(VTC News) - Olivia de Havilland của 'Cuốn theo chiều gió' là một trong những nữ minh tinh truyền cảm hứng nhất mọi thời đại vì những đóng góp cộng đồng.
Rất nhiều các ngôi sao nữ hàng đầu Hollywood ngày nay được ca tụng vì những thành tựu mang tính cộng đồng. Emma Watson trở thành Đại sứ thiện chí Liên Hiêp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hay Angelina Jolie vinh dự nhận giải Oscar nhân đạo cho những cống hiến của mình cho xã hội là những ví dụ điển hình về những người đã tận dụng sự nổi tiếng của mình cho một mục đích tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, trước khi giới truyền thông hoạt động mạnh mẽ như hiện nay, đã có nhiều nữ minh tinh của thời kỳ trước đã đấu tranh vì nữ quyền và truyền cảm hứng về sự nhân đạo cho các thế hệ sau này.
Thật bất ngờ, trong danh sách ấy không có những cái tên đã quá quen thuộc như Audrey Hepburn hay Marilyn Monroe.
Katharine Hepburn
Với bốn giải thưởng viện hàn lâm điện ảnh Hoa Kỳ, Katharine Hepburn đã có những đóng góp quan trọng cho ngành điện ảnh Mỹ.
Ngoài những vai chính vô cùng thành công trong The Philadelphia Story (1940), Guess Who's Coming to Dinner (1967), bà còn được biết đến như một biểu tượng của nữ quyền.
Katharine là một người hoạt động mạnh mẽ trong phong trào đòi quyền sinh sản cho phụ nữ từ những năm 40. Bà đã viết rất nhiều thư kêu gọi gây quỹ ủng hộ cho nhiều tổ chức ủng hộ phụ nữ được quyền phá thai ngoài ý muốn.
Anna May Wong
Từ trước khi những ngôi sao của nền điện ảnh Hoa ngữ Phạm Băng Băng, Lý Băng Băng, Chương Tử Di, Dương Tử Quỳnh, Lucy Liu, … tung hoành trên màn ảnh phương Tây, Anna May Wong là nữ diễn viên Châu Á đầu tiên có thành công được ghi nhận tại Hollywood với bộ phim Shanghai Express (1932).
Là một người Mỹ gốc Hoa, trong suốt sự nghiệp của mình, Anna đã không ngừng đấu tranh chống lại nạn kỳ thị chủng tộc trong ngành công nghiệp giải trí. Vào thời đó, một quy tắc kiểm duyệt nổi tiếng - The Hays Code đã cấm những nữ diễn viên da vàng không được đóng vai tình cảm với một diễn viên nam người da trắng.
Chính vì thế, Anna đã mất đi cơ hội được đóng vai chính trong bộ phim The Good Earth (1937) vào tay một nữ diễn viên người Đức, trong khi vai diễn này nói về một phụ nữ làm nông người Hoa.
Cô nổi tiếng vì đã phản đối rất mạnh mẽ những điều thiếu công bằng trong quy tắc kiểm duyệt Hays, đặt tiền đề và dọn đường cho những nữ diễn viên Hoa ngữ sau này dễ dàng được chấp nhận và từ đó có những thành công tại một nền giải trí nổi tiếng về sự khốc liệt như Hoa Kỳ.
Phía sau màn ảnh, cô chung tay cùng nhiều nghệ sỹ nỗ lực cứu trợ trong Thế chiến II, tham gia các buổi biểu diễn cho binh lính Hoa Kỳ và các nước đồng minh. Cô cũng hiến tặng phần lớn tài sản của mình cho những đồng hương người Hoa tị nạn tại Mỹ sau chiến tranh.
Ruby Dee
Nữ diễn viên da màu huyền thoại này được ví như một viên ngọc tuyệt đẹp mà ánh sáng của nó vượt ra khỏi phạm vi sân khấu.
Bên cạnh công việc của một nữ diễn viên kịch và phim có nhiều vai diễn nặng ký với nội dung xoay quanh cuộc sống vất vả của những người Mỹ gốc Phi trong thời kỳ nô lệ, cô còn là một nhà hoạt động thẳng thắn trong phong trào nhân quyền.
Sự đấu tranh không ngừng nghỉ chống nạn kỳ thị chủng tộc của bà cũng truyền cảm hứng cho đạo diễn Spike Lee (người từng đoạt giải thưởng Gish cho tài năng và lòng dũng cảm của ông trong việc sử dụng điện ảnh để thách thức những suy nghĩ thông thường) làm nên những tác phẩm hiện thực xuất sắc.
Olivia de Havilland
Nữ diễn viên của Cuốn theo chiều gió được nhắc đến như một nữ minh tinh đại diện cho phong trào nữ quyền trong nền điện ảnh Hoa Kỳ.
Giới phê bình đánh giá bà là một trong những người làm nên lịch sử Hollywood, nhưng ‘lịch sử’ ấy không thuộc về những vai diễn thành công, hay hai giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, mà là một vụ kiên.
Khi bị ‘ông lớn’ Warner Bros. liên tục kéo dài hợp đồng độc quyền, như một hình thức ‘trừng phạt’ vì bà đã liên tục từ chối khi được giao những vai diễn nhàm chán và dở tệ, Olivia đã đâm đơn kiện hãng này và thắng kiện.
Đây có thể coi là một sự kiện mang tính bước ngoặt không chỉ trong lịch sử nền điện ảnh Mỹ mà còn trong lĩnh vực pháp lý.
Chiến thắng của Olivia (sau này được lập pháp thành 'Đạo luật Havilland') đã làm giảm sức mạnh chi phối quá lớn của các hãng phim thời bấy giờ, tạo tiền đề cho những đấu tranh đòi công bằng cho nghệ sỹ, cho phép họ có thể tự do sáng tạo và thể hiện mình.
Trung Ngạn
Angelina Jolie rạng rỡ khi nhận giải thưởng Oscar nhân đạo. |
Thật bất ngờ, trong danh sách ấy không có những cái tên đã quá quen thuộc như Audrey Hepburn hay Marilyn Monroe.
Katharine Hepburn
Với bốn giải thưởng viện hàn lâm điện ảnh Hoa Kỳ, Katharine Hepburn đã có những đóng góp quan trọng cho ngành điện ảnh Mỹ.
Anna May Wong
Từ trước khi những ngôi sao của nền điện ảnh Hoa ngữ Phạm Băng Băng, Lý Băng Băng, Chương Tử Di, Dương Tử Quỳnh, Lucy Liu, … tung hoành trên màn ảnh phương Tây, Anna May Wong là nữ diễn viên Châu Á đầu tiên có thành công được ghi nhận tại Hollywood với bộ phim Shanghai Express (1932).
Chính vì thế, Anna đã mất đi cơ hội được đóng vai chính trong bộ phim The Good Earth (1937) vào tay một nữ diễn viên người Đức, trong khi vai diễn này nói về một phụ nữ làm nông người Hoa.
Phía sau màn ảnh, cô chung tay cùng nhiều nghệ sỹ nỗ lực cứu trợ trong Thế chiến II, tham gia các buổi biểu diễn cho binh lính Hoa Kỳ và các nước đồng minh. Cô cũng hiến tặng phần lớn tài sản của mình cho những đồng hương người Hoa tị nạn tại Mỹ sau chiến tranh.
Ruby Dee
Nữ diễn viên da màu huyền thoại này được ví như một viên ngọc tuyệt đẹp mà ánh sáng của nó vượt ra khỏi phạm vi sân khấu.
Olivia de Havilland
Nữ diễn viên của Cuốn theo chiều gió được nhắc đến như một nữ minh tinh đại diện cho phong trào nữ quyền trong nền điện ảnh Hoa Kỳ.
Giới phê bình đánh giá bà là một trong những người làm nên lịch sử Hollywood, nhưng ‘lịch sử’ ấy không thuộc về những vai diễn thành công, hay hai giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, mà là một vụ kiên.
Đây có thể coi là một sự kiện mang tính bước ngoặt không chỉ trong lịch sử nền điện ảnh Mỹ mà còn trong lĩnh vực pháp lý.
Trung Ngạn
Bình luận