• Zalo

41 ngày tới Mỹ sẽ viện trợ vũ khí cho Ukraine thế nào?

Thời sự quốc tếThứ Tư, 04/10/2023 14:57:34 +07:00Google News
(VTC News) -

Theo các quan chức Lầu Năm Góc, họ chỉ còn khoảng 7 tỷ USD để viện trợ cho Ukraine trong 41 ngày tới.

Sputnik dẫn bức thứ của Kiểm soát viên Lầu Năm Góc Michael McCord gửi cho các nhà lập pháp Mỹ vào đầu tuần cho biết, cơ quan này chỉ còn khoảng 5,4 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine được lấy ra từ quyền rút ngân sách của Tổng thống Mỹ và 1,6 tỷ USD còn dư từ gói viện trợ 25,9 tỷ USD được Quốc hội Mỹ thông qua trước đó.

Trong bức thư ông McCord cảnh báo, Mỹ sẽ sớm cạn tiền khi Lầu Năm Góc thực hiện việc bổ sung kho vũ khí của nước này sau quá nhiều đợt viện trợ cho Ukraine.

Cảnh báo trên được đưa ra sau khi Hạ viện do đảng Cộng hòa nắm đa số thông qua một dự luật ngân sách tạm thời cho chính phủ liên bang nhằm ngăn chính phủ Mỹ đóng cửa. Tuy nhiên điều kiện của các thành viên đảng Cộng hòa là phải rút viện trợ cho Ukraine khỏi dự luật ngân sách tạm thời.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tỏ ra lo lắng và tức giận về hành động trên của đảng Cộng hòa đồng thời cho biết: “Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi không thể cho phép sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine bị gián đoạn”.

Tổng thống Mỹ Biden hối thúc Quốc hội Mỹ thông qua viện trợ mới cho Ukraine nhưng các thành viên đảng Cộng hòa không muốn điều này. (Ảnh: The New York Times)

Tổng thống Mỹ Biden hối thúc Quốc hội Mỹ thông qua viện trợ mới cho Ukraine nhưng các thành viên đảng Cộng hòa không muốn điều này. (Ảnh: The New York Times)

Ngân sách cho Ukraine “bốc hơi”

Michael Maloof, cựu nhà phân tích chính sách an ninh cấp cao tại Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói với Sputnik: “Những tuyên bố vừa qua chỉ là điều mà chính quyền của ông Biden mong muốn. Người dân Mỹ không nhất thiết phải ủng hộ cuộc chiến này bằng mọi giá. Trên hết họ không muốn chiến tranh với Nga”.

Cũng theo Maloof, ông không nghĩ viện trợ cho Ukraine sẽ bị cắt ngay lập tức mà nó sẽ giảm dần đáng kể trong 41 ngày tới.

Sự phản đối của đảng Cộng hòa đối với viện trợ Ukraine dường như đã đạt được động lực ban đầu ở đồi Capitol. Gần một nửa số thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã bỏ phiếu loại 300 triệu USD cho Ukraine khỏi dự luật chi tiêu của Lầu Năm Góc hôm 28/9.

Mặc dù số tiền này sau đó đã được phê duyệt trong một đề xuất riêng để tài trợ cho Kiev nhưng xu hướng này đã gây ra những lo ngại.

Đến ngày 30/9, cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đã đề xuất tách ngân sách 6 tỷ USD (đề xuất của Nhà Trằng là 24 tỷ USD) cho Ukraine khỏi dự luật ngân sách tạm thời cho phép chính phủ Mỹ hoạt động đến ngày 17/11.

Cuộc chiến ngân sách ở Đồi Capitol sẽ đẩy Ukraine tới tình cảnh mất đi nguồn viện trợ quâ sự lớn nhất. ((Ảnh: The New York Times)

Cuộc chiến ngân sách ở Đồi Capitol sẽ đẩy Ukraine tới tình cảnh mất đi nguồn viện trợ quâ sự lớn nhất. ((Ảnh: The New York Times)

41 ngày tới Mỹ lấy gì viện trợ cho Ukraine?

Theo Maloof, ngân sách hỗ trợ Ukraine của Lầu Năm Góc có thể sẽ sớm cạn kiệt với tốc độ “đốt đạn” của Kiev trong chiến dịch phản công. Kịch bản xấu nhất là viện trợ cho Kiev sẽ hết vào ngày 17/11.

“Từ nay đến ngày 17/11, trừ khi một dự luật ngân sách bổ sung hoặc một ủy quyền cho Lầu Năm Góc được phê duyệt, nếu không viện trợ cho Ukraine sẽ dừng lại. Thậm chí chính phủ Mỹ còn đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa nếu dự luật ngân sách mới không được thông qua”, ông Maloof phân tích.

Ngay thời điểm hiện tại các nhà phân tích vẫn chưa thể nắm bắt được chính quyền của ông Biden sẽ viện trợ cho Ukraine trong thời gian tới mà không bị gián đoạn.

Tuy nhiên ông Maloof cho rằng ngay cả khi Quốc hội Mỹ không thông qua viện trợ quân sự mới cho Ukraine thì họ vẫn sẽ có các khoản hỗ trợ nhân đạo, ngân sách cho hoạt đông này không nhiều nhưng là giải pháp tình thế.

Theo cựu nhà phân tích của Lầu Năm Góc, cả Mỹ và châu Âu dường như đã mệt mỏi với cuộc xung đột ở Ukraine. Các cuộc thăm dò vào tháng 9 chỉ ra rằng 41% số người được hỏi tin rằng Washington đang gửi quá nhiều viện trợ cho Kiev.

Khi nói đến đảng phái chính trị của họ, 62% cử tri đảng Cộng hòa cho rằng viện trợ của Mỹ cho Ukraine là quá mức, với 17% đảng viên đảng Dân chủ có cùng quan điểm. Vào tháng 7, khoảng 55% người Mỹ được hỏi cho rằng Quốc hội không nên phê duyệt thêm tài trợ cho Kiev.

Trong khi đó, ở bên kia Đại Tây Dương, cuộc bầu cử quốc hội Slovakia đã dẫn đến chiến thắng của cựu Thủ tướng Robert Fico - người từng tuyên bố sẽ dừng viện trợ quân sự cho Kiev khi tranh cử.

“Ngay cả châu Âu cũng cảm thấy đã quá đủ. Trường hợp của Slovakia có thể sẽ trở thành phát súng mở màn”, ông Maloof. Đồng thời cho rằng sự rạn nứt của châu Âu đối với viện trợ cho Ukraine sẽ ngày càng lớn trong những tháng tới khi mùa đông bắt đầu.

Trà Khánh(Nguồn: Sputnik)
Bình luận
vtcnews.vn