Video: 40 năm 'xuân vận' - cuộc đại di cư lớn nhất Trung Quốc
Cơ quan du lịch lớn nhất Trung Quốc Ctrip, dự đoán khoảng 400 triệu người Trung Quốc sẽ di chuyển trong nước để kỷ niệm năm mới Kỷ Hợi, trong khi 7 triệu người khác dự định tận hưởng lễ hội mùa xuân ở nước ngoài.
Ước tính 73 triệu chuyến bay sẽ được thực hiện tại Trung Quốc trong thời gian cao điểm du lịch Lễ hội mùa xuân năm nay, kéo dài từ ngày 21/1 đến ngày 1/3, tăng 12% so với năm trước, theo cơ quan quản lý hàng không dân dụng Trung Quốc.
Và Trung Quốc không phải là nơi duy nhất kỷ niệm năm mới âm lịch. Những người Hàn Quốc thường xuyên làm việc quá độ cũng tham gia vào kỳ di cư của họ, mặc dù ở quy mô nhỏ hơn.
Năm 2017, Tết âm lịch Hàn Quốc “cộng hưởng” Thế vận hội mùa đông Pyeongchang khiến việc đặt vé di chuyển trở thành một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất: 33 triệu người Hàn Quốc về nhà trong dịp tết, tất cả đổ dồn lên hệ thống tàu điện cao tốc, khiến những chiếc vé được bán hết chỉ trong thời gian tính bằng phút.
Ngoài Trung Quốc, Hàn Quốc, nhiều người châu Á khác cũng không nằm ngoài không khí hội hè. Người Singapore, Malaysia cũng có hai ngày nghỉ, trong khi người Indonesia và Thái Lan có một ngày. Tại Việt Nam, hệ thống giao thông công cộng trong những ngày giáp Tết cũng nhộn nhịp không kém những người bạn châu Á.
Không chỉ về nhà ăn Tết, đi du lịch với điểm đến gần nằm trong phạm vi châu lục cũng là một lựa chọn phổ biến, góp phần khiến số người di chuyển tăng cao. Kỳ nghỉ là thời điểm lý tưởng để thực hiện những chuyến đi ngắn này. Năm 2018, các chuyến bay từ Hong Kong tới Đài Bắc đắt hơn 14% so với tết nguyên đán năm trước, tới Bangkok đắt hơn 19%.
Nhiều người hơn bao giờ hết đang đi du lịch trên thế giới. Ngành du lịch toàn cầu đạt con số 1,4 tỉ lượt đến trước 2 năm so với dự tính (2018), tăng gần 6% so với 2017.
Bình luận