(VTC News) - Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, đến nay lực lượng không quân các nước đang sở hữu những cỗ máy chết chóc nhất hành tinh.
Không quân Hoàng gia Anh - RAF
Đứng đầu trong danh sách là lực lượng không quân Vương quốc Anh thành lập ngày 1/4/1918 sau thi sáp nhập một lực lượng của Quân đội Anh với lực lượng không quân Hải quân Hoàng gia. Đây được xem là lực lượng không quân độc lập đầu tiên trên thế giới.
Trong Thế chiến II, RAF đóng góp quan trọng trong các chiến thắng với Không quân Đức và quá trình giành lại các khu vực lãnh thổ bị Đức Quốc xã chiếm đóng. Ngoài ra, lực lượng này cũng góp phần trong chiến thắng các tàu ngầm Đức tấn công ở Đại Tây Dương.
Kể từ sau Thế chiến, RAF vẫn là lực lượng quan trọng trên toàn cầu, tham gia vào các chiến dịch quân sự của Vương quốc Anh và các đồng minh trên khắp thế giới. Mặc dù không còn là vai chính nhưng các chiến cơ của RAF vẫn có một vị trí nhất định trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho NATO.
Không quân Mỹ - USAF
Chính thức ra đời ngày 18/9/1947, trước đó các đơn vị hợp thành USAF đã từng góp phần quan trong trong các chiến thắng trước không quân phát xít Nhật, Đức.
Sau đó, Chiến tranh Việt Nam là giai đoạn mà USAF chịu khó phát triển cả về số lượng và chất lượng của các chiến cơ. Đến nay, vẫn còn rất nhiều chiến cơ dũng mãnh của Mỹ được sử dụng tuy ra đời từ thời điểm Chiến tranh Việt Nam như F-15, F-16 và A-10.
Ngày nay, có thể xem USAF là lực lượng không quân có sức mạnh lớn nhất thế giới với quy mô lớn về cả lực lượng tham chiến, hậu cần và kinh nghiệm chiến đấu dày dạn. Đây vẫn được xem là một tiêu chuẩn cho không quân những nước còn lại đánh giá sức mạnh của mình.
Không quân Hải quân Mỹ - USN
Máy bay đầu tiên của Mỹ cất cánh từ tàu chiến là vào năm 1911 từ tàu USS Birmingham. Sau hai cuộc Thế chiến, Không quân Hải quân Mỹ đã có những phát triển đáng kể cả về số lượng cũng như chất lượng.
Trong Thế chiến II, các chiến cơ từ tàu hải quân Mỹ đã góp phần quan trọng trong những chiến thắng của phe Đồng minh trên Đại Tây Dương, phá hủy vô số tàu ngầm của Đức.
Ở mặt trận Thái Bình Dương, Không quân Hải quân Mỹ đối đầu với không quân Nhật Bản trong những trận đánh vô cùng ác liệt.
Sau Thế chiến II, Không quân Hải quân Mỹ đóng vai trò quan trong với Lầu Năm Góc trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh và hậu Chiến tranh Lạnh với khả năng triển khai chiến cơ đến mục tiêu trong thời gian ngắn.
Ngày nay, với 10 tàu sân bay hạt nhân vào 8 tàu sân bay hạng nhẹ, lực lượng này có thể xem là một trong số lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới.
Không quân Hải quân Đế quốc Nhật - IJN
Ra đời năm 1922, đây là một binh chủng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế chiến II, có sứ mệnh thực hiện các hoạt động không quân trên biển và nhiệm vụ oanh kích trong Chiến tranh Thái Bình Dương.
Năm 1922, họ chính thức chế tạo được tàu sân bay đầu tiên, Hōshō. Sau đó, người Nhật tiến hành chuyển đổi một số tàu chiến tuần dương và thiết giáp hạm thành tàu sân bay.
Các phi công hải quân Nhật Bản, giống như những đồng nghiệp của họ trong lục quân, thích loại máy bay cơ động, dẫn tới việc các loại máy bay nhẹ được chế tạo, nổi tiếng nhất là Mitsubishi A6M Zero, loại máy bay có vỏ giáp mỏng và các bình nhiên liệu không tự hàn kín để đổi lấy sự cơ động.
Khi Đế quốc Nhật Bản đầu hàng, Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản cũng bị giải thể.
Không quân Đức - Luftwaffe
Luftwaffe là tên gọi lực lượng không quân của Đức qua nhiều thời kỳ, trong đó nổi bật nhất là lực lượng dưới chế độ Quốc xã Đức trong Thế chiến II từ năm 1933 đến năm 1946.
Không quân Đức tham chiến thời Đệ nhất thế chiến gọi là Luftstreitkräfte. Không quân của Đông Đức (nay đã thống nhất vào CHLB Đức) mang tên Luftstreitkräfte der NVA.
Trong giai đoạn đầu của thế chiến II, Luftwaffe là một lực lượng quân sự hiện đại hàng đầu với nhiều kinh nghiệm chiến trường nhất, làm chủ gần như toàn thể không phận châu Âu với các máy bay tân tiến hơn đối phương.
Không quân Đức là thành phần chủ yếu của các cuộc tấn công vũ bão, điển hình là kiểu đánh chớp nhoáng Blitzkrieg, với máy bay hạng trung hai động cơ và máy bay công kích Stuka ném bom dồn dập làm tán loạn lực lượng đối phương trước khi bộ binh tiến sang.
Tùng Đinh (theo National Interest)
Không quân Hoàng gia Anh - RAF
Đứng đầu trong danh sách là lực lượng không quân Vương quốc Anh thành lập ngày 1/4/1918 sau thi sáp nhập một lực lượng của Quân đội Anh với lực lượng không quân Hải quân Hoàng gia. Đây được xem là lực lượng không quân độc lập đầu tiên trên thế giới.
Chiến cơ Eurofighter Typhoon của Không quân Hoàng gia Anh |
Kể từ sau Thế chiến, RAF vẫn là lực lượng quan trọng trên toàn cầu, tham gia vào các chiến dịch quân sự của Vương quốc Anh và các đồng minh trên khắp thế giới. Mặc dù không còn là vai chính nhưng các chiến cơ của RAF vẫn có một vị trí nhất định trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho NATO.
Không quân Mỹ - USAF
Chính thức ra đời ngày 18/9/1947, trước đó các đơn vị hợp thành USAF đã từng góp phần quan trong trong các chiến thắng trước không quân phát xít Nhật, Đức.
Sau đó, Chiến tranh Việt Nam là giai đoạn mà USAF chịu khó phát triển cả về số lượng và chất lượng của các chiến cơ. Đến nay, vẫn còn rất nhiều chiến cơ dũng mãnh của Mỹ được sử dụng tuy ra đời từ thời điểm Chiến tranh Việt Nam như F-15, F-16 và A-10.
Các chiến cơ độc đáo của Không quân Mỹ |
Không quân Hải quân Mỹ - USN
Máy bay đầu tiên của Mỹ cất cánh từ tàu chiến là vào năm 1911 từ tàu USS Birmingham. Sau hai cuộc Thế chiến, Không quân Hải quân Mỹ đã có những phát triển đáng kể cả về số lượng cũng như chất lượng.
Trong Thế chiến II, các chiến cơ từ tàu hải quân Mỹ đã góp phần quan trọng trong những chiến thắng của phe Đồng minh trên Đại Tây Dương, phá hủy vô số tàu ngầm của Đức.
F-18 trên tàu sân bay Hải quân Mỹ |
Sau Thế chiến II, Không quân Hải quân Mỹ đóng vai trò quan trong với Lầu Năm Góc trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh và hậu Chiến tranh Lạnh với khả năng triển khai chiến cơ đến mục tiêu trong thời gian ngắn.
Ngày nay, với 10 tàu sân bay hạt nhân vào 8 tàu sân bay hạng nhẹ, lực lượng này có thể xem là một trong số lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới.
Không quân Hải quân Đế quốc Nhật - IJN
Ra đời năm 1922, đây là một binh chủng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế chiến II, có sứ mệnh thực hiện các hoạt động không quân trên biển và nhiệm vụ oanh kích trong Chiến tranh Thái Bình Dương.
Năm 1922, họ chính thức chế tạo được tàu sân bay đầu tiên, Hōshō. Sau đó, người Nhật tiến hành chuyển đổi một số tàu chiến tuần dương và thiết giáp hạm thành tàu sân bay.
Chiến cơ Nhật hư hại sau Thế chiến II |
Khi Đế quốc Nhật Bản đầu hàng, Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản cũng bị giải thể.
Không quân Đức - Luftwaffe
Luftwaffe là tên gọi lực lượng không quân của Đức qua nhiều thời kỳ, trong đó nổi bật nhất là lực lượng dưới chế độ Quốc xã Đức trong Thế chiến II từ năm 1933 đến năm 1946.
Chiến cơ Không quân Đức trong thời kỳ hiện đại |
Trong giai đoạn đầu của thế chiến II, Luftwaffe là một lực lượng quân sự hiện đại hàng đầu với nhiều kinh nghiệm chiến trường nhất, làm chủ gần như toàn thể không phận châu Âu với các máy bay tân tiến hơn đối phương.
Không quân Đức là thành phần chủ yếu của các cuộc tấn công vũ bão, điển hình là kiểu đánh chớp nhoáng Blitzkrieg, với máy bay hạng trung hai động cơ và máy bay công kích Stuka ném bom dồn dập làm tán loạn lực lượng đối phương trước khi bộ binh tiến sang.
Tùng Đinh (theo National Interest)
Bình luận