Nhìn lại những điều chưa đạt của mùa đầu Giọng hát Việt nhí khiến chương trình mất điểm trong mắt khán giả.
Với format mới, lạ, đầu tư công phu, hoành tráng, Giọng hát Việt nhí đã nhanh chóng tạo cơn sốt và vượt qua sức nóng của các cuộc thi âm nhạc nói chung và các cuộc thi dành cho thiếu nhi nói riêng. T
uy nhiên bên cạnh những thành công trông thấy, Giọng hát Việt nhí còn tồn tại những hạt sạn cần được thay đổi trong mùa thi này.
Sự khan hiếm các ca khúc thiếu nhi
Là một sân chơi âm nhạc dành cho đối tượng là các em nhỏ nhưng dường như những ca khúc được chọn trình bày lại không phù hợp với tên cuộc thi. Ngay từ vòng Giấu mặt, một số em lại chọn hát ca khúc tiếng Anh, thậm chí là tiếng Ý, tiếng Pháp.
Sang các vòng sau, hầu như đêm thi nào cũng có ca khúc nước ngoài, có khi số ca khúc nhạc ngoại chiếm đến 2/3 tổng số tiết mục đêm thi.
Nếu các bài hát tiếng Anh như I will always love you, Marry you, Tomorrow, Wannabe … không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi thì ngay chính cả những ca khúc tiếng Việt cũng khiến người xem ngạc nhiên không kém: Biển nhớ, Mưa hồng, Thu cạn …
Chính những huấn luyện viên cũng chọn cho các thí sinh những bài vừa khó hát, vừa khó cảm như: Gánh hàng rau, Vết chân tròn trên cát, Sóng tình, Hồ trên núi, … khiến khán giả cảm thấy mệt mỏi xem các thí sinh gồng mình làm người lớn trong những ca khúc mà có thể các em còn chưa hiểu hết ý nghĩa.
Những ca khúc như thế thì các em chỉ có thể chú ý vào khoe giọng, ngân rung, hát cho tròn vành, rõ chữ … mà không có cảm xúc, tinh thần đúng với ca khúc.
Khán giả đang trông chờ nhiều ở một mùa giải thứ 2 với nhiều đất dành cho nhạc thiếu nhi hơn để không phải lầm lẫn Giọng hát Việt “nhí” với “trưởng thành” nữa.
Bộ tứ giám khảo và MC
Ở mùa 1, Hiền Thục và Lưu Hương Giang từng bị cho là gợi cảm không đúng chỗ. Ngồi ghế nóng một sân chơi âm nhạc dành cho trẻ em nhưng hai nữ giám khảo thường diện những trang phục khoét sâu táo bạo hoàn toàn không phù hợp.
Biệt danh “Nữ hoàng khóc nhè” đặt cho Hiền Thục vì những khán giả trung thành vốn hiểu sự nhạy cảm, dễ rung động của cô, nhưng phần lớn khán giả truyền hình lại chỉ trích Hiền Thục “diễn” và lạm dụng nước mắt.
Đôi vợ chồng Lưu Hương Giang – Hồ Hoài Anh cũng không gây nhiều thiện cảm từ khán giả. Mới đây, khi tin tức cả hai sẽ tiếp tục vị trí huấn luyện viên cho Giọng hát Việt nhí mùa hai đã khiến nhiều cư dân mạng không hài lòng.
Nếu như Hồ Hoài Anh thông minh trong những nhận xét, đánh giá ngắn gọn, hiểu tâm lý thì Lưu Hương Giang thường vướng lỗi văn ngôn dài dòng, loạng quạng dễ xa rời nội dung trọng tâm, diễn ngôn chưa biểu cảm thu hút người xem để thể hiện một người phụ nữ hiểu sâu sắc tâm lý trẻ em.
Năm ngoái, với độ tuổi không còn trẻ trung, Thanh Thảo vẫn được chọn làm MC gặp gỡ các thí sinh trước các phần trình diễn. Nữ ca sĩ thường xuyên có những hành động, cử chỉ “cưa sừng làm nghé”, lời dẫn lạc điệu, kém duyên.
Bên cạnh những thành công nhất định của MC Trấn Thành tại cuộc thi, đôi khi anh vẫn khiến người xem thấy phản cảm những lúc nhại giọng, bông đùa, nhận xét thiếu tế nhị với các em nhỏ.
Quảng cáo, PR quá nhiều và lộ liễu
Hiện nay, không có chương trình truyền hình thực tế nào lại không có những phần quảng cáo hoặc PR cho nhà tài trợ, nhất là đối với một chương trình có rating 11 chấm như Giọng hát Việt nhí. Tuy nhiên, thời lượng quảng cáo quá dài và việc PR lộ liễu sẽ khiến người xem mệt mỏi, khó chịu.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của logo, hình ảnh của hai nhãn hàng tài trợ chính The Voice Kids với tần suất quá dày đặc từ trường quay đến màn ảnh nhỏ khiến khán giả không khỏi khó chịu, thậm chí nhiều lần những logo, hình ảnh này che luôn cả phần mã số bình chọn cho các em.
Giữa chương trình là những màn quảng cáo dài đăng đẵng và nhà đài lại tiếp tục ưu tiên quảng cáo cho sản phẩm của hai nhãn hàng này như một kiểu “tra tấn” người xem chính hiệu.
Nhật kí 'Tôi đưa con đi thi The Voice Kids' gây xôn xao
Khi chương trình đang ở đỉnh cao của độ phủ sóng thì bất ngờ những dòng tâm sự chân thật của anh Lương Quốc Thái, bố bé Thùy Mai trong đội Thanh Bùi được đăng tải thu hút sự theo dõi của đông đảo cư dân mạng.
Những dòng ghi chép chân thực từ một người làm cha với cảm giác sung sướng khi con gái được trúng tuyển ở những vòng đầu tiên đến sự lo lắng trong suốt quá trình con đi thi được hiện lên rất cụ thể trong lời kể này.
Trong nhật kí, anh Thái còn đề cập đến những mảng tối phía sau cuộc thi: Bậc cha mẹ phải tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc để con được theo đuổi cuộc thi; chương trình không có định hướng âm nhạc rõ ràng cho các thí sinh, thậm chí là các em lọt top, ban tổ chức vô tâm “không hề có một động thái dù là chia tay, động viên khích lệ chứ nói gì đến quà lưu niệm hay logo của chương trình” ,..
Những lời chia sẻ phần nào cho thấy được những câu chuyện đằng sau sự thành công của một chương trình truyền hình thực tế nhưng cũng chỉ ra những thiếu sót mà The Voice Kids cần phải khắc phục để trở thành một show truyền hình uy tín, vừa có tỷ lệ người xem truyền hình cao mà vẫn tạo được sự thiện cảm từ các em nhỏ và phụ huynh nếu muốn kéo dài thêm các mùa khác tiếp sau.
Theo 2Sao
Với format mới, lạ, đầu tư công phu, hoành tráng, Giọng hát Việt nhí đã nhanh chóng tạo cơn sốt và vượt qua sức nóng của các cuộc thi âm nhạc nói chung và các cuộc thi dành cho thiếu nhi nói riêng. T
uy nhiên bên cạnh những thành công trông thấy, Giọng hát Việt nhí còn tồn tại những hạt sạn cần được thay đổi trong mùa thi này.
Sự khan hiếm các ca khúc thiếu nhi
Là một sân chơi âm nhạc dành cho đối tượng là các em nhỏ nhưng dường như những ca khúc được chọn trình bày lại không phù hợp với tên cuộc thi. Ngay từ vòng Giấu mặt, một số em lại chọn hát ca khúc tiếng Anh, thậm chí là tiếng Ý, tiếng Pháp.
Sang các vòng sau, hầu như đêm thi nào cũng có ca khúc nước ngoài, có khi số ca khúc nhạc ngoại chiếm đến 2/3 tổng số tiết mục đêm thi.
Nếu các bài hát tiếng Anh như I will always love you, Marry you, Tomorrow, Wannabe … không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi thì ngay chính cả những ca khúc tiếng Việt cũng khiến người xem ngạc nhiên không kém: Biển nhớ, Mưa hồng, Thu cạn …
Bé Cao Khánh gồng mình thể hiện sự chững chạc của anh bộ đội để hát một ca khúc quá sức về mọi mặt |
Những ca khúc như thế thì các em chỉ có thể chú ý vào khoe giọng, ngân rung, hát cho tròn vành, rõ chữ … mà không có cảm xúc, tinh thần đúng với ca khúc.
Khán giả đang trông chờ nhiều ở một mùa giải thứ 2 với nhiều đất dành cho nhạc thiếu nhi hơn để không phải lầm lẫn Giọng hát Việt “nhí” với “trưởng thành” nữa.
Bộ tứ giám khảo và MC
Ở mùa 1, Hiền Thục và Lưu Hương Giang từng bị cho là gợi cảm không đúng chỗ. Ngồi ghế nóng một sân chơi âm nhạc dành cho trẻ em nhưng hai nữ giám khảo thường diện những trang phục khoét sâu táo bạo hoàn toàn không phù hợp.
Biệt danh “Nữ hoàng khóc nhè” đặt cho Hiền Thục vì những khán giả trung thành vốn hiểu sự nhạy cảm, dễ rung động của cô, nhưng phần lớn khán giả truyền hình lại chỉ trích Hiền Thục “diễn” và lạm dụng nước mắt.
Lưu Hương Giang đội vương miện không liên quan đến trang phục. |
Hiền Thục bị chỉ trích khóc quá nhiều. |
Nếu như Hồ Hoài Anh thông minh trong những nhận xét, đánh giá ngắn gọn, hiểu tâm lý thì Lưu Hương Giang thường vướng lỗi văn ngôn dài dòng, loạng quạng dễ xa rời nội dung trọng tâm, diễn ngôn chưa biểu cảm thu hút người xem để thể hiện một người phụ nữ hiểu sâu sắc tâm lý trẻ em.
Vợ chồng Hồ Hoài Anh không chiếm được nhiều thiện cảm từ khán giả |
Bên cạnh những thành công nhất định của MC Trấn Thành tại cuộc thi, đôi khi anh vẫn khiến người xem thấy phản cảm những lúc nhại giọng, bông đùa, nhận xét thiếu tế nhị với các em nhỏ.
MC Thanh Thảo “cưa sừng làm nghé” dù không còn trẻ trung |
Quảng cáo, PR quá nhiều và lộ liễu
Hiện nay, không có chương trình truyền hình thực tế nào lại không có những phần quảng cáo hoặc PR cho nhà tài trợ, nhất là đối với một chương trình có rating 11 chấm như Giọng hát Việt nhí. Tuy nhiên, thời lượng quảng cáo quá dài và việc PR lộ liễu sẽ khiến người xem mệt mỏi, khó chịu.
Tuy mức giá cao vời vợi, các đơn vị quảng cáo vẫn “đổ xô” vào Giọng hát Việt nhí |
Tuy nhiên, sự xuất hiện của logo, hình ảnh của hai nhãn hàng tài trợ chính The Voice Kids với tần suất quá dày đặc từ trường quay đến màn ảnh nhỏ khiến khán giả không khỏi khó chịu, thậm chí nhiều lần những logo, hình ảnh này che luôn cả phần mã số bình chọn cho các em.
Giữa chương trình là những màn quảng cáo dài đăng đẵng và nhà đài lại tiếp tục ưu tiên quảng cáo cho sản phẩm của hai nhãn hàng này như một kiểu “tra tấn” người xem chính hiệu.
Nhật kí 'Tôi đưa con đi thi The Voice Kids' gây xôn xao
Khi chương trình đang ở đỉnh cao của độ phủ sóng thì bất ngờ những dòng tâm sự chân thật của anh Lương Quốc Thái, bố bé Thùy Mai trong đội Thanh Bùi được đăng tải thu hút sự theo dõi của đông đảo cư dân mạng.
Trong nhật kí, anh Thái còn đề cập đến những mảng tối phía sau cuộc thi: Bậc cha mẹ phải tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc để con được theo đuổi cuộc thi; chương trình không có định hướng âm nhạc rõ ràng cho các thí sinh, thậm chí là các em lọt top, ban tổ chức vô tâm “không hề có một động thái dù là chia tay, động viên khích lệ chứ nói gì đến quà lưu niệm hay logo của chương trình” ,..
Những lời chia sẻ phần nào cho thấy được những câu chuyện đằng sau sự thành công của một chương trình truyền hình thực tế nhưng cũng chỉ ra những thiếu sót mà The Voice Kids cần phải khắc phục để trở thành một show truyền hình uy tín, vừa có tỷ lệ người xem truyền hình cao mà vẫn tạo được sự thiện cảm từ các em nhỏ và phụ huynh nếu muốn kéo dài thêm các mùa khác tiếp sau.
Theo 2Sao
Bình luận