• Zalo

5 công ty nhập khẩu thuốc kém chất lượng bị phạt nặng

Sức khỏeThứ Sáu, 22/08/2014 11:02:00 +07:00Google News

(VTC News) - 5 công ty dược nhập khẩu thuốc kém chất lượng bị phạt 500 triệu đồng, dừng tiếp nhận, xem xét hồ sơ nhập khẩu thuốc trong thời hạn 1 đến 6 tháng.

(VTC News) - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa xử phạt hàng loạt các công ty nhập khẩu thuốc kém chất lượng, mỗi công ty bị xử phạt 100 triệu đồng.


Cục Quản lý Dược còn yêu cầu các công ty này phải khắc phục hậu quả và phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện tái xuất hoặc huỷ toàn bộ lô thuốc kém chất lượng theo đúng qui định.

Cụ thể 5 công ty dược bị xử phạt theo danh sách dưới đây:

1. Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung ương 1, Chi nhánh TP.HCM (phường 14, quận 10, TP.HCM).

 
Nhập khẩu thuốc viên nén bao phim Proexen, SĐK VN-10774-10, số lô 3001, NSX 16/10/2013, do Công ty Dea Han New Pharm.co., LTD – Korea sản xuất, không đạt yêu cầu chất lượng mức độ 3 theo quy định của pháp luật.


Nhập khẩu thuốc kem bôi da Norash-20g, SĐK VN-16360-13, số lô T13016, NSX 16/8/2013, HD 15/8/2016, thuốc do Công ty Raptakos, Brett&Co. Ltd – India sản xuất.

Thuốc viên nén Atorvastatin 10mg, SĐK VN-5259-10, số lô  STA-1090, NSX 25/10/2013, HD 29/8/2016, thuốc do Công ty Santa Pharma Generix Pvt., Ltd – India sản xuất.

Thuốc bột pha tiêm Lomindus, SĐK VN-12721-11, số lô SW408X, HD 03/2016, thuốc Công ty Penta Labs Pvt. Ltd., India sản xuất. Bột pha hỗn dịch uống Markime 100, SĐK VN-13261-11, số lô M021, NSX 05/02/2014, HD 04/02/2014, thuốc do Công ty  Marksans Pharma Ltd, India sản xuất.

Thuốc viên nén bao phim Clavophynamox 625, SĐK VN-15604-12, số lô B041, NSX 23/11/2013, HSD 22/11/2015, thuốc do Công ty Flamingo Pharmaceuticals, Ltd., India sản xuất, không đạt yêu cầu chất lượng mức độ 2 theo quy định của pháp luật.


Cục Quản lý Dược đã phạt 100 triệu, đồng thời ngừng hoạt động nhập khẩu thuốc trong thời hạn một tháng. Đối với các lô thuốc đã thanh toán, giao hàng trước, công ty được phép tiếp tục nhập khẩu nhưng phải thực hiện đảm bảo chất lượng thuốc theo quy định.

Bộ Y tế yêu cầu Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung ương 1- Chi nhánh TP.HCM phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện tái xuất hoặc huỷ toàn bộ lô thuốc kém chất lượng nêu trên theo đúng quy định.

2. Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 (phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM).


Nhập khẩu thuốc Paracetamol infusion, SĐK VN-14902-12, số lô 14830318, HD 19/8/2015, do công ty Marck Biosciences sản xuất. Thuốc tiêm Union Dexamethason, SĐK VN-15114-12, số lô 3003, HD 12/9/2016, do công ty Union Korea Pharm Co.Ltd., Korea sản xuất, không đạt yêu cầu chất lượng mức độ 3 theo quy định của pháp luật.

Nhập khẩu thuốc viên nang cứng Hepnol, SĐK VN-14852-12, số lô SHA304, HD 28/11/2015  do công ty Cure Medicines (I) Pvt.Ltd - India sản xuất; thuốc Umecorn, SĐK VN-15110-13, số lô GE364, HD 16/6/2016;  số lô GE387, HD 03/07/2016;  số lô GE394, HD 06/09/2016;  số lô GE395, HD 06/9/2016;  số lô GE396, HD 09/9/2016;  số lô GE397, HD 09/9/2016;  số lô GE398, HD 10/9/2016, do công ty Umedica Laboratories, India sản xuất không đạt yêu cầu chất lượng mức độ 2 theo quy định của pháp luật.

Cục Quản lý Dược đã phạt tiền 100 triệu đồng. Đồng thời, dừng tiếp nhận, xem xét hồ sơ nhập khẩu thuốc trong thời hạn sáu tháng.

Bộ Y tế yêu cầu Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2  phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện tái xuất hoặc huỷ toàn bộ lô thuốc kém chất lượng nêu trên theo đúng quy định.

3. Công ty TNHH MTV Dược Trung ương 3 (phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, Đà Nẵng)

Nhập khẩu thuốc viên nén bao phim H.Pykotif Kit, SĐK VN-13446-11, số lô SPA401, NSX 02/12/2013, HD 01/12/2016 do công ty Cure Medicines (India) Pvt.Ltd - India sản xuất. Bột pha hỗn dịch uống Cefpodoxime proxetil 100mg, SĐK VN-12746-11, số lô P215, HD 21/5/2015; số lô P216, HD 22/5/2015, thuốc do Công ty  XL Laboratoires Pvt. Ltd, India sản xuất không đạt yêu cầu chất lượng mức độ 3 theo quy định của pháp luật.

Nhập khẩu thuốc viên nén Coldrid, SĐK VN-7254-08, số lô D30458, NSX: 05/8/2013, HD: 04/08/2017 do Công ty Medley Pharmaceuticals Ltd-India sản xuất.

Thuốc Pantosyn, SĐK VN-16068-12, số lô PS 3002, NSX 23/11/2013; số lô PS 3004, NSX 26/11/2013; số lô PS 3005, NSX 27/11/2013, HD 26/11/2015; số lô PS 3006, NSX 28/11/2013, HD 27/11/2015, thuốc do Công ty Syncom Formulations (India) Ltd sản xuất không đạt yêu cầu chất lượng mức độ 2 theo quy định của pháp luật.


Cục Quản lý Dược đã phạt công ty này 100 triệu đồng. Dừng tiếp nhận, xem xét hồ sơ nhập khẩu thuốc trong thời hạn 6 tháng. Đồng thời, Công ty TNHH MTV Dược Trung ương 3 phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện tái xuất hoặc huỷ toàn bộ lô thuốc kém chất lượng nêu trên theo đúng quy định.

4. Công ty cổ phần tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco (Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội).

Nhập khẩu thuốc viên đặt phụ khoa Kandimex, SĐK VN-13537-11, số lô VT0401, HD 19/8/2015, thuốc do công ty M/s MedEx Laboratories., India sản xuất, không đạt yêu cầu chất lượng mức độ 3 theo quy định của pháp luật.

Nhập khẩu thuốc viên nén bao phim Tricima 250, SĐK VN-11504-10, số lô STR1302, NSX 10/9/2013, HD 09/9/2016, thuốc do Công ty Celogen Pharma Pvt. Ltd. India sản xuất; thuốc bột pha tiêm Furomarksans 750 (kèm theo nước cất pha tiêm), SĐK VN-9280-09, số lô DH023001, NSX 25/06/2013, HD 24/06/2014 do công ty Marksans, Pharma Ltd-India sản xuất không đạt yêu cầu chất lượng mức độ 2 theo quy định của pháp luật.

Cục Quản lý Dược đã phạt tiền 100 triệu đồng. Dừng tiếp nhận, xem xét hồ sơ nhập khẩu thuốc trong thời hạn 6 tháng, đồng thời yêu cầu Công ty cổ phần tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện tái xuất hoặc huỷ toàn bộ lô thuốc kém chất lượng nêu trên theo đúng quy định hiện hành.

5. Công ty cổ phần  Dược - Thiết bị Y tế Đà Nẵng (quận Hải Châu, Đà Nẵng)

Nhập khẩu thuốc viên nén Mexid 625, SĐK VN-16367-13, số lô A862, NSX  19/10/2013, HD 18/10/2016; số lô A863, NSX 20/10/2013, HD 19/10/2016, thuốc do công ty Minimed Laboratories Pvt, Ltd., India sản xuất; thuốc bột pha hỗn dịch uống Miracef 100, SĐK VN-15222-12, số lô 006, NSX 06/7/2014, HD 05/7/2014, thuốc do Công ty Miracle Labs (P). Ltd., India sản xuất, không đạt yêu cầu chất lượng mức độ 3 theo quy định của pháp luật.

Nhập khẩu thuốc viên nén Nilsu, SĐK VN-12119-11, số lô SNA301, HD 08/08/2016 do công ty Cure Medicines (India) Pvt.Ltd - India sản xuất; thuốc Linmycine, SĐK VN-14897-12, số lô KV321, HD 08/10/2016; số lô KV323, HD 18/11/2016 do Công ty Umedica laboratories Pvt. Ltd., India sản xuất, không đạt yêu cầu chất lượng mức độ 2 theo quy định của pháp luật.

Cục Quản lý Dược đã xử phạt công ty này 100 triệu đồng. Dừng tiếp nhận, xem xét hồ sơ nhập khẩu thuốc trong thời hạn 6 tháng. Đồng thời yêu cầu Công ty cổ phần Dược - Thiết bị Y tế Đà Nẵng phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện tái xuất hoặc huỷ toàn bộ lô thuốc kém chất lượng nêu trên theo đúng quy định.

» 'Bảo bối' giúp phòng chống ung thư
» Hút mỡ bụng, tổng giám đốc tử vong
» Thực phẩm: nguồn kháng sinh thiên nhiên


Nam Anh

Bình luận
vtcnews.vn