Theo Bộ NN&PTNT, hơn 4.000 hồ chứa thủy lợi nhỏ đang xuống cấp, có nguy cơ vỡ khi mùa mưa lũ tới.
Ông Nguyễn Văn Đệ, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An đem đến hội nghị bàn về an toàn hồ đập (diễn ra ngày 10/7 tại Hà Nội) với nhiều lo lắng trước mùa lũ. Theo ông, nhiều hồ chứa đều làm đập đất bằng thủ công, có hiện tượng xói mái đập, thấm, tràn xả lũ tạm, đường quản lý không có, không đáp ứng được yêu cầu khi có sự cố.
Trên 570 hồ ở Nghệ An do các xã, hợp tác xã quản lý, không có chuyên môn vận hành. Hầu hết các hồ đập không có hồ sơ công trình, quan trắc nước lũ, lún, xê dịch...
Ông Trần Quang Trung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa, địa phương đứng sau Nghệ An về hồ chứa nhỏ (610 hồ), cho hay, ở tỉnh này gần 590 hồ nhỏ “cơ sở dữ liệu không có gì”. Lấy chuyện trận mưa Nam Thanh-Bắc Nghệ tháng 9 năm ngoái, khiến hồ Vực Mấu (Hoàng Mai, Nghệ An) xả ngập nhiều nơi ở Hoàng Mai, ông Trung tỏ ra lo ngại cho sự an toàn hồ chứa.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng cho biết, hiện cả nước có gần 6.650 hồ chứa thủy lợi, trong đó trên 4.000 hồ đập cỡ nhỏ, do các hợp tác xã xây dựng 40-50 năm trước, phần lớn dưới 200 nghìn m3 đến dưới 1 triệu m3. Qua thời gian dài, các hồ đập trên đã xuống cấp, bị tác động thời tiết (nên kể cả hồ có chất lượng tương đối cũng có nguy cơ vỡ).
Ông Thắng cho biết, mới đây, Bộ đã lọc ra hơn 300 hồ đập cấp bách, trong đó 69 hồ đập thuộc diện cực kỳ cấp bách, và kiến nghị Thủ tướng có biện pháp đảm bảo an toàn. Thủ tướng chỉ đạo trích một khoản kinh phí, yêu cầu các bộ, địa phương rà soát kỹ các công trình, chuẩn bị sẵn để đến mùa khô tới làm.
» Xả lũ chết người, thủy lợi có thực sự lợi?
» 'Lũ chồng lũ' đe dọa miền Trung: Chống bằng cách nào?
» Tự ý tích nước, thủy điện lại gây bất an trong dân
Theo TPO
Ông Nguyễn Văn Đệ, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An đem đến hội nghị bàn về an toàn hồ đập (diễn ra ngày 10/7 tại Hà Nội) với nhiều lo lắng trước mùa lũ. Theo ông, nhiều hồ chứa đều làm đập đất bằng thủ công, có hiện tượng xói mái đập, thấm, tràn xả lũ tạm, đường quản lý không có, không đáp ứng được yêu cầu khi có sự cố.
Ảnh minh họa |
Trên 570 hồ ở Nghệ An do các xã, hợp tác xã quản lý, không có chuyên môn vận hành. Hầu hết các hồ đập không có hồ sơ công trình, quan trắc nước lũ, lún, xê dịch...
Ông Trần Quang Trung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa, địa phương đứng sau Nghệ An về hồ chứa nhỏ (610 hồ), cho hay, ở tỉnh này gần 590 hồ nhỏ “cơ sở dữ liệu không có gì”. Lấy chuyện trận mưa Nam Thanh-Bắc Nghệ tháng 9 năm ngoái, khiến hồ Vực Mấu (Hoàng Mai, Nghệ An) xả ngập nhiều nơi ở Hoàng Mai, ông Trung tỏ ra lo ngại cho sự an toàn hồ chứa.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng cho biết, hiện cả nước có gần 6.650 hồ chứa thủy lợi, trong đó trên 4.000 hồ đập cỡ nhỏ, do các hợp tác xã xây dựng 40-50 năm trước, phần lớn dưới 200 nghìn m3 đến dưới 1 triệu m3. Qua thời gian dài, các hồ đập trên đã xuống cấp, bị tác động thời tiết (nên kể cả hồ có chất lượng tương đối cũng có nguy cơ vỡ).
Ông Thắng cho biết, mới đây, Bộ đã lọc ra hơn 300 hồ đập cấp bách, trong đó 69 hồ đập thuộc diện cực kỳ cấp bách, và kiến nghị Thủ tướng có biện pháp đảm bảo an toàn. Thủ tướng chỉ đạo trích một khoản kinh phí, yêu cầu các bộ, địa phương rà soát kỹ các công trình, chuẩn bị sẵn để đến mùa khô tới làm.
» Xả lũ chết người, thủy lợi có thực sự lợi?
» 'Lũ chồng lũ' đe dọa miền Trung: Chống bằng cách nào?
» Tự ý tích nước, thủy điện lại gây bất an trong dân
Theo TPO
Bình luận