Trường THPT Anh Hùng Núp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, Gia Lai) là ngôi trường vùng xa, nằm giữa bốn bề là núi. Tại đây, việc học sinh đậu tốt nghiệp được xem là hiếm, nhưng kỳ thi ĐH vừa qua đã có trên 40 học sinh vào ĐH ở nguyện vọng 1.
Ngày “khép lép”...
Dù cận kề ngày lên đường nhập học nhưng lúc thầy cô tới nhà, Klưỡi vẫn đang miệt mài cõng gùi măng từ rừng về nhà. Klưỡi cho biết tranh thủ những ngày cuối cùng ở làng để phụ giúp cha mẹ lo cái ăn hằng ngày cho cả nhà.
Thầy Nguyễn Đình Thuận - hiệu trưởng nhà trường - cho biết trong số 10 học sinh Ba Na của trường đậu ĐH năm nay (trong số 40 em trúng tuyển ĐH) thì Klưỡi là một tấm gương về nghị lực vượt khó đầy sống động: bố mẹ đông con, ruộng vườn ít ỏi... Ba năm học cấp III đối với Klưỡi là ba năm vật lộn với nương rẫy và cái chữ. Klưỡi cho biết quãng thời gian đi học của em hầu hết là trên nương rẫy. Klưỡi là con út nhưng cũng là lao động chính, phụ giúp bố mẹ đã già yếu, anh chị đã lập gia đình.
Ông Hrenh thật thà nói từ trước đến nay người học cao nhất ở làng Kgiang cũng chỉ tới lớp 12, nên lúc cho Klưỡi đi thi ĐH ông cũng chỉ nghĩ “để cho con gái toại nguyện” chứ không mong đỗ đạt. Ngày lên đường đi thi, hai anh em Klưỡi phải chắt chiu từng đồng, mang gạo và bếp gas qua tận Đà Lạt để tự túc cho tiết kiệm chi phí.
“Em thấy sống ở làng khổ quá nên lại càng quyết tâm thi đậu bằng được, em đăng ký vào ngành công tác xã hội Trường ĐH Đà Lạt để sau này trở về làng vận động bà con thay đổi tập tục, thay đổi cuộc sống” - Klưỡi nói.
Không chỉ Klưỡi mà năm nay ở làng Kgiang cũng có một tân sinh viên Ba Na khác trúng tuyển vào ĐH. Thấy các thầy cô giáo tìm đến nhà để chúc mừng, ông Đinh Chưnh - bố Đinh Văn Hiệp, tân sinh viên của Trường ĐH Đà Lạt - dò dẫm từng bước lần ra khỏi nhà sàn nắm tay thầy giáo để cảm ơn.
“Con mình đậu thật rồi thầy giáo à, mình vui lắm, không biết sẽ nuôi con như thế nào nhưng gia đình đã chuẩn bị heo gà để làm một cái lễ “khép lép” (lễ ăn mừng) cho con cái đậu đạt, báo cáo với Yàng” - ông Chưnh giọng run run.
Và những đóa hoa
Tại phòng văn thư của nhà trường, đều đặn mỗi ngày hai ba lần thầy Thuận lại xuống để kiểm tra danh sách các trường hợp được các trường gửi giấy gọi nhập học.
“Học sinh người Kinh đậu ĐH là điều bình thường nhưng với học sinh Ba Na đó là cả một sự cố gắng vô cùng lớn mà có trực tiếp giảng dạy các em mới thấy hết - thầy Thuận nói.
Hằng năm cứ đến mùa thi là cả trường lại “xắn tay” vào hỗ trợ, tiếp sức và “làm công tác tư tưởng” cho các em khối 12 tự tin lên đường đi thi ĐH. Ngoài việc hỗ trợ thủ tục, các thầy cô thường xuyên đem câu chuyện về tấm gương học hành của các học sinh Ba Na đi trước, kết quả đậu đạt của trường hằng năm để tiếp thêm động lực cho các em tự tin lên đường đi thi”.
“Học sinh Ba Na rất đặc thù, rất hay mặc cảm về hoàn cảnh nên từ nhiều năm nay chúng tôi xếp các em vào chung một lớp để có phương pháp giảng dạy phù hợp: các em có thể học chung, ăn cơm chung và nói chuyện về ước mơ của mình một cách thoải mái nên số học sinh tại các lớp học Ba Na này học rất khá, số em đậu ĐH mỗi năm lại tăng thêm” - thầy Thuận nói.
Nghe tin Đinh Thị Klưỡi, cô học trò nghèo con ông Hrenh ở làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng), trúng tuyển vào ĐH, các thầy cô ở Trường THPT Anh Hùng Núp chạy xe máy xuống tận nhà Klưỡi để chung vui.
Đinh Thị Klưỡi bẻ măng phụ giúp gia đình |
Dù cận kề ngày lên đường nhập học nhưng lúc thầy cô tới nhà, Klưỡi vẫn đang miệt mài cõng gùi măng từ rừng về nhà. Klưỡi cho biết tranh thủ những ngày cuối cùng ở làng để phụ giúp cha mẹ lo cái ăn hằng ngày cho cả nhà.
Thầy Nguyễn Đình Thuận - hiệu trưởng nhà trường - cho biết trong số 10 học sinh Ba Na của trường đậu ĐH năm nay (trong số 40 em trúng tuyển ĐH) thì Klưỡi là một tấm gương về nghị lực vượt khó đầy sống động: bố mẹ đông con, ruộng vườn ít ỏi... Ba năm học cấp III đối với Klưỡi là ba năm vật lộn với nương rẫy và cái chữ. Klưỡi cho biết quãng thời gian đi học của em hầu hết là trên nương rẫy. Klưỡi là con út nhưng cũng là lao động chính, phụ giúp bố mẹ đã già yếu, anh chị đã lập gia đình.
Ông Hrenh thật thà nói từ trước đến nay người học cao nhất ở làng Kgiang cũng chỉ tới lớp 12, nên lúc cho Klưỡi đi thi ĐH ông cũng chỉ nghĩ “để cho con gái toại nguyện” chứ không mong đỗ đạt. Ngày lên đường đi thi, hai anh em Klưỡi phải chắt chiu từng đồng, mang gạo và bếp gas qua tận Đà Lạt để tự túc cho tiết kiệm chi phí.
“Em thấy sống ở làng khổ quá nên lại càng quyết tâm thi đậu bằng được, em đăng ký vào ngành công tác xã hội Trường ĐH Đà Lạt để sau này trở về làng vận động bà con thay đổi tập tục, thay đổi cuộc sống” - Klưỡi nói.
Không chỉ Klưỡi mà năm nay ở làng Kgiang cũng có một tân sinh viên Ba Na khác trúng tuyển vào ĐH. Thấy các thầy cô giáo tìm đến nhà để chúc mừng, ông Đinh Chưnh - bố Đinh Văn Hiệp, tân sinh viên của Trường ĐH Đà Lạt - dò dẫm từng bước lần ra khỏi nhà sàn nắm tay thầy giáo để cảm ơn.
“Con mình đậu thật rồi thầy giáo à, mình vui lắm, không biết sẽ nuôi con như thế nào nhưng gia đình đã chuẩn bị heo gà để làm một cái lễ “khép lép” (lễ ăn mừng) cho con cái đậu đạt, báo cáo với Yàng” - ông Chưnh giọng run run.
Và những đóa hoa
Tại phòng văn thư của nhà trường, đều đặn mỗi ngày hai ba lần thầy Thuận lại xuống để kiểm tra danh sách các trường hợp được các trường gửi giấy gọi nhập học.
“Học sinh người Kinh đậu ĐH là điều bình thường nhưng với học sinh Ba Na đó là cả một sự cố gắng vô cùng lớn mà có trực tiếp giảng dạy các em mới thấy hết - thầy Thuận nói.
Hằng năm cứ đến mùa thi là cả trường lại “xắn tay” vào hỗ trợ, tiếp sức và “làm công tác tư tưởng” cho các em khối 12 tự tin lên đường đi thi ĐH. Ngoài việc hỗ trợ thủ tục, các thầy cô thường xuyên đem câu chuyện về tấm gương học hành của các học sinh Ba Na đi trước, kết quả đậu đạt của trường hằng năm để tiếp thêm động lực cho các em tự tin lên đường đi thi”.
“Học sinh Ba Na rất đặc thù, rất hay mặc cảm về hoàn cảnh nên từ nhiều năm nay chúng tôi xếp các em vào chung một lớp để có phương pháp giảng dạy phù hợp: các em có thể học chung, ăn cơm chung và nói chuyện về ước mơ của mình một cách thoải mái nên số học sinh tại các lớp học Ba Na này học rất khá, số em đậu ĐH mỗi năm lại tăng thêm” - thầy Thuận nói.
Theo Thái Bá Dũng/Tuổi trẻ
Bình luận