• Zalo

4 thí sinh điểm cao vẫn trượt trường công an vì lý lịch năm 2016

Giáo dụcThứ Năm, 18/08/2016 17:16:00 +07:00Google News

Do gia đình có người bị mắc án tích nên nhiều thí sinh được điểm rất cao nhưng vẫn trượt các trường công an.

Trong đợt xét tuyển vào đại học năm 2016, các em Nguyễn Đắc Minh (Hà Nội), Nguyễn Như Quỳnh, Tô Thị Đệ (Lạng Sơn) và Trần Hương Ly (Nghệ An) dù được điểm cao nhưng vẫn trượt các trường công an do gia đình từng có người vi phạm pháp luật.

truot cong an

 Đắc Minh và mẹ. Ảnh: FBNV

Mới đây, Nguyễn Đắc Minh (sinh năm 1997, ở Bạch Đằng, Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội) gửi tâm thư đến Bộ trưởng Công an và Giám đốc Công an TP Hà Nội, trình bày về việc em không còn cơ hội vào Học viện An ninh Nhân dân vì bố bị phạt hành chính.

Thăm dò ý kiến: Liệu những thí sinh này có nên được đặc cách vào các trường công an

Nguyễn Đắc Minh cho biết, điểm xét tuyển của em là Lịch sử 9,5, Địa lý 9,5 và Ngữ văn 6,5. Em nộp hồ sơ đăng ký vào Học viện An ninh Nhân dân.

Trước đó, Minh đi khám sức khỏe, thẩm tra lý lịch. Ngày 1/8, sau khi nhận được giấy báo điểm thi, nam sinh mang đến Công an quận Hoàn Kiếm nộp thì nhận được thông báo không đủ điều kiện về lý lịch. 

Lý do từ năm 2014, bố em là ông Nguyễn Đắc Thắng, bị xử phạt hành chính do thiếu tinh thần trách nhiệm, để xảy ra hoạt động mại dâm tại cơ sở kinh doanh nghỉ trọ mà mình quản lý.

Đại Tá Hà Mạnh Hùng, Trưởng công an quận Hoàn Kiếm xác nhận trường hợp của Nguyễn Đắc Minh. Ông cho biết, khi đối chiếu hồ sơ của thí sinh, thấy không hợp lệ, công an đã thông báo với gia đình.

Em Nguyễn Như Quỳnh (xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) thi THPT quốc gia với điểm Văn 9; Lịch sử 8,5; Địa lý 9,5. Được cộng 3,5 điểm ưu tiên, Quỳnh được tổng 30,5 điểm. Nữ sinh ước mơ vào Học viện An ninh Nhân dân.

Ba nu sinh diem cao truot truong cong an hinh anh 1

Đơn cầu xét của thí sinh Quỳnh.

Tuy nhiên, sau khi nộp hồ sơ, Quỳnh nhận được thông báo từ Công an tỉnh Lạng Sơn rằng không đủ tiêu chuẩn chính trị vào ngành do án tích của bố. Trong đơn cầu xét gửi Chủ tịch nước và Bộ trưởng Công an, cô gái kể lại sự việc: Năm 1993, khi bố Quỳnh mới 25 tuổi, chưa lập gia đình, có mua một khẩu súng C.K.C.

Năm 1994, bố Quỳnh bị tạm giữ để điều tra vì công an phát hiện khẩu súng đó là đồ ăn cắp từ quân đội.

Video: Nữ cảnh sát bay người kẹp cổ 3 thanh niên côn đồ như phim hành động

Nguyen Nhu Quynh-1

Em Nguyễn Như Quỳnh 

Tòa án Bộ tư lệnh quân khu I xử bố Quỳnh 12 tháng án treo. Năm 1995, bố của nữ sinh được xóa án tích, sau đó mới lập gia đình và sinh ra Quỳnh.

Trong một trường hợp khác ở Lạng Sơn, thí sinh Tô Thị Đệ (dân tộc Tày) được 26,5 điểm với 3 môn Văn 8,25; Sử 9,25 và Địa lý 9. Cộng 3,5 điểm ưu tiên, Đệ được 30 điểm, có nguyện vọng vào Học viện Cảnh sát Nhân dân.

Quá trình làm hồ sơ, cô được công an thông báo không đủ điều kiện do thiếu trung thực trong kê khai lý lịch. Trước đó, ông nội cô từng theo Pháp nhưng gia đình không hay biết.

Ba năm liền, Đệ bền bỉ theo đuổi ước mơ được học tập, làm việc trong ngành công an nên đã thi lại và đạt kết quả cao sau hai lần trượt. 

Tại Nghệ An, nữ sinh Trần Hương Ly (sinh năm 1997, nguyên học sinh lớp 12A8, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng) không được xét hồ sơ vì án tích của mẹ. Mẹ nữ sinh là Hoàng Thị Ngân, bị xử tù treo về tội sản xuất hàng giả, sau đó đã được xóa án tích.

Trong kỳ thi THPT quốc gia, Ly đạt điểm Toán: 9; Tiếng Anh: 9,5; Ngữ văn 7,5. Tính cả điểm ưu tiên, em đạt 26,5 điểm.

Ba nu sinh diem cao truot truong cong an hinh anh 2

Thí sinh Trần Hương Ly và mẹ. Ảnh: P.H.

Trong đơn cầu xét, thí sinh Như Quỳnh viết: “Cháu vẫn hy vọng vì cháu được biết năm 2015, vẫn có những trường hợp được đặc cách. Như anh Nguyễn Đức Ngà (xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An), kết quả thi được 29 điểm, bố từng có án tích. Chị Bùi Kiều Nhi (xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình), đạt 29 điểm, cũng có bố từng bị án treo”.

Những trường hợp gửi tâm thư tạo ra hai luồng dư luận. Một số người cho rằng, việc xét tiêu chuẩn chính trị, gia cảnh làm mất đi cơ hội của nhiều thí sinh, trong khi quy định "cha làm con chịu" đã lỗi thời. Nhiều ý kiến khác nêu quan điểm không nên đặc cách vì sẽ tạo tiền lệ, phá vỡ quy định của ngành.

hoc vien an ninh nhan dan-20

 

GS.TS Nguyễn Xuân Yêm – Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân cho biết: Theo quy định của Bộ Công an, dù bố, mẹ thí sinh đã được xóa án tích, con vẫn không được tuyển dụng vào ngành. Trường hợp thí sinh được đặc cách phải có ý kiến từ lãnh đạo Bộ Công an.

Đại diện phía công an Nghệ An và Lạng Sơn cũng cho hay: Khi đối chiếu quy định tuyển sinh vào trường công an, hồ sơ của thí sinh không hợp lệ, đã được trả về và thông báo với gia đình. Đây là việc làm khách quan, chặt chẽ, đúng quy định, chứ không có chuyện gây khó dễ cho các em. Nếu thí sinh viết đơn hay có nguyện vọng, công an tỉnh sẽ báo cáo Bộ Công an xem xét.

Trước đó, thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị (Bộ Công an) khẳng định: Công an là ngành đặc thù, là lực lượng đảm bảo an ninh quốc gia, nên phải tuyệt đối trung thành. Thông tư quy định tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân ban hành từ năm 2012, qua nhiều năm thực hiện chưa thấy phản ánh bất cập. Mỗi ngành nghề có quy định về tiêu chuẩn khác nhau, khi thí sinh chấp nhận vào ngành thì phải tuân thủ quy định của ngành đó.

Cũng theo thiếu tướng Cẩn, tuyển sinh vào các trường công an thực chất là tuyển dụng. Học viên được phát quần áo và coi như được biên chế trong lực lượng công an nhân dân, ra trường được bố trí việc làm. Vì vậy, mọi tiêu chí phải chặt chẽ, đảm bảo lựa chọn được đúng người để phát triển lực lượng, bảo vệ đất nước.

Minh Đức (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn