(VTC News) – Đinh Thị Hương Thảo, Nguyễn Thế Hoàn, Nguyễn Thanh Trung Nam, Quách Hoàng Nhi, Đỗ Nhật Nam là những học sinh Việt tài năng làm rạng danh đất nước trên trường quốc tế.
Đinh Thị Hương Thảo (sinh năm 1998) trở thành một trong 364 đại biểu Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ 2 nhờ thành tích HCV Olympic Vật lý quốc tế, HCB kỳ thi cấp châu Á môn Vật Lý, HCV học sinh giỏi Vật lý khu vực Đồng bằng Bắc Bộ...
Đinh Thị Hương Thảo (lớp 12, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định) có cân nặng khiêm tốn 40kg và cận hơn 3 độ. Em được các bạn yêu mến đặt nick-name là Thảo “còi”. Thảo “còi” thường lọt thỏm giữa đám đông vì chiều cao khiêm tốn, tuy vậy, thành tích học tập của Thảo thì lại vô cùng nổi trội.
Trong kỳ thi Olympic Vật lý Quốc tế (IPho) lần thứ 46 tại Ấn Độ mới đây, Hương Thảo đã đoạt Huy chương Vàng về cho đoàn Việt Nam. Em cũng là nữ thí sinh duy nhất của đoàn Việt Nam, là một trong hai thí sinh nhỏ tuổi nhất nhưng đạt thành tích cao nhất kỳ thi Olympic và được trao giải Đặc biệt.
Thảo sinh gia trong gia đình cơ bản, bố mẹ mở tiệm cơm gần chợ để nuôi hai con. Thảo có ý thức tự giác từ bé vì là chị cả. Không chỉ thế, Thảo còn nổi tiếng là “từ điển sống” hiểu biết rộng về các vấn đề tự nhiên, xã hội và cuộc sống.
Hương Thảo cho hay, dự định sắp tới là quyết tâm lấy học bổng du học nước ngoài để tiếp tục theo đuổi chuyên sâu hơn cho đam mê môn Vật lý.
Đỗ Nhật Nam cũng là cái tên được nhắc nhiều trong năm qua. Đỗ Nhật Nam là du học sinh tại Trường Saint Paul, bang Texas (Mỹ) và là tổng biên tập Creative Melange - tờ báo tuổi teen của Đông Nam Á.
Năm 7 tuổi, cậu bé được gọi là thần đồng này từng lập kỷ lục “Dịch giả nhỏ tuổi nhất” với 2 cuốn sách khoa học cho tuổi thiếu nhi.
Năm 2012, với việc xuất bản Tớ đã học tiếng Anh như thế nào?, Nhật Nam tiếp tục xác lập kỷ lục “Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất được xuất bản” khi 11 tuổi.
Ngay trong quá trình học tập tại Mỹ, Đỗ Nhật Nam cũng đã đạt nhiều thành tích đáng nể. Vừa qua, chàng trai này đã được vinh dự là đại biểu châu Á phát biểu tại hội nghị Khoa học Giáo dục TDExKID (Mỹ) với chủ đề khoa học về nụ cười.
Gần đây, Đỗ Nhật Nam đã liên tục làm nhiều bài thơ để nói về tình cảm đối với gia đình, cha mẹ và bày tỏ sự cảm thông, chia buồn với những thảm họa mà nhân loại đã phải gánh chịu trong thời gian qua.
Mới 10 tuổi nhưng Quách Hoàng Nhi, học sinh lớp 5B, Trường tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) đã sở hữu gần chục giải thưởng danh giá tại các cuộc thi Piano trong nước và quốc tế.
Hoàng Nhi giành giải nhất bảng B cuộc thi Âm nhạc quốc tế Val-Tidone lần thứ 27 tại Italy năm 2014; giải nhất bảng A cuộc thi quốc tế Mozart lần thứ ba tại Thái Lan năm 2013; giải vàng cuộc thi Piano quốc tế châu Á tại Hàn Quốc năm 2012.
Cô gái này biết chơi đàn từ năm lên 4 tuổi. Cả nhà không ai theo nghệ thuật nhưng mẹ vẫn cho Nhi đi học piano. Đến nay, số giải thưởng âm nhạc trong nước lẫn quốc tế mà cô bé đạt được còn nhiều hơn cả số tuổi 11 của mình.
Mỗi ngày, em thường dành 3 tiếng để ngồi bên piano. Dịp nghỉ hè sẽ dành đến 9 tiếng mỗi ngày để luyện đàn. Đam mê đàn và thường xuyên tham gia các cuộc thi âm nhạc trên thế giới, Hoàng Nhi vẫn giữ được thói quen chăm chỉ rèn luyện cho các môn học trên lớp.
Toán học là môn mà cô bạn yêu thích nhất. Nhi chia sẻ Toán sẽ bổ trợ cho việc học đàn cũng như xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Ở trên lớp, Nhi tranh thủ trong giờ học và giờ ra chơi để giải quyết các bài tập.
Nguyễn Thế Hoàn- cậu học trò nghèo đến từ quê lúa Thái Bình cũng là gương mặt để lại nhiều ấn tượng năm nay. Tại Olympic Toán quốc tế lần thứ 56 được tổ chức tại Chiang Mai, Thái Lan, đã xuất sắc vượt qua thành tích cũ của mình (29 điểm) với điểm số 31 để đạt được HCV lần thứ 2 cho Đội tuyển Olympic Toán Việt Nam.
Trước đó, vào năm 2014, cái tên Nguyễn Thế Hoàn đã nổi khắp các mặt báo khi lần đầu tiên cậu tham gia một cuộc thi lớn mang tầm quốc tế, và cũng là thí sinh nhỏ tuổi nhất của đội đã đạt được tấm HCV. Càng khâm phục hơn nữa khi Hoàn là tấm gương sáng vượt qua hoàn cảnh vươn lên trong học tập.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở xã Hòa Bình, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, gia đình Hoàn thuộc diện có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Bố mẹ cậu phải lên Hà Nội làm thuê kiếm sống để tiện bề chăm sóc cho Hoàn khi cậu đang theo học trường THPT chuyên KHTN (ĐHKHTN-ĐHQGHN).
Thương bố mẹ làm việc vất vả, Hoàn chăm chỉ học hành, buổi đi học, buổi ở nhà phụ bố mẹ việc đồng áng. Suốt những năm cấp 1, cấp 2, Hoàn đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, giành nhiều học bổng và đạt nhiều giải cao cấp tỉnh.
Năm lớp 10, Hoàn đã thi đỗ vào 3 trường chuyên (Trường THPT chuyên Thái Bình, Trường THPT chuyên - ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường THPT chuyên KHTN (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN) và em đã chọn trường chuyên KHTN - ĐH Quốc gia Hà Nội theo lời khuyên của thầy giáo.
Khi bố mẹ cậu quyết định lên Hà Nội làm phụ hồ, sống tạm trong lều bạt để kiếm tiền nuôi cậu ăn học, cậu không hề tự ti với chúng bạn mà càng hiểu và thương bố mẹ nhiều hơn. Nhiều bữa sáng Hoàn nhịn ăn lên lớp, bữa trưa và tối chỉ ăn suất 15.000 đồng. Với Hoàn, những thành tích cậu đạt được chính là món quà quý giá báo đáp công lao của bố mẹ.
Toán là môn học mà Hoàn đam mê từ nhỏ, mỗi khi có thời gian là cậu dành để học Toán. Mỗi ngày Hoàn dành 7- 8 tiếng cho môn này. Em cũng thường xuyên tìm kiếm tài liệu học tập trên internet, vào các diễn đàn Toán học để giải đề, trao đổi, thảo luận với các bạn cùng yêu Toán học trong nước và thế giới. Đó cũng chính là "bí kíp" của riêng Hoàn để có thể đạt được thành tích cao trong học tập.
Hoàn từng nói, nếu không có tiền, thay bằng việc mua một quyển sách, em sẽ khắc phục bằng cách đi mượn và đọc hết chứ không bỏ phí trang nào. Thành tích của Hoàn đạt được không chỉ là niềm tự hào của gia đình, của dòng họ mà còn là động lực giúp cho các học sinh nghèo phấn đấu vươn lên.
“Mọi thứ sẽ thay đổi, nhưng sẽ có những thứ không bao giờ thay đổi, đó là những giọt nước mắt, những sự động viên và tình yêu thương mà ba mẹ dành cho em. Và em, với tư cách của một người con có hiếu, sẽ biến những giọt nước mắt, những giọt mồ hôi vất vả đó, thành những tấm huy chương khác trong tương lai”, Nguyễn Thế Hoàn chia sẻ.
Vũ Thanh Trung Nam - chàng trai sinh năm 1997 được cho là người giành nhiều huy chương nhất tại các kỳ thi Olympic quốc tế. Nam đoạt 3 huy chương vàng, một huy chương bạc trong bốn lần đi thi. Nam sinh cũng được nhắc tên là một trong những học sinh xuất sắc nhất trong Lễ kỷ niệm 70 năm nền giáo dục Việt Nam (1945 - 2015) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ sáu vừa qua.
Hiện tại, cựu học sinh THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là du học sinh tại Singapore.
Bí quyết thành công của Nam đến từ phương pháp độc đáo, vừa học vừa nghe nhạc. Nếu giải một bài tập trong 15-20 phút không ra kết quả, Nam sẽ xem đáp án, tìm hiểu vấn đề thật kỹ rồi rút kinh nghiệm.
Với Nam, tự học là phương pháp hiệu quả nhất. Mỗi ngày, cậu dành hơn 3 giờ đọc và làm bài tập tại nhà.
Chàng trai 18 tuổi mơ ước mình sẽ trở thành người vĩ đại trong tương lai. Nam chia sẻ: “Mình nghĩ với khả năng hiện tại, điều đó còn khá xa, nhưng sau khoảng 15, 20 năm nữa có thể mọi thứ sẽ khác”.
Hoàng Anh (tổng hợp)
Đinh Thị Hương Thảo (sinh năm 1998) trở thành một trong 364 đại biểu Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ 2 nhờ thành tích HCV Olympic Vật lý quốc tế, HCB kỳ thi cấp châu Á môn Vật Lý, HCV học sinh giỏi Vật lý khu vực Đồng bằng Bắc Bộ...
Nữ sinh 17 tuổi Đinh Thị Hương Thảo là một trong những nữ sinh tài năng của Việt Nam trên các đấu trường quốc tế |
Đinh Thị Hương Thảo (lớp 12, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định) có cân nặng khiêm tốn 40kg và cận hơn 3 độ. Em được các bạn yêu mến đặt nick-name là Thảo “còi”. Thảo “còi” thường lọt thỏm giữa đám đông vì chiều cao khiêm tốn, tuy vậy, thành tích học tập của Thảo thì lại vô cùng nổi trội.
Trong kỳ thi Olympic Vật lý Quốc tế (IPho) lần thứ 46 tại Ấn Độ mới đây, Hương Thảo đã đoạt Huy chương Vàng về cho đoàn Việt Nam. Em cũng là nữ thí sinh duy nhất của đoàn Việt Nam, là một trong hai thí sinh nhỏ tuổi nhất nhưng đạt thành tích cao nhất kỳ thi Olympic và được trao giải Đặc biệt.
Thảo chụp ảnh cùng thầy Vũ Đức Thọ, Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TP Nam Định |
Hương Thảo cho hay, dự định sắp tới là quyết tâm lấy học bổng du học nước ngoài để tiếp tục theo đuổi chuyên sâu hơn cho đam mê môn Vật lý.
Thần đồng Đỗ Nhật Nam |
Đỗ Nhật Nam cũng là cái tên được nhắc nhiều trong năm qua. Đỗ Nhật Nam là du học sinh tại Trường Saint Paul, bang Texas (Mỹ) và là tổng biên tập Creative Melange - tờ báo tuổi teen của Đông Nam Á.
Năm 7 tuổi, cậu bé được gọi là thần đồng này từng lập kỷ lục “Dịch giả nhỏ tuổi nhất” với 2 cuốn sách khoa học cho tuổi thiếu nhi.
Năm 2012, với việc xuất bản Tớ đã học tiếng Anh như thế nào?, Nhật Nam tiếp tục xác lập kỷ lục “Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất được xuất bản” khi 11 tuổi.
"Thần đồng" Đỗ Nhật Nam dạy tiếng Anh miễn phí cho học sinh ở Hà Nội. |
Ngay trong quá trình học tập tại Mỹ, Đỗ Nhật Nam cũng đã đạt nhiều thành tích đáng nể. Vừa qua, chàng trai này đã được vinh dự là đại biểu châu Á phát biểu tại hội nghị Khoa học Giáo dục TDExKID (Mỹ) với chủ đề khoa học về nụ cười.
Gần đây, Đỗ Nhật Nam đã liên tục làm nhiều bài thơ để nói về tình cảm đối với gia đình, cha mẹ và bày tỏ sự cảm thông, chia buồn với những thảm họa mà nhân loại đã phải gánh chịu trong thời gian qua.
Quách Hoàng Nhi |
Mới 10 tuổi nhưng Quách Hoàng Nhi, học sinh lớp 5B, Trường tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) đã sở hữu gần chục giải thưởng danh giá tại các cuộc thi Piano trong nước và quốc tế.
Hoàng Nhi giành giải nhất bảng B cuộc thi Âm nhạc quốc tế Val-Tidone lần thứ 27 tại Italy năm 2014; giải nhất bảng A cuộc thi quốc tế Mozart lần thứ ba tại Thái Lan năm 2013; giải vàng cuộc thi Piano quốc tế châu Á tại Hàn Quốc năm 2012.
Cô gái này biết chơi đàn từ năm lên 4 tuổi. Cả nhà không ai theo nghệ thuật nhưng mẹ vẫn cho Nhi đi học piano. Đến nay, số giải thưởng âm nhạc trong nước lẫn quốc tế mà cô bé đạt được còn nhiều hơn cả số tuổi 11 của mình.
Mỗi ngày, em thường dành 3 tiếng để ngồi bên piano. Dịp nghỉ hè sẽ dành đến 9 tiếng mỗi ngày để luyện đàn. Đam mê đàn và thường xuyên tham gia các cuộc thi âm nhạc trên thế giới, Hoàng Nhi vẫn giữ được thói quen chăm chỉ rèn luyện cho các môn học trên lớp.
Toán học là môn mà cô bạn yêu thích nhất. Nhi chia sẻ Toán sẽ bổ trợ cho việc học đàn cũng như xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Ở trên lớp, Nhi tranh thủ trong giờ học và giờ ra chơi để giải quyết các bài tập.
Nguyễn Thế Hoàn đã 2 năm liền đoạt Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế |
Nguyễn Thế Hoàn- cậu học trò nghèo đến từ quê lúa Thái Bình cũng là gương mặt để lại nhiều ấn tượng năm nay. Tại Olympic Toán quốc tế lần thứ 56 được tổ chức tại Chiang Mai, Thái Lan, đã xuất sắc vượt qua thành tích cũ của mình (29 điểm) với điểm số 31 để đạt được HCV lần thứ 2 cho Đội tuyển Olympic Toán Việt Nam.
Trước đó, vào năm 2014, cái tên Nguyễn Thế Hoàn đã nổi khắp các mặt báo khi lần đầu tiên cậu tham gia một cuộc thi lớn mang tầm quốc tế, và cũng là thí sinh nhỏ tuổi nhất của đội đã đạt được tấm HCV. Càng khâm phục hơn nữa khi Hoàn là tấm gương sáng vượt qua hoàn cảnh vươn lên trong học tập.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở xã Hòa Bình, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, gia đình Hoàn thuộc diện có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Bố mẹ cậu phải lên Hà Nội làm thuê kiếm sống để tiện bề chăm sóc cho Hoàn khi cậu đang theo học trường THPT chuyên KHTN (ĐHKHTN-ĐHQGHN).
Thương bố mẹ làm việc vất vả, Hoàn chăm chỉ học hành, buổi đi học, buổi ở nhà phụ bố mẹ việc đồng áng. Suốt những năm cấp 1, cấp 2, Hoàn đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, giành nhiều học bổng và đạt nhiều giải cao cấp tỉnh.
Năm lớp 10, Hoàn đã thi đỗ vào 3 trường chuyên (Trường THPT chuyên Thái Bình, Trường THPT chuyên - ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường THPT chuyên KHTN (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN) và em đã chọn trường chuyên KHTN - ĐH Quốc gia Hà Nội theo lời khuyên của thầy giáo.
Khi bố mẹ cậu quyết định lên Hà Nội làm phụ hồ, sống tạm trong lều bạt để kiếm tiền nuôi cậu ăn học, cậu không hề tự ti với chúng bạn mà càng hiểu và thương bố mẹ nhiều hơn. Nhiều bữa sáng Hoàn nhịn ăn lên lớp, bữa trưa và tối chỉ ăn suất 15.000 đồng. Với Hoàn, những thành tích cậu đạt được chính là món quà quý giá báo đáp công lao của bố mẹ.
Toán là môn học mà Hoàn đam mê từ nhỏ, mỗi khi có thời gian là cậu dành để học Toán. Mỗi ngày Hoàn dành 7- 8 tiếng cho môn này. Em cũng thường xuyên tìm kiếm tài liệu học tập trên internet, vào các diễn đàn Toán học để giải đề, trao đổi, thảo luận với các bạn cùng yêu Toán học trong nước và thế giới. Đó cũng chính là "bí kíp" của riêng Hoàn để có thể đạt được thành tích cao trong học tập.
Hoàn từng nói, nếu không có tiền, thay bằng việc mua một quyển sách, em sẽ khắc phục bằng cách đi mượn và đọc hết chứ không bỏ phí trang nào. Thành tích của Hoàn đạt được không chỉ là niềm tự hào của gia đình, của dòng họ mà còn là động lực giúp cho các học sinh nghèo phấn đấu vươn lên.
“Mọi thứ sẽ thay đổi, nhưng sẽ có những thứ không bao giờ thay đổi, đó là những giọt nước mắt, những sự động viên và tình yêu thương mà ba mẹ dành cho em. Và em, với tư cách của một người con có hiếu, sẽ biến những giọt nước mắt, những giọt mồ hôi vất vả đó, thành những tấm huy chương khác trong tương lai”, Nguyễn Thế Hoàn chia sẻ.
Vũ Thanh Trung Nam - chàng trai sinh năm 1997 được cho là người giành nhiều huy chương nhất tại các kỳ thi Olympic quốc tế |
Vũ Thanh Trung Nam - chàng trai sinh năm 1997 được cho là người giành nhiều huy chương nhất tại các kỳ thi Olympic quốc tế. Nam đoạt 3 huy chương vàng, một huy chương bạc trong bốn lần đi thi. Nam sinh cũng được nhắc tên là một trong những học sinh xuất sắc nhất trong Lễ kỷ niệm 70 năm nền giáo dục Việt Nam (1945 - 2015) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ sáu vừa qua.
Hiện tại, cựu học sinh THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là du học sinh tại Singapore.
Bí quyết thành công của Nam đến từ phương pháp độc đáo, vừa học vừa nghe nhạc. Nếu giải một bài tập trong 15-20 phút không ra kết quả, Nam sẽ xem đáp án, tìm hiểu vấn đề thật kỹ rồi rút kinh nghiệm.
Với Nam, tự học là phương pháp hiệu quả nhất. Mỗi ngày, cậu dành hơn 3 giờ đọc và làm bài tập tại nhà.
Chàng trai 18 tuổi mơ ước mình sẽ trở thành người vĩ đại trong tương lai. Nam chia sẻ: “Mình nghĩ với khả năng hiện tại, điều đó còn khá xa, nhưng sau khoảng 15, 20 năm nữa có thể mọi thứ sẽ khác”.
Hoàng Anh (tổng hợp)
Bình luận