5 'bóng đen' u ám sẽ bao trùm nền kinh tế thế giới năm 2015

Kinh tếThứ Ba, 18/08/2015 05:50:00 +07:00

Kinh tế thế giới 2015 bị bao phủ bởi 5 "bóng đen": Phiến quân Hồi giáo IS, chính sách tiền tệ, khủng hoảng Hy Lạp... khiến kinh tế thế giới u ám

(VTC News) - Phiến quân Hồi giáo IS, chính sách tiền tệ, khủng hoảng Hy Lạp ... là những "bóng đen" đe dọa tới nền kinh tế vẫn còn đang phục hồi của thế giới. 

1. Phiến quân Hồi giáo IS

Sự lớn mạnh của Phiến quân Hồi giáo ở khu vực Trung Đông đang là sự đe dọa không chỉ với chính trị thế giới mà còn là mối nguy hiểm cận kề với nền kinh tế thế giới khi chúng đang hoạt động tại một trong những khu vực nhiều dầu mỏ nhất hành tinh.
Phiến quân Hồi giáo IS sẽ đe dọa cả chính trị lẫn kinh tế thế giới
Phiến quân Hồi giáo IS sẽ đe dọa cả chính trị lẫn kinh tế thế giới  
Dầu mỏ cung cấp cho Phiến quân Hồi giáo IS tiềm lực tài chính mạnh mẽ để chúng có thể tha hồ "tự tung tự tác", trang bị những vũ khí quân sự cần thiết để phản kháng lại những cuộc tấn công của Mỹ hay quân đồng minh.

Ngoài ra, những phần tử khủng bố này còn đang lớn tiếng tuyên bố sẽ tấn công vào Nhà Trắng và nếu điều này thành hiện thực thì thiệt hại về kinh tế là không nhỏ, chưa kể đến việc Mỹ có thể tiêu hàng triệu USD vào việc truy quét Phiến quân IS.

2. Các chính sách tiền tệ dẫn tới sự bất ổn của các đồng tiền

Theo những thông tin hiện nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, FED có tể sẽ nâng tỷ giá trong năm nay, 2015 và các nhà đầu tư quốc tế cần theo sát những diễn biến này để đưa ra nhiều chiến lược kinh doanh phù hợp.
Nét mặt lo lắng của Thống đốc Ngân hàng Trung Ương Thổ Nhĩ Kỳ, Erdem Basci
Nét mặt lo lắng của Thống đốc Ngân hàng Trung Ương Thổ Nhĩ Kỳ, Erdem Basci 
Trong quá khứ, những lần điều chỉnh tỷ giá của Mỹ có thể dẫn tới nhiều bất ổn trên thị trường tiền tệ quốc tế, đặc biệt là đối với một số quốc gia dễ bị ảnh hưởng. Theo Business Insider, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Nga và Venezuela có thể là các "nạn nhân" của chính sách này.

Theo đó, những quốc gia sở hữu sự thâm hụt trong tài chính hay sự bất ổn về mặt chính trị và các quốc gia phụ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu, ảnh hưởng mạnh mẽ từ tỷ giá cần phải cẩn thận hơn trong năm nay.

3. Sự can thiệp quá sâu của Nga tới tình hình Ukraine


Mối quan hệ vốn dĩ đã "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" từ lâu của Nga và các nước Phương Tây sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh có vẻ như đang dần xấu đi trong thời gian qua khi Tổng thống Putin quyết định nhiều chính sách liên quan đến tình hình Ukraine.
Nga và Phương Tây đang vô cùng căng thẳng về tình hình Ukraine
Nga và Phương Tây đang vô cùng căng thẳng về tình hình Ukraine 
Và Liên minh Châu Âu (EU) cũng không thể ngồi yên mà tiếp tục Hiệp định trừng phạt dành cho Nga (vốn sẽ được dỡ bỏ trong tháng 7/2015).

Rõ ràng, Nga và Châu Âu căng thẳng sẽ dẫn tới sự bất ổn lớn về mặt tài chính quốc kế khi cả hai đều là những bạn hàng lớn của nhau và cung cấp rất nhiều nhu yếu phẩm cẩn thiết. Tuy nhiên, theo Business Insider, về lâu về dài thì Chính quyền của Tổng thống Putin có thể gặp nhiều khó khăn hơn.

2. Sự sụp đổ của Thị trường Trung Quốc

Câu chuyện về việc Trung Quốc bất ngờ chậm lại trên con đường phát triển kinh tế vốn đã được nói nhiều trong thời gian qua và không chỉ kết thúc bằng việc thị trường chứng khoán nước này sụp đổ, kéo theo hàng tỷ USD "bốc hơi" trong tài khoản của các tỷ phú.
Thị trường Trung Quốc sẽ như thế nào trong thời gian tới?
Thị trường Trung Quốc sẽ như thế nào trong thời gian tới? 
Hơn thế nữa, kinh tế Trung Quốc phát triển chậm kéo theo sự trì trệ của các nước Phương Tây khi rất nhiều nhà máy sản xuất sản phẩm của các quốc gia đặt tại Trung Quốc. Khâu đầu ra của sản phẩm tại đất nước đông dân nhất thế giới chắn chắn sẽ giảm mạnh trong tương lai.

1. Khủng hoảng tài chính Hy Lạp

Nguy cơ được cho là tiềm tàng nhất đối với nền kinh tế thế giới khi bài toán Hy Lạp không thể được giải quyết một sớm một chiều bởi các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu.
Khủng hoảng tài chính Hy Lạp tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Khủng hoảng tài chính Hy Lạp tiềm ẩn nhiều nguy cơ  
Một thành viên của Liên Minh hùng mạnh bị ảnh hưởng và các thành viên còn lại chưa thể xử trí kịp thời không những tạo ra một tiền đề không tốt mà còn mang tới những rủi ro về tài chính trong tương lai, đặc biệt là việc giữ tỷ giá đồng Euro.

Và rõ ràng, nguy cơ từ cuộc khủng hoảng này sẽ lan ra toàn cầu, kéo tụt sự phát triển kinh tế thế giới nếu Liên minh Châu Âu (EU) không thể giải quyết tận gốc và êm đẹp bài toán này.

Linh Trần (theo Business Insider)
Bình luận
vtcnews.vn