(VTC News) - Trang mạng National Interest dựa trên các chỉ số quân sự công khai để đưa ra 5 loại vũ khí của Việt Nam khiến Trung Quốc phải e ngại nếu xảy ra chiến tranh.
Trang mạng này nói, năm 1979, Quân đội Việt Nam đã đánh bại Trung Quốc trong chiến tranh biên giới. Các lực lượng của Trung Quốc đã bị tổn thất nặng nề mà không thực hiện được bất kỳ mục tiêu chiến lược nào.
Quân đội Việt Nam có một lịch sử chiến đấu thành công khi trước đó vừa đánh bại được quân đội Mỹ trong cuộc chiến giải phóng đất nước, National Interest nhận định.
Hiện nay, mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đang vấp phải một số căng thẳng trên khu vực Biển Đông sau khi Bắc Kinh ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Nếu chiến tranh xảy ra, những vũ khí của Việt Nam gần như Trung Quốc đều sở hữu, tuy nhiên với mục đích công thủ khác nhau thì tính chất và sức mạnh của chúng cũng khác nhau. Trang mạng này đưa ra 5 loại vũ khí chiến lược của Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc phải e ngại.
1. Su-27 Flanker
Trong cuộc chiến năm 1979, vai trò của không quân gần như không có. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều không sử dụng các máy bay trong cuộc chiến này, phía Trung Quốc là do hạn chế công nghệ còn Việt Nam là vì không quân vẫn đảm nhận nhiệm vụ phòng thủ.
Tuy nhiên, hiện nay không quân Việt Nam đã nâng cấp rất nhiều với các trang thiết bị đến từ Nga, nổi bật trong số đó là Su-27 Flanker. Hiện nay, Việt Nam có hơn 40 chiếc Su-27 các loại cùng với 20 chiếc đang đặt hàng từ Nga.
Ngoài khả năng không chiến, Su-27 còn có thể tấn công các mục tiêu dưới đất và biển của Trung Quốc với các tên lửa hành trình tầm xa, độ chính xác cao. Flanker là loại máy bay hạng nặng, nhanh nhẹn và cực nguy hiểm.
Theo trang mạng này, cả 2 nước đều sở hữu Su-27 nhưng điểm đáng chú ý là các phi công chiến đấu Việt Nam có kỹ năng vượt trội so với các đồng nghiệp láng giềng, dù cho Trung Quốc đổ nhiều tiền hơn vào quá trình đào tạo.
Với khả năng điều khiển tinh tế của mình, các phi công Việt Nam dễ dàng sử dụng Su-27 với mục đích phòng thủ, kết hợp với sự hỗ trợ các hệ thống phòng không khác, đây sẽ là vũ khí trên không khiến Bắc Kinh phải dè chừng.
2. Tàu ngầm Kilo
Các nhà phân tích đều đồng ý rằng quân đội Trung Quốc vẫn chưa có khả năng tác chiến chống ngầm hiệu quả. Các hạm đội tàu ngầm với số lượng khổng lồ của họ đa số chỉ dành cho chiến đấu chống tàu nổi và tàu phi quân sự.
Các tàu ngầm Kilo Việt Nam mới nhận từ Nga sẽ là thách thức không nhỏ cho Hải quân Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc cũng sở hữu Kilo nhưng không đảm bảo họ sẽ phát hiện sớm được các tàu Việt Nam.
Với ngư lôi và tên lửa hành trình mang theo, các tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ là mối đe dọa cực lớn đối với các tàu nổi của Trung Quốc hoạt động xa bờ.
Hiện nay, Việt Nam đã sở hữu 2 tàu ngầm Kilo và 4 chiếc nữa đang sắp hoàn thiện. Đây sẽ là lực lượng củng cố sức mạnh trên biển của Việt Nam trong trường hợp xảy ra xung đột.
3. Tên lửa hành trình P-800 Onyx
Theo National Interest, vài thập kỷ gần đây Trung Quốc đang cố xây dựng hệ thống tên lửa hành trình của mình. Còn Việt Nam đã làm điều đó từ rất lâu và có thể phóng tên lửa hành trình từ máy bay, tàu nổi, tàu ngầm hay các hệ thống phóng ven bờ.
Khi kết hợp với nhau, các tên lửa này sẽ tấn công các tàu Trung Quốc từ nhiều phía, dồn dập khiến các hệ thống phòng thủ trên tàu của quân đội Trung Quốc không kịp trở tay.
Đặc biệt là các hệ thống phóng ven bờ của Việt Nam đã được phát triển từ lâu và rất khó tấn công. Việt Nam sử dụng tên lửa hành trình P-800 Onyx đất đối đất cho các hệ thống này.
Với tốc độ nhanh gấp 2.5 lần âm thanh, tầm bắn gần 300km và mang được đầu đạn 250kg, P-800 có thể đem tới một ngày tồi tệ cho bất kỳ con tàu nào của Trung Quốc.
Được đặt ở các vị trí hiểm yếu và được lưới phòng không bảo vệ, P-800 có khả năng khống chế được hoạt động của các tàu Trung Quốc.
4.Hệ thống phòng không S-300
Theo trang mạng này, Trung Quốc chưa từng có kinh nghiệm chiến đấu với một hệ thống phòng thủ tinh vi cỡ S-300. Điều này đòi hỏi một khả năng cao từ tổ chức đến từng cá nhân của lực lượng phòng không khi tham chiến.
Mỹ là một nước giàu kinh nghiệm tham chiến, họ cũng từng tạo các mô hình phòng không ở sa mạc Nevada để luyện tập nhưng vẫn gặp khó khăn khi tấn công các hệ thống phòng không ở Kosovo hay Iraq.
Nếu Trung Quốc đối đầu với S-300 và không có sự chuẩn bị thì một con số khủng khiếp về người và phương tiện của không quân nước họ sẽ làm mồi cho hệ thống phòng không này.
S-300 có thể theo dõi hàng chục mục tiêu cùng lúc ở khoảng cách gần 150km, cùng với các máy bay và chiến lược phù hợp nó sẽ là 'nắm đấm' nguy hiểm với các máy bay Trung Quốc.
5. Địa hình tuyệt vời
Hiện nay cả Việt Nam và Trung Quốc đều có quy mô quân đội nhỏ hơn nhưng chuyên nghiệp hơn, hỗ trợ nhiều công nghệ tiên tiến hơn và được tổ chức tốt hơn. Việt Nam có các sĩ quan giỏi thường xuyên trau dồi với quốc tế để nâng cao khả năng tác chiến của mình.
Ngoài ra, Việt Nam còn có lợi thế rất lớn về địa hình, không gian. Dù có thể quy mô bé hơn nhưng với cách đánh du kích, phù hợp với địa hình, quân đội Việt Nam đã từng khiến Trung Quốc nếm trái đắng năm 1979.
Theo National Interest, nếu Bắc Kinh muốn phát động chiến tranh trên cạn sẽ phải vô cùng đắn đo vì Việt Nam đã nhiều lần chứng minh khả năng tối đa hóa lợi thế địa hình của mình với số lượng quân ít hơn hẳn nhưng vẫn giành chiến thắng.
Bài viết kết luận, Việt Nam không bao giờ muốn xảy ra chiến tranh với Trung Quốc vì sẽ có những tổn thất đến đất nước, con người và kinh tế. Nhưng không vì thể mà Trung Quốc có thể dễ dàng tính toán tấn công Việt Nam.
Với những khả năng hiện nay, quân đội Việt Nam đủ sức ngăn chặn được chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc và sẽ còn tiếp tục tăng cường khả năng của mình trong tương lai.
Tùng Đinh
Trang mạng này nói, năm 1979, Quân đội Việt Nam đã đánh bại Trung Quốc trong chiến tranh biên giới. Các lực lượng của Trung Quốc đã bị tổn thất nặng nề mà không thực hiện được bất kỳ mục tiêu chiến lược nào.
Quân đội Việt Nam có một lịch sử chiến đấu thành công khi trước đó vừa đánh bại được quân đội Mỹ trong cuộc chiến giải phóng đất nước, National Interest nhận định.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 |
Nếu chiến tranh xảy ra, những vũ khí của Việt Nam gần như Trung Quốc đều sở hữu, tuy nhiên với mục đích công thủ khác nhau thì tính chất và sức mạnh của chúng cũng khác nhau. Trang mạng này đưa ra 5 loại vũ khí chiến lược của Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc phải e ngại.
1. Su-27 Flanker
Trong cuộc chiến năm 1979, vai trò của không quân gần như không có. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều không sử dụng các máy bay trong cuộc chiến này, phía Trung Quốc là do hạn chế công nghệ còn Việt Nam là vì không quân vẫn đảm nhận nhiệm vụ phòng thủ.
Tuy nhiên, hiện nay không quân Việt Nam đã nâng cấp rất nhiều với các trang thiết bị đến từ Nga, nổi bật trong số đó là Su-27 Flanker. Hiện nay, Việt Nam có hơn 40 chiếc Su-27 các loại cùng với 20 chiếc đang đặt hàng từ Nga.
Su-27 Flanker |
Video sức mạnh của Su-27 Flanker
Theo trang mạng này, cả 2 nước đều sở hữu Su-27 nhưng điểm đáng chú ý là các phi công chiến đấu Việt Nam có kỹ năng vượt trội so với các đồng nghiệp láng giềng, dù cho Trung Quốc đổ nhiều tiền hơn vào quá trình đào tạo.
Với khả năng điều khiển tinh tế của mình, các phi công Việt Nam dễ dàng sử dụng Su-27 với mục đích phòng thủ, kết hợp với sự hỗ trợ các hệ thống phòng không khác, đây sẽ là vũ khí trên không khiến Bắc Kinh phải dè chừng.
2. Tàu ngầm Kilo
Các nhà phân tích đều đồng ý rằng quân đội Trung Quốc vẫn chưa có khả năng tác chiến chống ngầm hiệu quả. Các hạm đội tàu ngầm với số lượng khổng lồ của họ đa số chỉ dành cho chiến đấu chống tàu nổi và tàu phi quân sự.
Các tàu ngầm Kilo Việt Nam mới nhận từ Nga sẽ là thách thức không nhỏ cho Hải quân Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc cũng sở hữu Kilo nhưng không đảm bảo họ sẽ phát hiện sớm được các tàu Việt Nam.
Tàu ngầm Kilo của Việt Nam |
Hiện nay, Việt Nam đã sở hữu 2 tàu ngầm Kilo và 4 chiếc nữa đang sắp hoàn thiện. Đây sẽ là lực lượng củng cố sức mạnh trên biển của Việt Nam trong trường hợp xảy ra xung đột.
3. Tên lửa hành trình P-800 Onyx
Theo National Interest, vài thập kỷ gần đây Trung Quốc đang cố xây dựng hệ thống tên lửa hành trình của mình. Còn Việt Nam đã làm điều đó từ rất lâu và có thể phóng tên lửa hành trình từ máy bay, tàu nổi, tàu ngầm hay các hệ thống phóng ven bờ.
Khi kết hợp với nhau, các tên lửa này sẽ tấn công các tàu Trung Quốc từ nhiều phía, dồn dập khiến các hệ thống phòng thủ trên tàu của quân đội Trung Quốc không kịp trở tay.
Tên lửa hành trình P-800 Onyx |
Với tốc độ nhanh gấp 2.5 lần âm thanh, tầm bắn gần 300km và mang được đầu đạn 250kg, P-800 có thể đem tới một ngày tồi tệ cho bất kỳ con tàu nào của Trung Quốc.
Được đặt ở các vị trí hiểm yếu và được lưới phòng không bảo vệ, P-800 có khả năng khống chế được hoạt động của các tàu Trung Quốc.
Video sức mạnh tên lửa hành trình P-800 Onyx
4.Hệ thống phòng không S-300
Theo trang mạng này, Trung Quốc chưa từng có kinh nghiệm chiến đấu với một hệ thống phòng thủ tinh vi cỡ S-300. Điều này đòi hỏi một khả năng cao từ tổ chức đến từng cá nhân của lực lượng phòng không khi tham chiến.
Mỹ là một nước giàu kinh nghiệm tham chiến, họ cũng từng tạo các mô hình phòng không ở sa mạc Nevada để luyện tập nhưng vẫn gặp khó khăn khi tấn công các hệ thống phòng không ở Kosovo hay Iraq.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 |
S-300 có thể theo dõi hàng chục mục tiêu cùng lúc ở khoảng cách gần 150km, cùng với các máy bay và chiến lược phù hợp nó sẽ là 'nắm đấm' nguy hiểm với các máy bay Trung Quốc.
Video hệ thống phòng không S-300 thử sức mạnh
5. Địa hình tuyệt vời
Hiện nay cả Việt Nam và Trung Quốc đều có quy mô quân đội nhỏ hơn nhưng chuyên nghiệp hơn, hỗ trợ nhiều công nghệ tiên tiến hơn và được tổ chức tốt hơn. Việt Nam có các sĩ quan giỏi thường xuyên trau dồi với quốc tế để nâng cao khả năng tác chiến của mình.
Ngoài ra, Việt Nam còn có lợi thế rất lớn về địa hình, không gian. Dù có thể quy mô bé hơn nhưng với cách đánh du kích, phù hợp với địa hình, quân đội Việt Nam đã từng khiến Trung Quốc nếm trái đắng năm 1979.
Con người và địa hình Việt Nam là thách thức lớn nhất với Trung Quốc |
Bài viết kết luận, Việt Nam không bao giờ muốn xảy ra chiến tranh với Trung Quốc vì sẽ có những tổn thất đến đất nước, con người và kinh tế. Nhưng không vì thể mà Trung Quốc có thể dễ dàng tính toán tấn công Việt Nam.
Với những khả năng hiện nay, quân đội Việt Nam đủ sức ngăn chặn được chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc và sẽ còn tiếp tục tăng cường khả năng của mình trong tương lai.
Tùng Đinh
Bình luận