè của bất cứ ai cũng đều có một vài người bạn bán hàng online đủ các mặt hàng từ quần áo, mỹ phẩm, hoa quả, thực phẩm chức năng đến... thuốc giảm cân, thuốc tăng cơ.
Thập cẩm thứ đồ được bán trên mạng, khiến bạn chỉ muốn tắt máy ngay và luôn. |
Điên đảo nhất là bạn liên tục bị tag hoặc bị tra tấn bởi các tin nhắn bán sim số đẹp. Mỗi ngày chúng ta có thể nhận phải cả chục "quả bom" như thế. Thật ngán ngẩm nếu bạn không có thói quen mua hàng online hoặc không có nhu cầu, nhưng những hình ảnh đó cứ ngập tràn trên tường nhà khiến bạn chỉ còn cách block chủ nhân của nó.
Lời khuyên ở đây là hãy chỉ kết bạn với những người quen biết, nhưng thực khó làm điều này vì chúng ta là "thanh niên sống ảo" mà phải không?
Những thứ không liên quan đến mình nhưng vẫn xuất hiện
Nhiều người vẫn hay thắc mắc khi có một số trang mình không like nhưng vẫn điềm nhiên xuất hiện trên tường nhà. Điều này là do trang đó đã mua dịch vụ quảng cáo của Facebook và nó sẽ được hiển thị trên nhà của bạn (phía dưới có dòng chữ “được tài trợ”). Đó là cách mà ông chủ Facebook kiếm tiền về túi của mình.
Những trang "Sponsored" này vẫn tràn ngập trên tường nhà bạn. |
Tuy nhiên, kinh hoàng hơn vẫn là tình trạng bạn bị add vô tội vạ vào những group (nhóm hội) cực kì tào lao trên Facebook. Chắc chắn là không ai biết mình đã tham gia những nhóm này vào lúc nào, nhưng những hình ảnh mua bán hàng hóa, hình "gái xinh khoe thân" và vô số clip k.hiêu d.âm cứ chực chờ xuất hiện trên tường nhà, làm bạn "giật bắn cả mình". Ai hay xem Facebook nơi công sở thì cứ gọi là "thót tim".
Đăng hình tai nạn giao thông, bệnh tật để câu like
Với những tựa đề quen thuộc: “Ai đi qua để lại trái tim để cầu mong cho họ được siêu thoát” hay “Like để bạn thấy mình vẫn còn may mắn”... kèm theo đó là những hình ảnh hết sức gây ám ảnh và sợ hãi. Rõ ràng “like” không thể giúp người trong ảnh siêu thoát hay chữa được bệnh của họ, đó thực sự là một hành động rất vớ vẩn và thiếu tính nhân văn.
Bọ Cạp
Bình luận